Với gần 20 năm phát triển, phần mềm này được xem là lựa chọn dọn dẹp hoàn hảo nhất cho Windows
Sau ngần ấy năm, phần mềm này vẫn được người dùng tin tưởng và sử dụng rất nhiều.
Nếu nói đến phần mềm dọn dẹp máy tính thì có thể bạn nghĩ ngay đến CCleaner. Tuy nhiên, sau sự cố dính malware thì uy tín của CCleaner phần nào cũng giảm sút nơi người dùng. Mặc dù bản thân Windows cũng được trang bị các tùy chọn dọn dẹp, nhưng nó lại được sắp xếp nằm ở nơi ít được biết đến trừ khi bạn có tham khảo sâu vào hệ thống. Do đó, nếu bạn muốn tìm một lựa chọn thay thế Ccleaner thì Clean Space chính là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Được ra mắt từ năm 2002, Clean Space cho đến thời điểm hiện tại vẫn được tiếp tục phát triển và được sử dụng khá nhiều trên thế giới. Do khá “am hiểu” Windows nên Clean Space có thể tìm và dọn dẹp sạch sẽ mọi ngóc ngách Windows, qua đó tối ưu lại không gian lưu trữ cho người dùng, làm giảm tải cho hệ thống. Nếu bạn quan tâm, sau đây sẽ là hướng dẫn cài đặt và sử dụng Clean Space.
Cách cài đặt và sử dụng Clean Space trên Windows
Để bắt đầu, bạn hãy truy cập vào địa chỉ này để tải về phiên bản mới nhất của Clean Space.
Đầu tiên sẽ là phần lựa chọn ngôn ngữ, rất tiếc là phần mềm này không hỗ trợ tiếng Việt.
Video đang HOT
Quá trình cài đặt Clean Space trên Windows cũng khá đơn giản và không có kèm theo các phần mềm rác như Ccleaner.
Lần đầu tiên sử dụng, Clean Space sẽ yêu cầu bạn cấp quyền admin khi khởi chạy để có thể truy xuất thêm các tập tin trong hệ thống. Bạn hãy nhấn “Run as admin”.
Ngay ở giao diện chính, Clean Space sẽ tiến hành “đo đạc” tất cả các dữ liệu.
Quá trình này sẽ yêu cầu bạn đóng tất cả các ứng dụng, phần mềm đang chạy. [anh 8]
Khi quá trình quét kết thúc, Clean Space sẽ cho bạn biết được dung lượng có thể giải phóng sau khi tiến hành dọn dẹp.
Để xem các dữ liệu rác bao gồm những gì, bạn hãy nhấn vào Details, bạn sẽ có thông tin chi tiết hơn về dung lượng giải phóng được cho từng ứng dụng.
Nếu muốn xem chi tiết hơn, bạn hãy vào con số bên cạnh thùng rác để xem các dữ liệu rác này là gì.
Khi đã xem xét xong, nếu muốn xóa chúng, bạn hãy quay lại giao diện chính của phần mềm và nhấn Delete. Quá trình dọn dẹp sẽ bắt đầu.
Khá tuyệt phải không? Hi vọng phần mềm này sẽ làm bạn hài lòng.
McAfee có lỗ hổng cho phép hacker chạy code chiếm quyền hệ thống Windows
Trellix (tên mới của McAfee Enterprise) vừa vá một lỗ hổng nghiêm trọng trên phần mềm McAfee Agent dành cho Windows, cho phép tin tặc chiếm quyền hệ thống Windows và thực thi mã độc.
McAfee Agent là một thành phần phía máy khách (client-side) của McAfee ePolicy Orchestrator. Phần mềm này có nhiệm vụ tải xuống và thực thi các chính sách điểm cuối (endpoint) và triển khai chữ ký chống virus, nâng cấp, vá các sản phẩm mới trên endpoint của doanh nghiệp.
Được tìm ra bởi nhà phân tích bảo mật Will Dormann (đến từ CERT/CC - Trung tâm Điều phối nhóm ứng phó khẩn cấp máy tính, trực thuộc Viện Kỹ thuật phần mềm Mỹ), lỗ hổng được đánh giá là nghiêm trọng và được theo dõi dưới mã CVE-2022-0166. Sau khi khai thác thành công, tin tặc có thể thực thi các phần mềm độc hại nhưng vẫn không bị phát hiện.
Lỗ hổng bảo mật LPE được tìm thấy trên McAfee Agent
Thông thường, các lỗ hổng dạng LPE sẽ được khai thác trong giai đoạn sau của các cuộc tấn công, giúp mã độc có thể xâm nhập sâu vào trong hệ thống nạn nhân và thi hành mã độc với đặc quyền NT AUTHORITY\SYSTEM - vốn chỉ được sử dụng bởi hệ điều hành và các dịch vụ có sẵn được Microsoft tích hợp.
Lỗ hổng đã được nhà phát hành khắc phục với bản cập nhật McAfee Agent 5.7.5, được phát hành hôm 18.1 vừa qua. Với các phiên bản cũ hơn, nguy cơ bị tấn công là rất cao, do đó McAfee khuyến khích người dùng bản cũ hãy nâng cấp ngay khi có thể.
Từng có rất nhiều lỗ hổng bảo mật được tìm ra trên McAfee
Theo thống kê của Bleeping Computer, đây không phải là lần đầu tiên một lỗ hổng nghiêm trọng trên sản phẩm bảo mật Windows của McAfee được tìm thấy.
Tháng 9.2021, một lỗ hổng LPE (mã CVE-2020-7315, cho phép tin tặc thực thi mã độc và vô hiệu hóa trình diệt virus) đã được nhà nghiên cứu Clement Notin đến từ công ty bảo mật Tenable phát hiện ra.
Trước đó, một lỗ hổng bảo mật LPE khác cho phép hacker thực thi mã độc bằng tài khoản hệ thống đã được tìm thấy. Lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả các phần mềm chống virus dành cho Windows của McAfee trong thời điểm cuối năm 2019, bao gồm Total Protection, Anti-virus Plus và Internet Security.
Phần mềm độc hại Android đánh cắp dữ liệu và ẩn mọi dấu vết Phần mềm độc hại Android được gọi là BRATA vừa được cập nhật các tính năng mới nguy hiểm, bao gồm theo dõi GPS, khả năng sử dụng nhiều kênh liên lạc và đặt lại thiết bị để xóa mọi dấu vết của hoạt động độc hại. Theo Gadgettendency, phần mềm độc hại BRATA lần đầu tiên được Kaspersky Lab phát hiện vào...