Với 4 câu nói đơn giản mà hiệu quả này, mẹ sẽ chẳng phải lo con không hòa nhập trong những ngày học đầu tiên
Một trong những băn khoăn lớn nhất của bố mẹ có con bắt đầu đi học chính là làm sao để con nhanh chóng hòa nhập và bắt nhịp với môi trường học đường.
Vào lớp 1 là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Rõ ràng mọi ông bố bà mẹ đều biết điều này nhưng không phải ai cũng biết cách giúp con hòa nhập trường lớp, đặc biệt là phụ huynh trẻ hoặc lần đầu tiên có con đi học. Vì vậy, khi mà năm học mới đã rục rịch bắt đầu thì bố mẹ hãy tự trang bị cho mình những cách này để đồng hành cùng con nhé!
“Con cảm thấy thế nào?”
Nói cách khác, bố mẹ nên trò chuyện thật nhiều với trẻ. Đây tưởng như là việc đơn giản nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn lao với mỗi đứa trẻ. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng học xong mẫu giáo thì lên lớp 1 như một lẽ thường tình nên quên mất rằng trẻ cũng có suy nghĩ và cảm nhận riêng về sự kiện này. Thực ra, bản thân trẻ đã lo lắng không ít.
Những câu hỏi rất đơn giản như: “Con cảm thấy thế nào?”, “Con thấy sách vở mới có thích không?”, “Con thấy trường học mới như thế nào?”… sẽ khá hữu hiệu trong việc gợi mở chia sẻ của trẻ. Việc nói chuyện với bố mẹ sẽ giúp trẻ giải tỏa bớt sự lo lắng đang đè nặng trong tâm trí.
Hãy nói chuyện nhiều hơn với trẻ. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên giải thích cho trẻ hiểu, trẻ đã đến tuổi đi học. Ở trường sẽ có rất nhiều bạn và đồ chơi, con có thể chơi cùng các bạn,… Trong lúc trò chuyện, bố mẹ hãy nhắc đến việc học với những điều thú vị đẻ trẻ cảm thấy thích thú việc đến trường chứ không phải là sợ hãi.
“Mẹ con mình cùng quyết tâm không đi học muộn nhé!”
Có một thực tế mà ai cũng phải công nhận rằng chẳng có đứa trẻ nào thích bị khiển trách cả. Điều này lại càng đúng với những bạn nhỏ mới đi học. Nếu cứ thường xuyên bị nhắc nhở trước cả lớp thì trẻ sẽ dễ sinh cảm giác chán nản hoặc bạn bè không thích chơi cùng vì “bạn đó lúc nào cũng bị cô giáo nhắc”. Vì vậy mà không chỉ riêng đi học muộn, có rất nhiều việc bố mẹ cần chú ý để con không bị nhắc nhở.
Video đang HOT
Để làm được điều này thì bố mẹ cần phải kiên trì thay đổi thói quen của trẻ. Nếu như khi còn đi học mẫu giáo, trẻ dậy muộn một chút cũng chẳng sao, trẻ không tập viết chữ cũng không có gì to tát thì lúc trẻ bắt đầu đi học lớp 1, đây hoàn toàn là những việc phải thực hiện nghiêm chỉnh. Một gợi ý khá hữu ích cho bố mẹ chính là cùng trẻ xây dựng và thực hiện thời gian biểu.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên từ việc đang được tự do bỗng chốc bị cho vào “khuôn khổ” chưa bao giờ là điều dễ dàng với cả người lớn chứ đừng nói trẻ con. Nên hãy sử dụng một vài “chiêu trò” thỏa thuận để kích thích sự cố gắng của trẻ. Chẳng hạn trẻ sẽ được đi chơi nếu ngủ và thức dậy đúng giờ trong một tuần liền hoặc điểm 10 môn tập viết được đổi bằng một món đồ chơi yêu thích…
“Đừng lo, bố mẹ sẽ đón con sau khi tan học”
(Ảnh minh họa)
Ngày nay các trường tiểu học có dịch vụ đưa đón học sinh tận nhà nên nhiều bố mẹ thường ỷ lại. Thế nhưng trong giai đoạn đầu làm quen môi trường học đường, sự có mặt của bố mẹ trong sân trường, cùng con đến lớp, cùng con tham gia các hoạt động của trường sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và thích ứng tốt với trường lớp hơn.
Không chỉ có thế, nếu bố mẹ chỉ đưa trẻ đến trước cổng trường rồi về ngay, ngay lập tức trẻ sẽ rất lo lắng. Tốt hơn hết bố mẹ hãy đưa trẻ vào tận lớp, nhìn trẻ về chỗ rồi mới trở về nhà. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ nên được thực hiện trong những tháng đầu hoặc trong học kỳ đầu trẻ đi học. Sau đó, khi đã quen hơn với môi trường mới thì bố mẹ hoàn toàn có thể để trẻ tự đi vào lớp để tạo cho trẻ cảm giác tự lập.
“Con có muốn làm quen bạn mới không?”
(Ảnh minh họa)
Bạn bè chính là một trong những nhân vật không thể thiếu trong suốt đời học sinh của bất kỳ ai. Và những người bạn đầu tiên lại càng quan trọng với mỗi đứa trẻ nên bố mẹ đừng quên chỉ cho con cách làm quen bạn mới khi vào lớp 1.
Bạn có thể hướng dẫn con những câu nói làm quen như: “Chào bạn, mình tên là…”, “Cậu có thể cho tớ làm quen được không, cậu tên gì?” hay “Chúng mình làm bạn nhé”… Chỉ với vài câu nói đơn giản như thế thôi cũng đã đủ để giúp con bạn có thêm được một người bạn mới, giúp trẻ hòa nhập nhanh hơn với trường lớp.
Theo Trí Thức Trẻ
Lộ trình học tiếng Anh cho bạn trẻ có ý định du học
Lớp 10 là thời điểm thích hợp để trau dồi ngoại ngữ, cải thiện kỹ năng sống nhằm dễ hoà nhập với môi trường du học tương lai.
Đích đến của việc trau dồi tiếng Anh không nên là số điểm đạt được trong một kỳ thi mà là khả năng ứng dụng hiệu quả ngôn ngữ đó trong môi trường mới. Đó là chia sẻ của thầy Andy Milner - Giám đốc chương trình tiếng Anh tại Hội đồng Anh dành cho những bạn có ý định du học.
Bạn trẻ có ý định du học cần sớm xác định mục tiêu và hoạch định lộ trình học tập rõ ràng để có thể đạt hiệu quả cao và rút ngắn con đường du học.
Cũng theo thầy Andy Milner, các bạn có ý định du học cần sớm lập kế hoạch trau dồi ngôn ngữ để có bước đệm vững chắc. Lớp 10 là thời điểm thích hợp để bắt đầu, nếu không, tối thiểu cũng cần chuẩn bị từ lớp 12 để đảm bảo đủ thời gian tích lũy kiến thức.
Học viên nên tìm hiểu những khóa tiếng Anh học thuật và luyện thi IELTS để vượt qua kỳ thi, cải thiện kiến thức xã hội và kỹ năng sống, học tập, giúp ích cho quá trình du học sau này.
Mục tiêu của khóa học cũng cần rõ ràng, giúp bạn dễ hình dung lộ trình phấn đấu của bản thân và có thể tự đo lường kết quả. "Điều này giúp học viên hiểu rõ mình đang ở đâu, cần gì và phải làm gì chứ không mơ hồ dấn thân vào việc du học", thầy Andy Milner nói.
Cụ thể, 50% nội dung khóa học cần hướng tới việc thành công trong kỳ thi IELTS, 50% còn lại giúp học viên thành công tại môi trường đại học ở nước ngoài.
Tự tin sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong môi trường mới là đích đến của việc trau dồi ngoại ngữ.
Trong phần liên quan đến kỳ thi IELTS, các bạn nên lần lượt học cách chinh phục bài thi nghe, nói, đọc, viết. Đơn cử, bạn cần nghiên cứu sự khác biệt giữa các mức điểm 6.0 và 7.0 trong bài thi viết là gì và làm thế nào để cải thiện; chiến lược nào giúp bạn ghi điểm trong bài thi đọc; làm gì để gây ấn tượng với giám khảo trong phần thi nói...
Bên cạnh đó, học viên cần trang bị kiến thức và kỹ năng sống cần thiết như trải nghiệm môi trường học tập nước ngoài bằng việc tự tra cứu thông tin, làm việc nhóm, tranh luận và phản biện; phát triển kiến thức và nhận thức đa văn hóa giúp việc hòa nhập môi trường mới trở nên dễ dàng hơn; thúc đẩy sự tự tin và dám thể hiện bản thân...
Tiếng Anh là công cụ hữu hiệu giúp học viên chinh phục các mục tiêu trong môi trường quốc tế.
"Những kiến thức, kỹ năng này không chỉ giúp ích cho việc du học mà còn là bước chuẩn bị không thể thiếu nếu học viên dự định làm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp", thầy Andy Milner khẳng định.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Con tôi đã quay trở về Việt Nam sau khi du học THPT Mỹ được 3 tháng Tâm sự của phụ huynh Hà Nguyễn (47 tuổi, đang sống tại Q5, TPHCM) về những khó khăn khi cho con đi du học từ quá sớm. Gia đình không thuộc diện quá dư dả về tài chính, nhưng chị Hà vẫn muốn con có nền tảng tương lai tốt nên chị chọn cách cho con đi du học sớm từ lớp 10....