Vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho học sinh trung học với CareerQUEST 2021-2022
CareerQUEST là cuộc thi tìm hiểu và khám phá nghề nghiệp dành cho các bạn học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Năm nay, cuộc thi này có chủ đề Lộ trình nghề nghiệp thích ứng với sự thay đổi.
Lễ trao giải CareerQUEST 2021-2022 được tổ chức tại trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring.
Đây là cơ hội để các học sinh trung học được phát triển, định hướng với những nghề nghiệp mang tính linh hoạt, bắt kịp xu hướng thay đổi của toàn xã hội và của tương lai.
CareerQUEST 2021-2022 chính thức khởi động vào 1/11/2021 với 3 vòng thi: Nhận thức về nghề nghiệp, Khám phá thế giới nghề nghiệp và Lộ trình nghề nghiệp thích ứng với sự thay đổi.
Mùa thi CareerQUEST năm nay, các học sinh THCS và THPT trên toàn quốc đã đem đến nhiều ngành nghề đa dạng, mang tính ứng dụng cao và thích ứng với xu hướng thay đổi của xã hội, như: Chuyên gia nghiên cứu Tâm – thần kinh lâm sàng, Chuyên gia tư vấn Hôn nhân và Mối quan hệ, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa,…
Theo Thầy Vũ Minh Hoàng (Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam) – thành viên Ban giám khảo cuộc thi – các thí sinh có nhận thức rất rõ về việc các lộ trình nghề nghiệp luôn thay đổi trong tương lai, vì vậy trong phần thi của mình, các bạn luôn nhấn mạnh về việc có hơn một cách để đạt được sự nghiệp phù hợp, cũng như sẵn sàng mở ra những con đường mới khác với trước đây.
Thầy Nguyễn Vĩnh Sơn – Trưởng Ban tổ chức CareerQUEST 2021-2022 – Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring cho biết: Các học sinh không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, khai thác về nghề nghiệp nói chung mà còn đưa ra những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua sân chơi này, chúng tôi tin rằng thế hệ trẻ sẽ có thể tạo ra ngành nghề phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân, và xa hơn là kiến tạo những ngành nghề mới cho cộng đồng.
Vị trí nhà vô địch của CareerQUEST thuộc về đội 0% or 200% và đội Skoochak.
Video đang HOT
Trải qua quá trình hơn 5 tháng của cuộc thi, với hơn 600 đội thi đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước, Ban Tổ chức đã chọn ra 20 đội thi xuất sắc nhất để thi đấu tại vòng Chung kết được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 26/03/2022.
Các hạng mục giải cao nhất thuộc về 2 đội “0% or 200%” (British International School Hanoi & Delta Global School) và Skoochak (Trường PTSNLC Wellsrpring).
Với ngành nghề “Tâm – thần kinh lâm sàng”, đại diện đội “0% or 200%” chia sẻ: “Đây là ngành khá đặc biệt vì không chỉ tìm hiểu về tâm lý học mà còn về suy nghĩ của con người, cách chúng ta học điều mới hay giao tiếp với mọi người. Chúng em nhận ra rằng trong thế giới VUCA hiện tại, mọi người rất cần những ngành thuộc về khoa học xã hội. Đó là lý do đội “0% or 200%” chọn chủ đề về Tâm lý học thần kinh, để tìm hiểu những quốc gia nào đang phổ biến, con đường theo đuổi ngành này ra sao.
Chia sẻ về lý do tại sao chọn ngành Lập trình phần mềm, đại diện đội Skoocha cho biết: “Hiện tại, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 và công nghệ đang chiếm ưu thế. Công việc của lập trình viên không chỉ dừng lại ở việc lập trình mà còn cần thiết kế, tối ưu giao diện, chức năng để phục vụ những nhu cầu của người dùng. Vì vậy, chúng em thấy đây là một nghề linh hoạt và có nhiều ứng dụng trong đời sống ở bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Cuộc thi CareerQUEST 2021-2022 đã khép lại thành công và để lại dư âm tốt đẹp. Đây không chỉ là cuộc thi mà còn là sân chơi quy mô, chất lượng tốt, có tiềm năng là mô hình đầy hứa hẹn trong lĩnh vực giáo dục và hướng nghiệp cho học sinh trung học hiện tại và trong tương lai.
Lễ trao giải được tổ chức tại trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring vào ngày 8/4/2022, với sự góp mặt của tất cả các thí sinh lọt vào Chung kết, cùng những gương mặt có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hướng nghiệp.
Từng 'cấp cứu' ý tưởng cho HS thi KHKT, người trong cuộc nói nên dừng cuộc thi!
Nhiều ý kiến cho rằng một vài đề tài được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích kì thi
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học là sân chơi trí tuệ bổ ích, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây cuộc thi có những đề tài nghiên cứu được chính nhiều nhà khoa học cho là "bất thường" quá sức với học sinh khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn "can thiệp" quá sâu làm mất đi tính sáng tạo của học sinh, làm lệch mục đích cuộc thi.
Thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: T.D.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Túc cũng đã từng tham gia chấm giải cuộc thi Khoa học kĩ thuật.
Theo thầy Túc: "Nhiều bất cập xảy ra ở một số khâu thực hiện, ví dụ: Phần thực hiện đề tài là giáo viên và phụ huynh học sinh, từ khâu đi mua vật liệu, liên hệ các phòng nghiên cứu, liên hệ chuyên gia giúp đỡ,...học sinh hầu như không thực hiện việc làm trực tiếp toàn bộ trong quá trình nghiên cứu, chỉ cần học thuộc phần thuyết minh, trình diễn từng động tác với ban giám khảo.
Khi đi dạy, tôi thấy có nhiều học sinh trình độ trung bình không có tố chất gì nổi bật, nhưng một thời gian sau đã thấy thông báo đạt giải thưởng đề tài nghiên cứu khoa học, và chỉ nghe tên đề tài đó đã thấy của "người lớn", đây là vấn đề nổi cộm nhất về sự thiếu trung thực.
Một điều nữa khi đi chấm giải, tôi nhận thấy đề tài không có ý tưởng mới, toàn nhặt đi nhặt lại, nhưng nếu học sinh đạt giải sẽ được xét tuyển vào đại học, được ghi vào học bạ,...nên cuộc thi này vẫn thu hút rất nhiều học sinh tham gia nhưng lúc này mục đích tốt đẹp của cuộc thi đã hoàn toàn khác.
Bản thân tôi đã có một lần phải "cấp cứu" cho 2 nhóm, giờ nghĩ lại thấy hành động của mình lúc đó không phải và thấy ân hận. Có 2 nhóm tham dự kì thi nhưng đến sát ngày vẫn không có ý tưởng và họ tìm đến tôi nhờ giúp, cũng vì quá nể nên tôi cho họ 3 dự án, và 2 trong số 3 dự án đó đạt 1 giải Nhất và 1 giải Ba. Có thể nói như vậy là tôi cũng đã "tiếp tay" cho sự không trung thực.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, học sinh chỉ động tay vào một vài công đoạn mang tính chất phụ việc, và mang tiếng là tham gia nhưng các em không hiểu gì cả, còn lại cả quá trình đều do các chuyên gia thực hiện. Có đề tài nghiên cứu về thuốc chữa ung thư thì trên thế giới còn chưa có, vậy cỡ học sinh trung học phổ thông làm sao mà nghiên cứu ra được.
Theo tôi, không nên tiếp diễn cuộc thi này nữa vì không thực chất, vô tình chúng ta đã gieo vào đầu học sinh sự thiếu trung thực, sự giả dối. Cái "được" ở những cuộc thi này là thầy cô, nhà trường, phòng, sở,...có thành tích và đó mới là điều đáng lo, tất cả vì căn bệnh thành tích mà ra".
Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích cuộc thi. Ảnh minh họa: T.D.
Thế giới không trao giải Khoa học kĩ thuật như chúng ta
Thầy Vũ Duy Sơn - Giáo viên Trung tâm Vật lý Edison, cựu học sinh chuyên Lý Đại học Khoa học tự nhiên cho biết: "Tôi tham dự khá nhiều cuộc thi như vậy ở nước ngoài, và họ làm hoàn toàn khác chúng ta. Nhiều nước trên thế giới họ để doanh nghiệp tài trợ kinh phí nghiên cứu và đồng thời làm giám khảo cuộc thi, có như vậy kết quả các giải mới thực chất.
Nếu những đề tài nghiên cứu khoa học do học sinh đưa ra, ban giám khảo là những doanh nghiệp về lĩnh vực đó sẽ đánh giá đề tài có ích thật sự cho xã hội, đồng thời có thể triển khai trong thực tế đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ mua lại để triển khai tiếp cho ra đến sản phẩm thực tế cuối cùng, và học sinh có ý tưởng đó cũng được hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp. Nếu họ nhận thấy đó chỉ là nghiên cứu copy, giả dối không có tính khả thi thì không bao giờ họ trao giải. Theo tôi đây cũng là vấn đề xã hội hóa, sẽ đánh giá thực chất về chất lượng đề tài.
Nếu thực sự những học sinh nào có đam mê nghiên cứu khoa học, muốn cống hiến thì sau cuộc thi sẽ liên kết với các doanh nghiệp, và họ cũng sẵn sàng hợp tác với những học sinh có ý tưởng thật sự, như vậy thì những dự án nghiên cứu của học sinh mới có ý nghĩa, chứ không đơn thuần là đưa ra những đề tài quá "bác học" chỉ nhằm mục đích lấy giải, để mở đường vào đại học như chúng ta đang thực hiện".
Thầy Sơn nêu quan điểm "Việc háo danh thực chất không phải ở các em học sinh, mà vấn đề này thực chất ở các thầy cô, nhà trường và phụ huynh.
Kể cả những cuộc thi không mang lại lợi ích gì về vật chất, không có danh tiếng, không được tuyển thẳng vào đại học như thi Toán thần đồng quốc tế, thi Siêu toán qua mạng Internet, thi Toán học Titan,...Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn đua nhau cho con mình tham dự, điều này thuộc về bản tính của con người, thi vừa mất chi phí, mất công sức mà kết quả ai cũng được chứng nhận, nhưng chứng nhận đó không giúp ích gì cho học sinh.
Theo tôi, muốn tiếp tục tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật quốc gia của học sinh cấp Trung học phổ thông thì phải kiểm soát được. Nội dung thi phải thay đổi, phải để học sinh thi phần thực hành trực tiếp trước các nhà khoa học, ban giám khảo cần phản biện sát hơn để xem thực chất đây là sản phẩm của học sinh hay của thầy cô".
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh. Ảnh minh họa: T.D.
Thầy Sơn nêu quan điểm: "Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật phải mang tính ứng dụng thực tiễn, phải được đánh giá trên thực tiễn chứ không phải nghiên cứu cho vui. Tôi biết hiện nay có khá nhiều công ty bán các ý tưởng sản phẩm nghiên cứu cấp thấp với mục đích dành cho học sinh đi thi sẽ đạt giải, giá tiền khoảng 30 triệu đồng 1 ý tưởng, họ có nhờ thông qua tôi để chào đến các trường, nhưng tôi nhận thấy những đề tài đó không hề có tính thực tế.
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh, và tiêu chí chấm điểm của cuộc thi không có điều khoản nào bắt buộc học sinh phải trực tiếp làm tất cả. Quan trọng là ban giám khảo thể hiện trách nhiệm thế nào nếu thấy đề tài của học sinh dự thi giống với đề tài cấp Tiến sĩ?
Một điều nữa cần áp dụng việc nêu tên công khai hội đồng chấm thi giải Khoa học kĩ thuật gồm những ai, chức danh của họ. Việc này để xã hội nhìn nhận họ có công tâm và trách nhiệm khi đánh giá đề tài khoa học hay không. Tất nhiên việc này cũng chỉ thay đổi được một chút, nhưng cũng là rất quý khi muốn đánh giá thực chất một cuộc thi.
Phải có cam kết giữa ban giám khảo và học sinh, sau khi trao giải nếu phát hiện có đề tài nào đó trước kia gần giống thì sẽ thu lại giải đã trao. Và một điều quan trọng là nếu đề tài đó không thể lan tỏa, không thể triển khai ứng dụng được trong thực tế thì không trao giải.
Phải có những câu hỏi phản biện nhằm phát hiện đề tài nghiên cứu khoa học này có chính xác của học sinh hay không, và nếu đề tài đó không phải do học sinh làm ra thì chỉ vài câu hỏi thật công tâm sẽ rõ ngay. Cũng giống như hiện chúng ta nay hô hào dạy sáng tạo nhưng chưa hề có tiêu chí nào để đánh giá tiết dạy đó có sáng tạo hay không?.
Triển khai GDPT mới, số lượng học sinh chọn Lịch sử ít nhưng sẽ chất lượng Ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, Lịch sử không còn là môn bắt buộc, có thể ít học sinh chọn môn học này nhưng đó sẽ là con số có chọn lọc và chất lượng. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho...