Vô tư rao bán luận văn
Luận văn tốt nghiệp của các sinh viên đại học, học viên cao học bị đem bán tràn lan trên mạng đã đến mức báo động.
Bỗng dưng bị bán
Hiện hàng chục website như choluanvan, thuvienluanvan, luanvanviet, luanvancaohoc, luanvanthacsi… bán các luận văn tốt nghiệp mà không hề có sự cho phép của người thực hiện. Thông thường, giá của tiểu luận, báo cáo, thảo luận, luận văn đại học từ 50.000 – 100.000 đồng; luận văn thạc sĩ khoảng 200.000 đồng. Các trang này có cả chục tài khoản ngân hàng để cho người mua có thể dễ dàng trong việc giao dịch.
M. – học viên cao học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, bức xúc cho biết cô bảo vệ luận văn tốt nghiệp “Tính biểu trưng từ ngữ…” vào tháng 9.2009 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Bảy tháng sau, tình cờ lên mạng tìm kiếm tài liệu, M. phát hiện luận văn của mình đã được đưa lên và rao bán tại trang luanvan…net với giá 200.000 đồng.
Theo M., chỉ có 2 nguồn có thể gây thất thoát luận văn. Đầu tiên là thư viện trường vì các luận văn được bảo vệ bắt buộc phải nộp đĩa để trường lưu giữ. Thứ hai là tiệm in ấn, photocopy vì M. có đến một tiệm để in luận văn.
Lớp cao học của M. có đến 7 – 8 người khác cũng trong tình cảnh tương tự.
Video đang HOT
Nhiều website bán luận văn mà không hề có sự cho phép của người thực hiện.
Đường đi của luận văn
PGS-TS Trần Hoàng Ngân – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, khẳng định: “Hiện nay trường vẫn chỉ nhận luận văn bảo vệ được đóng thành tập chứ không nhận file nên không thể thất thoát được”.
Có thể yêu cầu gỡ bỏ “Trước mắt có thể xác định các website này vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền lợi, các sinh viên bị bán luận văn có thể có văn bản đề nghị nhà trường can thiệp. Trường ĐH nơi các sinh viên học sẽ gửi văn bản đề nghị các website này gỡ bỏ nội dung đề tài” – Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước). “Việc đưa các luận văn này rao bán lên mạng khi chưa được sự đồng ý của tác giả chắc chắn là vi phạm luật Sở hữu trí tuệ. Đó còn là hành vi sử dụng cho mục đích thương mại, ảnh hưởng đến việc khai thác tác phẩm của tác giả, vì có thể tác giả sẽ sử dụng luận văn đó phát triển lên đề tài tiến sĩ hay mục đích khác. Ngoài ra, còn vi phạm luật Quản lý internet và tên miền khi khai thác tác phẩm không được sự đồng ý của tác giả” – Luật sư Châu Huy Quang (Hãng luật LCT Lawyers)
PGS-TS Dương Anh Đức – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: “Trong buổi bảo vệ, sinh viên trình bày tài liệu đã chuẩn bị và chỉ nộp lại trường bản này. Cũng có một số trường yêu cầu sinh viên nộp thêm bản pdf để trường đưa vào cơ sở dữ liệu tham khảo”.
Tuy nhiên, ông Đức cũng thừa nhận: “Không loại trừ một số luận văn được bán ra ngoài từ các trường nhưng sẽ không nhiều vì trường cũng đã đưa lên mạng cho sinh viên tham khảo rồi”.
Đa phần luận văn của sinh viên, học viên khi đưa vào các tiệm photocopy đều được lưu giữ lại một bản. Nếu chỉ photocopy, các máy hiện đại đều có chức năng tự động lưu bản đã được sao chép lại. Vì vậy, các chủ tiệm nếu muốn, đều có thể sao y luận văn để cung cấp cho các trang mạng.
Giới thiệu mình là chủ một cửa hiệu photocopy, có số lượng lớn luận văn cần bán, chúng tôi liên lạc với số điện thoại của người có tên H. trên trangwww.thuvienluanvan…
Người này tư vấn: “Mỗi luận văn, chúng tôi sẽ trả cho anh 40%. Ví dụ, một luận văn bán được 100.000 đồng, anh sẽ được hưởng 40.000 đồng”. Người này còn cho biết, nếu khách hàng chưa tin tưởng với luận văn đưa trên mạng, có thể giới thiệu danh mục luận văn và địa chỉ cửa hàng photocopy của chúng tôi trên các website này.
Để chứng thực việc các tiệm photocopy bán luận văn của sinh viên ra ngoài, chúng tôi đã trực tiếp đi đến rất nhiều tiệm photocopy. Tuy vậy, nhân viên của các tiệm đều có vẻ né tránh và cho biết không bán luận văn. Nhưng khi gọi điện thoại, nhiều chủ tiệm photocopy lại rất nhiệt tình.
Tự nhận mình là chủ một website bán luận văn trên mạng, chúng tôi gọi điện thoại đến tiệm photocopy S. trên đường Đào Duy Từ (Q.10, TP.HCM), bên cạnh cơ sở B, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Người quản lý cho biết có rất nhiều luận văn ở rất nhiều lĩnh vực: kế toán, ngân hàng, thương mại… của sinh viên, học viên cao học.
Người của tiệm photocopy L. gần đó cũng cho biết có rất nhiều luận văn để bán. Người đàn ông quản lý tiệm rất nhiệt tình: “Anh chạy qua đi, muốn loại nào cũng có. Qua đây xem rồi quyết định chuyện mua bán thế nào luôn”.
Theo BĐVN
Cô giáo dạy bằng lời phản cảm trần tình
Sau khi đăng bài báo "Dạy học trò bằng lời lẽ phản cảm"(ngày 31-10-2011) và nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc, cô giáo Trần Thị Minh Châu, người được đề cập trong bài báo, đã đến làm việc với tòa soạn và viết bức thư đề ngày 12-11-2011 gửi Ban Biên tập Người lao động. Để rộng đường dư luận, xin trích đăng những phần quan trọng nhất.
Thông tin từ các bài báo và những ý kiến phản hồi của độc giả trong hơn 10 ngày qua là cú sốc rất nặng đối với tôi, dư luận đã làm tinh thần của tôi "rớt xuống tận mắt cá chân"... nhưng rồi chính các em học sinh (HS) thân yêu, đặc biệt là các em HS lớp 12A2, 12A4 (2011-2012) đã kéo tôi trở lại với hiện tại. Các em đã an ủi và động viên tinh thần của tôi... Không thể để mình bị hàm oan, tôi đã đến gặp Ban Biên tập để nói lại những sự việc mà báo đã nêu. Tôi rất biết ơn vì Ban Biên tập không chỉ lắng nghe sự việc mà còn động viên và tạo cơ hội cho tôi được đăng lá thư này...
1. Tôi được ban giám hiệu phân công dạy thế một đồng nghiệp 3 lớp 10A1, 10A9, 10A12 (12 tiết) trong hai ngày 19 và 20-10-2011. Ngày 19-10, lớp 10A1 có 2 tiết toán, giờ học đã qua hơn 10 phút, nhưng tôi chưa thể dạy được vì có một số HS vẫn tự do nói chuyện và gây ồn ào (trong đó có em Huy Long). Khi các bạn đã mang tập ra học thì Huy Long vẫn tiếp tục nói chuyện, chọc phá, gây mất trật tự trong lớp. Giải thích lý do này, Huy Long đã trả lời "không thích học cô".
Để không làm ảnh hưởng việc học của các HS khác, tôi nói với em: "Nếu không thích thì hoặc là ngồi yên tại lớp và không làm ồn để các bạn học hoặc xuống phòng giám thị ngồi". Huy Long bỏ ra khỏi lớp và xuống phòng giám thị ngồi. Sau đó, em trở lại lớp để lấy cặp, rồi xuống phòng giám thị. Một số HS khác cũng bắt chước rời khỏi lớp (cả 2 ngày tôi dạy thay ở lớp 10A1, Huy Long đều có thái độ như thế để tỏ thái độ không chịu học).
Cô Minh Châu trình bày sự việc tại Phòng Tiếp bạn đọc.
Không thể để sự việc tiếp diễn, tôi tìm giám thị khối 10 để nhờ cô đưa các em xuống phòng giám thị, rồi ghi tên các em không thích học vào sổ kỷ luật và sổ đầu bài theo danh sách do lớp trưởng đọc (trong đó có tên Huy Long)... Tôi khẳng định không hỏi lớp trưởng 10A1 cũng như cả lớp câu hỏi "phản cảm" như báo đã viết.
2. Liên quan đến việc của em Tống Khánh Linh, HS lớp 12A2 do tôi làm chủ nhiệm, theo quy định của ban giám hiệu, HS phải đem sổ liên lạc và phiếu xin phép nghỉ học về cho phụ huynh hoặc người giám hộ ký (lấy chữ ký mẫu). HS khi nghỉ học thì phụ huynh phải vào xin phép ở phòng giám thị để tránh tình trạng HS nghỉ học mà gia đình không biết. Khánh Linh đã biết rõ việc này nhưng khi nghỉ học lại không trình phiếu xin phép. Em luôn im lặng khi tôi hỏi lý do, không hề có một lời giải thích và ra ngồi ngoài hành lang lớp... Tôi đã xé 3 trang đầu vì chữ ký trong đó không phải của chính mẹ em và yêu cầu từ tuần thứ 4 phải có chữ ký của mẹ.
3. Với HS Bảo Hoàng (lớp 12A5), tôi không dùng những lời lẽ "phản cảm" để chửi vì em đã chỉ bài cho bạn hay khi em không làm được bài. Từ khi đi dạy tới nay, tôi chưa bao giờ tiếp phụ huynh HS tại nhà. Việc phụ huynh đến nhà mà không hẹn trước và vì tôi không có ở nhà nên phụ huynh ngồi đợi từ 19 giờ - 21 giờ đã khiến tôi trở thành người có lỗi. Trong thời gian chờ đợi, phụ huynh đã nói với gia đình tôi những điều không đúng về tôi, khiến tôi rất giận, giận em HS đã cho địa chỉ nhà tôi.
Hôm sau, khi vào lớp tôi đã mắng các em HS nhưng không hề có ý xúc phạm phụ huynh. Câu chuyện Hoàng thay mặt cả lớp xin nhà trường không đổi giáo viên dạy toán năm trước (năm em học lớp 11) là trường hợp của giáo viên khác cũng dạy toán chứ không phải là tôi thì làm sao có câu nói: "Nghe lời các bạn xúi giục giống như con chó dại" (về chuyện này tôi nghĩ em Hoàng nên giải thích rõ để phụ huynh em không nhầm lẫn).
Nhiều năm trước, Trường THPT Long Thới - nơi đầu tiên tôi đi dạy - có rất nhiều HS phải lội bộ đi học, lội sông đến trường... Khả năng vượt khó của các em đã truyền lửa cho tôi... Bởi thế, dù nhà cách trường tận 19,5 km tôi chưa nghỉ dạy ngày nào, không đi trễ... Tôi đem hết "lửa" mà mình có dồn vào việc dạy và học... Nhờ học trò, tôi đã gắn bó với nơi này cho đến khi về Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ năm 2005...
Đối với HS mới học, các em đều cho là tôi quá khó, dùng kỷ luật thép, nhưng hầu hết các em đều nhận ra mình tốt hơn khi đã học tôi, các em luôn đạt kết quả tốt nhất với sự cố gắng ấy. Rất nhiều em đã viết lời cảm ơn: "Nhờ cô em đã nên người" khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc... Tôi đã dạy dỗ HS rất nghiêm túc, nhiệt tình, công tâm, không tổ chức dạy thêm, học thêm, không vụ lợi, luôn đặt kết quả học tập của học trò lên trên hết. Tôi hơi nóng tính, kỷ luật, ưa cầu toàn, nói những điều rất thật đôi khi hay la các em... Tất cả chỉ là muốn các em tốt hơn. Chắc chắn có lúc không tránh khỏi những sơ suất ngoài ý muốn, làm buồn lòng người khác, do vậy tôi đã luôn tự điều chỉnh bản thân để ngày một hoàn thiện hơn, đặc biệt trong năm học mới này.
Ai cũng có sai sót, với tất cả những gì đã xảy ra vừa qua, tôi mong được mọi người cảm thông và chia sẻ... Xin hãy xem hiện tượng chỉ là hiện tượng... đừng quy chụp hiện tượng thành bản chất. Đôi khi hiện tượng chỉ là một bề mặt của vấn đề trong khi bản chất là cả một vấn đề, những hiện tượng thường đi đôi với nhiều bối cảnh, không gian, thời gian, con người xung quanh. Nhiều vấn đề khác nhau trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng khi "cột" chung lại sẽ cho ra một vấn đề khác. Bản chất của con người không thể nhìn từ một phía.
Chân thành cảm ơn Ban Biên tập.
Theo NLĐ
Giáo sư tranh luận chuyện chữa nói ngọng Xung quanh câu chuyện Hà Nội chữa nói ngọng, các GS, PGS chuyên ngành ngôn ngữ trao đổi liệu việc làm này có cần thiết và có làm được hay không. Không thể và không cần sửa GS.TS Trần Trí Dõi, hiện là Chủ nhiệm Bộ môn "Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam" khoa Ngôn ngữ học,...