Vô tư… mượn tên
Lấy tên của người khác “gắn” vào trường mình, tuyển giảng viên cơ hữu nhưng không kiểm tra kỹ dẫn đến một giảng viên đứng tên ở nhiều trường khác nhau… là chuyện thường thấy ở các trường hiện nay.
Có trường danh sách giảng viên cơ hữu gần 400 người thì hơn 300 giảng viên trùng với tên giảng viên các trường khác. Đây mới là số lượng trùng họ và tên, còn để xác nhận xem có đúng một giảng viên đứng tên nhiều trường, chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH sẽ phải kiểm tra thêm về năm sinh, trình độ, chuyên ngành… Phần khoanh tròn trong ảnh là thể hiện số trường có tên giảng viên cơ hữu trùng nhau – Ảnh: Ngọc H
PGS Bùi Duy Cam – nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) – có tên trong danh sách giảng viên cơ hữu của cả Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường ĐH Tân Tạo – Ảnh: Ngọc Hà
Để đáp ứng điều kiện về đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ theo quy định, nhiều trường ĐH đã lấy tên cả hiệu trưởng của trường ĐH tên tuổi khác vào làm giảng viên cơ hữu của trường mình.
Chỉ vài thao tác nhấp chuột đơn giản trên phần mềm do Vụ Giáo dục ĐH – Bộ GD-ĐT, hàng loạt cái tên giảng viên trùng nhau cùng lúc ở nhiều cơ sở đào tạo đã hiện ra.
“Mượn” tên… người nổi tiếng
Theo cơ sở dữ liệu của Bộ GD- ĐT tổng hợp từ báo cáo của các trường, PGS.TS Bùi Duy Cam, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, ngoài việc có tên trong danh sách giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên còn được liệt kê trong danh sách giảng viên cơ hữu của Trường ĐH Tân Tạo.
“Việc mượn tên các giảng viên đã xảy ra từ rất lâu rồi. Khi lập danh sách giảng viên (nhất là tiến sĩ) để lập trường, nhiều trường tư thục đều lấy tên của các tiến sĩ (chủ yếu từ khối công lập), mà có khi chính các tiến sĩ đó cũng không biết. Trong quá trình hoạt động sau này cũng vậy, có khi tên giảng viên dạy môn A là tiến sĩ X, nhưng ông/bà X chỉ dạy vài giờ đầu, vài giờ cuối, hoặc thậm chí không dạy mà người khác dạy”. PGS.TS NGUYỄN HỘI NGHĨA
Tương tự, GS Bạch Thành Công – GS vật lý nổi tiếng của Trường ĐH Khoa học tự nhiên – cũng có mặt trong danh sách giảng viên Trường ĐH Tân Tạo.
PGS.TS Bùi Duy Cam tỏ ra bất ngờ khi có tên trong danh sách giảng viên cơ hữu Trường ĐH Tân Tạo.
“Hiện tại tôi vẫn là giảng viên cơ hữu của khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Tôi mới chỉ nghe tên chứ chưa từng dạy ở Trường ĐH Tân Tạo bao giờ” – PGS Cam nói.
Hiệu trưởng một trường ĐH công lập ở TP.HCM cũng cho rằng tình trạng đội ngũ giảng viên yếu và thiếu nhưng chỉ tiêu tuyển sinh rất cao khá phổ biến.
Cách mà các trường này thường làm là “nhờ” tiến sĩ ở trường khác tham gia hội đồng khoa học nhà trường và đưa vào danh sách giảng viên cơ hữu nhưng thực chất họ không hề giảng dạy giờ nào.
“Đó là chưa kể trước đây khi báo cáo về đội ngũ giảng viên để hợp thức hóa, các trường thường không nói rõ chuyên ngành gì, tốt nghiệp từ trường nào. Vì thế khi Bộ GD-ĐT xác minh lại thì lòi ra không ít tiến sĩ các chuyên ngành quản lý, trong khi rất nhiều ngành đào tạo không có tiến sĩ đúng chuyên ngành” – vị GS này nói.
Đặc biệt, cơ sở dữ liệu này đã lộ sáng nhiều chiêu trò “làm phép”, biến hóa số lượng giảng viên một cách không bình thường.
Trong hai lần báo cáo cách nhau chỉ vài tháng, một trường ĐH đã khiến chính Bộ GD-ĐT… choáng váng khi báo cáo ban đầu chỉ có chưa đến 40 giảng viên, mà báo cáo sau đó đã bổ sung vội vã để tăng lên đến gần… 200 người.
Giảng viên cơ hữu ở 5 trường
Nhiều TS, PGS, GS lại có tên cùng lúc ở 4-5 trường ĐH khác nhau. TS D. có tên trong danh sách giảng viên cơ hữu của một loạt trường như ĐH Tài chính – marketing, ĐH Phan Thiết (với chức vụ phó trưởng khoa quản trị kinh doanh), ĐH Công nghệ Sài Gòn, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Thủ Dầu Một…
Video đang HOT
PGS P. có tên trong danh sách các trường ĐH Bình Dương, ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu, ĐH Lạc Hồng, ĐH Tài chính – marketing… Cơ sở dữ liệu này còn cho thấy sự thiếu hụt thấy rõ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở một số ngành đào tạo, trong đó có sự thiếu hụt nặng nề ở các ngành đào tạo văn hóa – nghệ thuật.
Với trường hợp TS D., theo TS Trần Ái Cầm – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TS D. đã cộng tác với trường từ năm 2010 và có ký hợp đồng. Nhưng vừa qua khi trường nộp hồ sơ xin mở ngành quản trị khách sạn, Bộ GD-ĐT phản hồi lại giảng viên này đang là giảng viên cơ hữu của trường khác.
Khi nhà trường mời lên làm việc, bà D. đã xác nhận sự việc trên là đúng. Đến ngày 10-4 bà D. nộp đơn xin nghỉ việc tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và đã được chấp thuận.
Trong khi đó khi chúng tôi xác minh tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, ThS Lê Thị Ngọc Phượng, trưởng phòng đào tạo, cho hay nhà trường ra quyết định tuyển dụng TS D. vào tháng 11-2013.
Sau hai tháng nhà trường ký hợp đồng chính thức, khi đóng bảo hiểm thì phát hiện bà D. có một sổ bảo hiểm khác nữa. “Mới đây bà D. đã làm đơn xin rút không tham gia làm giảng viên cơ hữu nữa” – bà Phượng cho biết.
Một lãnh đạo Trường ĐH Tài chính – marketing cho hay ngay sau khi nhận được thông tin từ Bộ GD-ĐT về việc giảng viên – là TS D. – đang có tên trong danh sách giảng viên cơ hữu của nhiều trường, nhà trường đã yêu cầu giảng viên này giải trình.
Theo đó, TS D. cho biết trước đây có làm giảng viên thỉnh giảng với các trường trên và hiện chỉ công tác chính thức tại Trường ĐH Tài chính – marketing. Lãnh đạo nhà trường đã đưa cho chúng tôi xem giấy xác nhận bà D. không còn là giảng viên cơ hữu của các trường trên (do chính các trường cấp).
Trong khi đó với trường hợp PGS P., đại diện lãnh đạo Trường ĐH Lạc Hồng cho biết thực tế PGS P. trước đây từng “cộng tác” nhiều năm làm giảng viên với trường này.
“Dù là giảng viên cơ hữu của trường nhưng cô P. không đòi hỏi lương và nhà trường chỉ trả thù lao đứng lớp (?)” – một cán bộ nhà trường nói.
Trong khi đó báo cáo về đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường ĐH Lạc Hồng gửi Bộ GD-ĐT hồi tháng 6-2013 vẫn có tên PGS P.. Nhưng sau đó vì lý do cá nhân nên PGS P. không tham gia giảng dạy ở trường nữa.
Tiến sĩ đào tạo từ nước ngoài: không kiểm định
PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa – phó giám đốc ĐHQG TP.HCM – cho rằng việc đào tạo tiến sĩ trong nước hiện không theo kịp nhu cầu của xã hội. Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc số lượng nghiên cứu sinh trong nước không đủ nhiều, do chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ theo quy định có tính cào bằng.
Nhiều PGS, GS không nghiên cứu, không có đề tài nên không đăng ký nhận nghiên cứu sinh. Hiện nay khá nhiều nghiên cứu sinh là quan chức làm xong tiến sĩ không ở lại trường mà ra ngoài hệ thống giáo dục.
Số tiến sĩ ngoài ngành giáo dục rất đông. Nhiều tiến sĩ bỏ trường ra ngoài kiếm sống và cũng có nhiều tiến sĩ ra nước ngoài sinh sống.
Ông Nghĩa cho rằng: “Các trường cũng không mặn mà tuyển nghiên cứu sinh lắm, vì học phí không cao nếu thu đúng quy định, quản lý phức tạp, nhiều yếu tố cần theo dõi…”.
Vì thế các trường hiện tập trung săn tìm những tiến sĩ sắp đến tuổi nghỉ hưu để tuyển dụng làm giảng viên cơ hữu.
Theo lãnh đạo nhiều trường ĐH ngoài công lập, đây là nguồn tuyển dồi dào nhất và các trường đang cạnh tranh nhau để “lôi kéo” người về trường mình.
Thậm chí có những người chưa đến tuổi nghỉ hưu đã nhận được lời mời gọi hấp dẫn từ nhiều trường, trong khi họ chưa trả lời đã thấy tên xuất hiện trong danh sách giảng viên cơ hữu ở một vài trường.
Bên cạnh đó cũng có không ít trường tuyển tiến sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài về, trong đó có cả những trường chưa được kiểm định, các chương trình liên kết đào tạo do nước ngoài cấp bằng nhưng được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.
Phó hiệu trưởng một trường ĐH ở TP.HCM cho hay trong đợt tuyển dụng giảng viên gần đây của trường, ông đã loại hàng loạt hồ sơ của các tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh tốt nghiệp từ một trường ở Philippines do nghi ngờ chất lượng.
“Chúng tôi đã liên hệ với Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT để thẩm tra nhưng không có kết quả. Theo quy định hiện nay, muốn thẩm tra bằng của trường hợp nào thì cá nhân được cấp bằng phải nộp hồ sơ, đóng lệ phí…” – vị phó hiệu trưởng này cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo ông, dù bị trường ông từ chối tuyển dụng nhưng các tiến sĩ này sẽ không mấy khó khăn để tìm được chỗ dạy ở trường khác. Vì trên thực tế không ít trường chỉ cần người có bằng tiến sĩ là nhận, không cần quan tâm đến việc người đó tốt nghiệp từ đâu…
* GS BẠCH THÀNH CÔNG:
Vừa hại uy tín giảng viên, vừa hủy hoại thanh danh của trường
Tôi xin khẳng định hiện tại tôi chỉ là giảng viên cơ hữu tại cơ sở đào tạo duy nhất là Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội. Tôi chưa bao giờ đến Trường ĐH Tân Tạo, chưa bao giờ giảng tại trường, cũng chưa nhận được thư mời hay trao đổi gì từ Trường ĐH Tân Tạo, không biết tại sao họ lại điền tên mình vào. Hiện tại mỗi tuần tôi dạy 14-15 tiết cho sinh viên ĐH và giảng dạy chuyên đề, ngoài ra còn đào tạo cao học, hướng dẫn nghiên cứu sinh… làm sao có thời gian cho trường khác được.
Vì vậy, kiến nghị Bộ GD-ĐT phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, một người chỉ làm giảng viên cơ hữu một trường, không để trường ghi lung tung, để xã hội không biết lại đánh giá giảng viên thế này thế khác, rất ảnh hưởng đến uy tín người dạy. Còn chính các trường cũng phải hiểu rằng việc khai thông tin không trung thực trước hết sẽ ảnh hưởng chính đến uy tín, thương hiệu của các trường. Việc đào tạo ĐH đòi hỏi sự nghiêm túc, nếu chưa chuẩn bị đủ đội ngũ thì các trường không nên mở hết ngành này ngành kia, không nên mượn tên người này người kia tạo thanh thế, chạy theo số lượng đào tạo, nhất là khi tình trạng thất nghiệp của người tốt nghiệp ĐH tại nhiều ngành đã ở mức báo động.
Theo TT
Cháy lưng, bò tót đuổi vẫn vô tư chụp ảnh tự sướng
Chụp ảnh tự sướng là một việc rất đỗi bình thường với giới trẻ ngày nay. Nhưng thực sự không phải ai cũng đủ can đảm để chụp lại những bức ảnh kỳ quặc như dưới đây.
1. Chụp khi chạy đua với bò tót
Chàng trai trẻ tên Christian đã đưa nghệ thuật chụp ảnh tự sướng lên một mức độ mới khi dám chụp ảnh mình đang bị một con bò tót giận dữ truy đuổi phía sau.
Christian lúc đó đang tham gia cuộc chạy đua với bò tót được tổ chức tại đường đua Royal Purple vào ngày 25/1 vừa qua, ở Baytown, Texas, nước Mỹ. Dù đang bị một con bò tót điên cuồng đuổi theo, anh chàng vẫn quyết định dùng điện thoại ghi lại cảnh mình bị rượt đuổi này.
Một người đã đưa tấm hình kỳ quặc này của Christian lên trên internet với dòng bình luận "Chụp tự sướng cấp độ 11" (mức độ cao nhất của diễn viên đóng thế). Bức ảnh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của mọi người khi có đến 500 bình luận.
2. Chụp ảnh trên cao
Nếu bạn gặp Kirill Oreshkin, một người "nghiện" chụp ảnh tự sướng, bạn sẽ nhận ra những bức hình anh ấy chụp không giống những tấm hình tự sướng bình thường nào trên Instagram hay Facebook.
Kirill Oreshkin có một sở thích kỳ lạ, đó là chụp ảnh từ một độ cao rất lớn. Anh ấy thích chụp những bức ảnh khi đang đứng cheo leo trên nóc một tòa nhà, đi bộ trên cầu cáp, thậm chí đứng trên gờ cao của một đỉnh chóp tòa nhà.
3. Chụp khi đang đua xe
Một anh chàng muốn ghi lại khoảnh khắc mình tham gia cuộc đua xe mạo hiểm, nhưng lại bị "phá đám" bởi một đối thủ đua cùng.
4. Chụp khi đang lái máy bay
Một bức "ảnh tự sướng" làm mọi người phải kinh ngạc khác đó là tấm hình do phi công Schweizer Luftwaffe, thuộc lực lượng không quân Thụy Sĩ chụp lại khi đang làm nhiệm vụ vào tháng 2/2013.
5. Chụp ảnh dù đang bị cháy
Một thanh niên muốn có một bức ảnh tự sướng để đời đến mức dù chiếc áo anh ta đang mặc đang bị bốc cháy, việc đầu tiên anh ta làm không phải dập lửa mà chụp ảnh.
6. Chụp với cá mập
Không phải ai cũng có một tấm ảnh tự sướng với cá mập trắng khổng lồ như nhân vật trong ảnh. Theo người chụp thì anh đã ghi lại khoảnh khắc này tại Guadalupe, cách bờ biển Mexico 150 dặm.
7. Chụp khi thoát khỏi tai nạn
Một anh chàng sống sót trong vụ tai nạn máy bay đã nhanh chóng thực hiện một bức ảnh tự sướng "hoàn cảnh" nhất.
8. Chụp lúc đánh răng
Một cô gái đã có một bức ảnh vô cùng kỳ quặc với thế một chân giơ cao với các ngón chân giữ máy chụp để ghi lại hình ảnh cô đang đánh răng.
9. Chụp ngoài không gian
Phi hành gia Mike Hopkins thuộc lực lượng không quân cũng theo xu hướng chụp m
10. Chụp ảnh theo hình xăm
Không biết đây có phải một kiểu ảnh tự sướng cực đoan hay không, cô nàng này thích chụp ảnh bản thân cùng một tư thế quen thuộc đến mức tự "thưởng" cho mình một hình xăm cũng " đang tự sướng".
Theo Datviet
Họ bỗng thành người tình của nhau Bức xúc chuyện chồng suốt ngày bia rượu nhậu nhẹt, Oanh đã dốc bầu tâm sự với người bạn học cũ. Mối quan hệ bạn bè của họ ban đầu là vô tư trong sáng, giờ bỗng trở thành người tình của nhau. Chán nản vì chồng ham nhâu nhẹt, vợ tìm đến người đàn ông khác Bức xúc chuyện chồng suốt ngày...