“Vỡ trận” dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT sẽ họp khẩn
Trước bão dư luận về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi, ngày hôm nay (13/4)… Bộ NN-PTNT sẽ có buổi họp trực tuyến với các địa phương.
Xác lợn chết thả trôi sông tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Báo cáo của Bộ NN-PTNT, tính đến ngày 18/4, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 1.152 xã của 131 huyện, 24 tỉnh, thành phố với 396.946 con lợn bị nhiễm bệnh. Đáng nói, sau gần 4 tháng dịch được phát hiện vào Việt Nam, nhiều nơi đã có biểu hiện “vỡ trận” trong kiểm soát dập dịch.
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh rất nhiều xác lợn chết bốc mùi hôi thối trôi dọc con mương thôn Đại Thắng, xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang khiến người dân vô cùng bức xúc. Tương tự, người dân huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) phản ánh, khu vực cầu phao sông Hóa, đoạn qua xã Cổ Am xuất hiện nhiều xác lợn trong bao tải hoặc vứt thẳng xuống sông, nổi lềnh bềnh, trôi theo dòng nước chảy từ thượng nguồn đổ ra cửa biển Thái Bình, đến đoạn cầu phao thì bị chặn lại cùng các loại rác thải khác, ruồi nhặng bám đầy phía trên. Ngay sau đó, đại diện lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) thừa nhận trên địa bàn dịch tả lợn châu Phi vẫn đang tiếp diễn và một số hộ chăn nuôi thiếu ý thức lén lút vứt lợn chết ra kênh.
Hiện nay, đa phần các tỉnh thành đã và đang có dịch tả lợn châu Phi hiện mới chỉ công bố dịch ở mức độ diện hẹp quy mô cấp xã. Tuy nhiên, thực tế một số huyện thuộc các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh… sau một thời gian dài chống dịch, lượng lợn phải tiêu hủy quá nhiều khiến một bộ phận cán bộ thú y xã bị quá sức và có tâm lý buông xuôi. “Lợn chết nhiều quá, không còn đất chôn, dân có kêu thì chúng tôi cũng đành chịu”, một cán bộ thú y xã Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên chia sẻ.
Video đang HOT
Tại Việt Yên, Bắc Giang, sau khi báo chí phản ánh có tình trạng người dân bị “bỏ rơi giữa bão dịch”, khi phải huy động những phương tiện vận chuyển thô sơ để chở lợn ra nghĩa địa, một cán bộ xã Nghĩa Trung cho hay: “Lợn chết ồ ạt, nguồn kinh phí dự phòng của xã cho công tác phòng, chống dịch bệnh chỉ có khoảng 150 triệu đồng. Hiện nay, số tiền này cơ bản đã sử dụng hết để thuê máy đào hố chôn lợn, mua vôi bột, thuốc khử trùng, vận chuyển lợn chết… Thời gian tới, không biết sẽ lấy tiền ở đâu để chống dịch?!”.
Trước đó, nhóm chuyên gia Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần cân nhắc “công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với dịch tả lợn châu Phi”. Tuy nhiên, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đã bác bỏ khuyến nghị này.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y), khuyến nghị của FAO chưa hợp lý, bởi dịch tả lợn châu Phi hiện đang xảy ra ở nhiều quốc gia, nhiều nước mức độ nặng hơn Việt Nam nhưng chưa có nước nào trên thế giới công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh này. “Ở Việt Nam, các ổ dịch tả lợn châu Phi đều xuất hiện ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và được phát hiện kịp thời, lợn mắc bệnh được tiêu hủy toàn bộ không còn nguy cơ đe dọa. Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi là bệnh không lây sang con người, không đe dọa đến tính mạng con người hay ảnh hưởng đến an ninh quốc gia… nên khuyến nghị của nhóm chuyên gia FAO không hợp lý”, ông Long nói.
Tuy nhiên, thực tế dịch tả châu Phi đang có dấu hiệu bị mất kiểm soát, lan vào các tỉnh miền Nam. Ngày 11/5, Bình Phước đã công bố dịch, vài ngày trước đó tại Đồng Nai cũng phát hiện dịch tại 2 xã Trảng Bom và Nhơn Trạch. Hòa Bình là địa phương đầu tiên trên cả nước công bố hết dịch nhưng nay cũng đã bị tái lại.
Trong khi đó, Bộ NN&PTNT mà cụ thể là Cục Thú y, đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm phòng chống dịch tả lợn châu Phi vẫn “im hơi lặng tiếng”. Những ngày qua, PV Báo Giao thông đã tìm nhiều cách liên hệ với Cục Thú y, đặt vấn đề có hay không chuyện buông xuôi trong kiểm soát dịch bệnh tại địa phương, song không nhận được phản hồi.
Theo Baogiaothong
Hải Phòng trong cơn "lũ đen" của dịch tả lợn Châu Phi
Dù đã kịp thời nắm bắt sự nguy hiểm, dễ lây lan của dịch tả lợn Châu Phi và rất sớm triển khai những biện pháp cụ thể nhằm dập dịch nhưng Hải Phòng vẫn phải vật vã chống chọi với biến động khó lường của dịch bệnh này, hiện đang lan rộng trên địa bàn cũng như khắp cả nước.
Tại Hải Phòng, cho đến thời điểm này dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh thêm tại 18 hộ chăn nuôi ở 10 xã trên địa bàn TP. Hải Phòng, trong đó có 3 xã mới là: Lâm Động (huyện Thủy Nguyên) và Đông Hưng, Đoàn Lập (huyện Tiên Lãng). Số lợn buộc phải tiêu hủy là 98 con, với trọng lượng 5.633 kg. Tổng kết sơ bộ, đến thời điểm này lượng đàn lợn lớn,nhỏ bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi tại Hải Phòng đã lên tới 545 hộ, 134 thôn, 46 xã, phường thuộc 6 huyện, quận bao gồm: huyện Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Dương, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy và quận Dương Kinh. Số lợn bắt buộc phải tiêu hủy lên tới 7.472 con, với trọng lượng tiêu hủy 405.375 kg. Trong đó, huyện Thủy Nguyên đã phát sinh thêm 12 hộ chăn nuôi, ở 7 xã. Số lợn tiêu hủy là 67 con, trọng lượng trên 3.700 kg, nâng tổng số lợn buộc phải tiêu hủy trên địa bàn là 6.896 con, với trọng lượng 378.580 kg.
Việc kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi cần nằm ngay trong ý thức của người chăn nuôi.
Quan sát trên toàn quốc, từ ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên được phát hiện ở Hưng Yên, đến nay, dịch bệnh này đã lan 52 huyện ở 17 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bệnh dịch tả đã lan xuống phía Nam, tới Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung bộ, và mở rộng lên một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Kan, Sơn La. Dịch xuất hiện chủ yếu ở các hộ nhỏ lẻ, với hơn 23.000 con phải tiêu hủy.
Về nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh, thông tin từ Cục Thú y đã bước đầu xác định là do người dân chưa nhận thức được tầm nguy hiểm của dịch bệnh nên còn tình trạng mua bán lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh. Cùng với đặc tính virut dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại lâu ngoài môi trường tự nhiên, trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ năng lực vệ sinh phòng bệnh hạn chế.
Tình trạng sử dụng thức ăn thừa diễn ra nhiều, khiến dịch lây lan nhanh. Đồng thời việc kiểm soát vận chuyển gia súc giữa các vùng dịch còn kẽ hở cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh, khi dịch bùng phát tại một số địa phương có dịch bệnh xảy ra diện rộng, lực lượng thú y cơ sở phải dàn mỏng vượt khả năng, nên việc tổng hợp, báo cáo số liệu, nguyên nhânchưa đầy đủ, chính xác và kịp thời. Nhiều địa phương chưa quản lý triệt để thương lái đi thu gom heo, trong đó có heo ốm, chết.
Việc quản lý hoạt động truyền tinh heo, buôn bán thức ăn chăn chăn nuôi, thuốc thú y... chưa chặt chẽ khiến dịch bệnh có thể mở rộng bất cứ lúc nào. Tập huấn kỹ thuật về an toàn sinh học cũng chưa nghiêm túc, dẫn tới người tham gia xử lý, tiêu hủy heo bệnh mang virut lây về đàn heo nhà mình. Ngoài ra, trước thực tế mất trắng gia sản vì dịch bệnh, rất nhiều hộ chăn nuôi vội vàng bán tống, bán tháo cả đàn lợn cũng khiến dịch lây lan nhanh.
Trước thực trạng khó kiểm soát như trên, Thành phố Hải Phòng đang một mặt tuân thủ tuyệt đối các biện pháp chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, bám sát chỉ đạo của Chính phủ trong nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Là một trong những đầu mối giao thương quan trọng của toàn miền Bắc, Hải Phòng cũng đã có nhiều phương án kết hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm soát việc vận chuyển lợn tại 5 chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông chính vào thành phố.
Quốc Cường
Theo THPL
Yên Thành ứng phó cấp bách với dịch tả lợn châu Phi Là địa phương giáp ranh với các huyện đã và đang có dịch tả lợn châu Phi như Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu nên Yên Thành đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Hợp Thành là xã liền kề với xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, nơi đang có ổ dịch tả lợn châu...