Vợ than “trầm cảm tới nơi” vì cơm cữ mẹ chồng nấu quá đạm bạc, khi chất vấn bà khổ sở giải thích, nhưng nghe xong tôi giận run người
Khi nghe mẹ giải thích, tôi rất buồn. Nhưng là buồn về vợ của mình.
Thoa – vợ tôi mới sinh con trai đầu lòng. Đương nhiên, hai bên gia đình đều rất hạnh phúc. Đặc biệt là mẹ tôi. Bà bỏ hết cả 2 sào rau, đàn lợn nái chỉ để ở nhà cơm nước cho con dâu. Phụ Thoa tắm rửa, bỉm sữa cho thằng cháu đích tôn. Thế nhưng, trước sự quan tâm chu đáo của mẹ chồng thì Thoa lại rất hờ hững. Thậm chí, cô ấy còn tỏ ra khó chịu và lúc nào cũng đòi lên Hà Nội hoặc về ngoại.
Mới được có 2 tuần mà vợ đã kêu trời sẽ trầm cảm khi ở quê với mẹ chồng. Nào thì mẹ chồng cổ hủ, mẹ chồng khó tính, mẹ chồng can thiệp quá sâu vào chuyện ăn ngủ nghỉ của con dâu. Nhưng đỉnh điểm, Thoa bảo bà cho cô ăn uống kham khổ. Bữa cơm cữ suốt 2 tuần chỉ có cơm trắng, thịt nghệ và canh rau ngót. Đạm bạc và chán ngán tới mức vợ tôi nuốt không nổi.
Khi nghe Thoa kể, tôi giận bà lắm. Thế nhưng, khi chất vấn mẹ thì tôi lại phát hiện ra sự thật khác… Hóa ra, chẳng phải lỗi ở mẹ tôi, mà chính do vợ quá khó chiều, ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân. Và hiện giờ tôi đang rơi vào thế bí, một bên là mẹ già, một bên là vợ mới sinh…
Thoa vốn là con nhà giàu. Do đó, tính cách có phần tiểu thư. Em ra trường, làm được bao nhiêu là tiêu xài bấy nhiêu. Bố mẹ em dư dả chỉ có cho ngược chứ không cần em phụng dưỡng.
(Ảnh minh họa)
Ngược lại, gia cảnh tôi khó khăn hơn. Bố tôi uống rượu tối ngày chẳng giúp gì cho gia đình. Chuyện lớn chuyện nhỏ đều một tay mẹ lo cả. Tuy giỏi giang, cáng đáng hết chuyện gia đình nhưng bà hiền lắm. Cái nét hiền lành, phúc hậu khiến tôi nghĩ về mà thương. Đặc biệt, mẹ tôi lúc nào cũng nhịn ăn nhịn mặc để lo cho con cháu. Có lẽ bà chẳng bao giờ nghĩ được ở ngoài Hà Nội tôi ăn tiêu tốn kém, phung phí ra sao. Nhưng mẹ vẫn cứ tiết kiệm từng nghìn một.
Cho tới năm vừa rồi, khi tôi cưới vợ được 2 tháng xong thì bố mất. Ông bị gan, bị phổi, nói chung lắm bệnh. Thành ra, nhà chỉ còn một mình mẹ. Bà vẫn trồng rau để bán lấy tiền chi tiêu. Ngoài ra, ở khu đất phía sau thì bà nuôi đàn lợn, chục con gà, con vịt lấy trứng ăn.
Nói chung, mẹ vẫn tự trang trải được không cần các con phải chu cấp. Tôi thì lương không hề thấp, nhưng đang tích cóp mua chung cư nên cũng chỉ khi có việc mới biếu mẹ tiền. Thế mà Thoa vẫn không thích mẹ chồng. Trong mắt vợ, bà chính là gánh nặng. Hiện giờ thì chưa đòi hỏi gì thôi, nhưng việc tốn tiền cho bà sẽ là sớm muộn. Tôi nhiều lần cố thay đổi suy nghĩ của Thoa mà vẫn chưa thành.
Video đang HOT
Quay trở lại chuyện ở cữ. Thực ra Thoa vốn muốn ở thành phố, gọi mẹ đẻ ra hoặc thuê giúp việc. Tuy nhiên, do bên thi công không hoàn thành căn chung cư đúng thời hạn nên Thoa buộc phải về quê. Mà bố mẹ cô ấy kinh doanh, rất duy tâm. Cho rằng con gái mới sinh phải về nhà chồng, sau 1 tháng mới được về nhà đẻ. Nếu không sẽ khiến cả gia đình bị đen đủi, vận hạn.
Tóm lại, không còn lựa chọn nào khác Thoa mới buộc phải về quê để mẹ chồng chăm sóc. Tôi thì lại hí hửng, nhờ có thế mà bà nội mới có cơ hội gần cháu.
Trước sinh 2 tuần, tôi chở Thoa về quê. Và tôi đưa cho mẹ trước 5 triệu để mua đồ ăn. Vợ biết được trách tôi, giận dỗi ra mặt. Cô ấy nói, tôi làm thế sẽ khiến mẹ hiểu lầm Thoa ăn bám, rồi mẹ không thích cô ấy. Chuyện tiền nong để cô ấy tự đưa. Nghe có vẻ hợp lý, tôi chuyển cho vợ 30 triệu để cô ấy đưa mẹ lo mua bỉm sữa, ăn uống và lỡ vào viện sinh tôi không về kịp.
Thế nhưng, trong khoảng thời gian Thoa ở cữ lại xảy ra đủ chuyện. Cô ấy nhắn tin, chụp lại bức ảnh mâm cơm đạm bạc và nói rằng mẹ cứ nấu mãi 1 món. Rồi thì tiếc tiền nên cho con dâu ăn uống đạm bạc… Tiền viện phí tôi cũng trả, 35 triệu chỉ để lo cơm nước, bỉm sữa cho con dâu và cháu mà mẹ tôi cũng không lo được! Chắc bà lại quen cái tính tiết kiệm cố hữu đây mà.
(Ảnh minh họa)
Tôi bực vô cùng. Chiều hôm đó xong việc tôi phi xe về quê mà không báo trước. Đúng lúc ấy, thấy mẹ tôi đang lúi húi đặt mấy món vào khay gỗ, chuẩn bị bê vào phòng cho con dâu. Nhìn cũng không tệ như Thoa kể, nhưng cũng không đa dạng cho lắm.
Lúc ấy vừa mệt lại vẫn bực, tôi hơi nặng lời chất vấn bà. Nào ngờ, mẹ tôi cúi xuống mắt rưng rưng bảo: “Mẹ nghĩ mâm cơm 3 món mặn, 1 canh thế này là ổn rồi. Bình thường mẹ ở nhà chỉ cái trứng, đĩa rau vẫn xong. Cái Thoa cũng chỉ bảo mẹ đổi món liên tục cho đa dạng mà. Mẹ không biết nó sợ cơm mẹ nấu tới thế!”
Nghe xong câu ấy tôi đã lặng cả người. Tôi thương mẹ quá, trách mình vô tâm nữa. Biết thừa tính bà hay tiết kiệm, ăn uống kham khổ mà chẳng chịu mua đồ về biếu giúp bà cải thiện bữa ăn. Mẹ mình bao năm qua như thế, mà vợ ăn sướng gấp đôi, được 2 tuần mình lại gào lên trách bà.
Nhưng chưa dừng tại đó, bà ấp úng chia sẻ thêm: “Với mẹ cũng hết tiền. 5 triệu con đưa bỉm sữa, thuốc thang cho thằng cún tốn lắm. Tiền ăn mẹ cũng phải tính toán, chắt chiu lắm. Thịt đắt mà con… Rồi hoa quả cũng không hề rẻ. Hoa quả quê thì mẹ xin được, nhưng cái Thoa không thích. Nó muốn ăn nho Mỹ, cherry, táo New Zealand cơ. Mẹ lại không đi bán rau, bán trứng được, làm gì có tiền đâu!”
Lúc này tôi mới ngớ người. Vội hỏi bà về khoản 30 triệu hóa ra Thoa không hề đưa. Tôi giận tím mặt, cố giữ bình tĩnh vào hỏi vợ thì cô ấy lại bảo quên. Rồi thì mệt, ở quê chỗ rút tiền xa. Tôi biết thừa đó là vợ đang ngụy biện mà thôi. Tranh cãi 1 hồi thì Thoa khóc nấc lên nói tôi không thương vợ, kém cỏi, nghèo hèn… Tôi thật sự rất khó xử. Sau chuyện này tôi buồn về vợ nhiều, cũng không tin tưởng cô ấy như trước.
Thoáng thấy con dâu xuất hiện, mẹ chồng đã chỉ vào 2 bát miến trên bàn nhắc 'của con tô không thịt' nhưng lời cảm ơn lại khiến bà phát ngượng
Tôi cũng chẳng phải dạng tham ăn tục uống, nhưng sự phân biệt đối xử ra mặt của mẹ chồng thì tôi không nhịn được.
Mẹ chồng tôi tính rất kì. Với bà, cả thiên hạ này đều kém cỏi, dốt nát, xấu xa hết, chỉ có con cái của bà mới là nhất. Nghe đâu, mỗi lần nói chuyện với ai bà đều chê bai họ thẳng thừng, rồi tâng bốc con mình lên. Thế nên khó trách hàng xóm xung quanh chẳng ai ưa mẹ chồng tôi.
Tuy tiếng xấu của bà đồn xa, nhưng tôi yêu Nam nên vẫn quyết cưới. Lúc đó tôi nghĩ, mình có phải dạng hiền lành để bị bắt nạt đâu. Đặc biệt, tôi còn lương cao gấp đôi chồng nữa. Thế là tôi tự tin kết hôn và về ở chung với bố mẹ chồng.
Thế nhưng, về làm dâu tôi mới nhận ra mình là chiếc chiếu mới chưa từng trải. Vì thế mới có những suy nghĩ ngây thơ, dại dột như trên.
Là thế này, tôi đi làm lương gấp đôi chồng, việc bận rộn là đương nhiên. Thế nhưng, mẹ chồng chẳng cần biết chuyện đó, hễ thấy Nam phải làm vài việc lặt vặt là tru tréo lên. Bà yêu cầu tôi phải tự tay làm, không được phép sai chồng.
Nhiều khi tôi lỡ miệng gọi chồng mang hộ cái này cái kia, bà lại ngồi thuyết giảng cả tiếng đồng hồ. Bà bảo con trai bà là con vàng con bạc, chỉ làm những chuyện lớn. Còn dăm ba cái việc lặt vặt trong nhà tôi tự đi mà xử lý, không được phép sai bảo. Như thế là tôi láo. Tôi cãi chứ, nhưng bà vẫn rất bảo thủ.
Cuối cùng, tôi phải nói thẳng ra số tiền lương của mình gấp đôi chồng. Và tiền sinh hoạt hàng tháng mà tôi đưa cho mẹ chồng cũng chính là lương của tôi. Chứ Nam đi làm tiền thì ít, lại tối ngày phải tiếp khách, đãi sếp, còn lại có nhiêu đâu.
Lúc này, mẹ chồng mới đối xử nhẹ nhàng với nàng dâu hơn 1 chút. Bà nấu đồ ăn sáng cho tôi, không trách mắng mỗi tối tôi về muộn nữa. Kiểu như mẹ chồng thay tôi làm việc nhà vậy. Thế nhưng, có một điều vẫn không thay đổi đó là Nam chẳng cần làm gì. Động tay động chân vào cái gì là bà đuổi ra ngay. Bao bọc con trai tới nước này thì tôi cũng xin quỳ.
Mới đây thôi, tôi lại phát điên lên vì sự đối xử bất công quá đỗi của bà với con trai - con dâu. Sáng ấy, tôi dậy chuẩn bị xong xuôi thì đi xuống dưới nhà. Nhưng nhác thấy bóng dáng nàng dâu, mẹ chồng buông ngay chiếc chổi lau, chỉ vào bát miến nói luôn:
- Bát có thịt là của thằng Nam con nhé. Dạo này nó làm vất vả, đi sớm về khuya nên cần bồi bổ. Hơn nữa nó cũng là trụ cột gia đình, cần được hưởng những thứ tốt nhất. Con ăn bát bên cạnh đi.
(Ảnh minh họa)
Tôi đơ người. Thực ra vừa hết Tết, thịt thà tôi cũng chẳng thiết tha gì. Tuy nhiên, bà lại phân tách rạch ròi thế này thì đúng là choáng. Vẫn biết mẹ nào chẳng bênh con. Nhưng khi có con dâu thì cũng phải bênh vừa vừa chứ. Có muốn đối tốt với con trai hơn cũng phải lựa lựa, ai lại lố lồ lộ thế này?
Cảm kích vì bà nấu ăn sáng cho thì ít mà bực mình thì nhiều, tôi đáp thẳng.
- Con cảm ơn mẹ vì bát miến ăn sáng nhé. Nhưng thôi, anh Nam vất vả thì để anh ấy ăn cả đi mẹ ạ. Chứ con chẳng có công cán gì, ăn miến trắng không thịt nuốt cũng không trôi.
Với anh Nam là trụ cột gia đình thì mẹ nhắn anh ấy lo kiếm tiền nhiều nhé. Chứ trụ cột gì mà việc nhà không biết làm, tiền cũng kiếm không ra. Hay ý mẹ là trụ cột việc nội trợ trong nhà? Thế con lại càng không thấy anh ấy làm gì. Tóm lại là mẹ nên khuyên con trai làm thế nào cho xứng với tô miến thịt ấy ạ.
Đúng lúc ấy, Nam đi tới. Nghe được 1 phần lời tôi nói và nhìn bát miến, anh hiểu ra tất cả. Chồng mặt mũi méo xệch, vội vàng lên tiếng:
- Mẹ kì quá, nhà có mấy người thì nấu chung. Lại chia bát có thịt, bát không. Lần sau mẹ đừng vậy nữa. Con cũng có có liêm sỉ chứ, mẹ nghĩ con có thể ăn bát thịt để vợ, để con ăn bát miến không được không?
- Ừ mẹ biết rồi.
Mẹ chồng tôi bị con trai, con dâu nói như tát nước vào mặt thì im re. Bà ậm ừ rồi bỏ ra ngoài. Tôi thì cũng chẳng thể ăn nổi bát miến mà bà nấu cho, bỏ đó rồi đi làm. Nam chạy theo rối rít xin lỗi dù cũng chẳng phải lỗi do anh. Nhưng tôi vẫn bực lắm, nếu không vì anh nhu nhược thì có tới nông nỗi này?
Chuyện phân biệt đối xử này không phải lần đầu. Trước đó, rất nhiều lần bà đã có những hành động vậy rồi nên tôi không tin mẹ chồng mình có thể thay đổi 1 sớm một chiều. Tôi trầm ngâm suy nghĩ, có lẽ tới lúc phải ra ngoài ở riêng rồi. Dù ở nhà thuê, hoặc ở căn nhà cấp bốn cũng phải sống riêng. Chứ cứ chung sống thế này tôi sớm trầm cảm mất thôi.
Không thể quên nỗi đau bị chồng phản bội Chúng tôi cưới nhau đến nay được hơn 11 năm. Hai năm trước tôi phát hiện chồng ngoại tình 5 năm với người phụ nữ góa chồng, hơn anh 7 tuổi. Tôi và anh yêu nhau 6 năm, cả hai đều là mối tình đầu của nhau từ thời đại học, học xong mỗi người làm một nơi, cách nhau 400 km. Trong...