Võ sỹ Judo và 500 ngày trốn lệnh truy nã
Chỉ vì hiểu lầm từ cú huých tay để nhận người quen, sẵn có “ ma men” trong người, hai nhóm đã lời qua tiếng lại dẫn đến hỗn chiến. Sau khi sự việc xảy ra, Trần Mạnh Hùng (ảnh) đã lẩn trốn ở nhiều nơi thay tên đổi họ song không thoát khỏi sự truy lùng gắt gao.
Dao kiếm “chọi” súng AK
Khoảng 22h ngày 29-5-2010, Nguyễn Thảo Nguyên, Dương Thái Tân, Phí Vương Long, Trần Mạnh Hùng (SN 1984, ở cụm 1 phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) và một số đối tượng khác lên vũ trường New Square (trong khuôn viên khách sạn Daewoo, Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) để uống rượu. Bàn bên cạnh lúc đó có nhóm của Hoàng Quốc Phong, Vũ, Sáng, Long, Đức cùng một số người khác. Vì một xích mích vớ vẩn, sau khi ra khỏi sàn nhảy, 2 nhóm “hẹn” ra cầu Chương Dương “giải quyết”. Địa điểm sau đó được đổi sang Cửa khẩu An Dương.
Tại đây, chờ mãi không thấy địch thủ nên nhóm của Phong vứt bỏ hung khí và ra về. Một lát sau, nhóm của Nguyên đến điểm hẹn nhưng không thấy đối thủ nên cũng giải tán. Nhưng về đến khu vực vườn hoa ven hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, nhóm của Nguyên phát hiện thấy Hoàng Quốc Phong đang nằm ở ghế đá còn Vũ đang đứng gọi điện ở ven hồ. Long, Hùng và Việt lập tức vác kiếm, dao tông đuổi đánh Phong. Sau đó Long đã dùng súng AK của Nguyên bắn liền 3 phát khiến Phong phải nhảy xuống hồ trốn. Nguyên cũng xách súng AK (đã lên đạn), cùng Tân tay cầm tuýP sắt đuổi theo Vũ khiến thanh niên này cũng phải nhảy xuống hồ. Nguyên tiếp tục nã 3 phát đạn về hướng mà Vũ vừa nhảy xuống.
Hành trình tầm nã
Được biết, Hùng học văn hóa đến lớp 10 rồi nghỉ, đối tượng này có đến 9 năm liền học Judo ở một trung tâm luyện võ. Bản tính hung hãn côn đồ, lại cậy mình là người học võ Hùng nhanh chóng kết thân với một số bạn toàn là những tay anh chị tại đất Hà thành. Sau khi hay tin đồng bọn liên tiếp bị lực lượng CATP Hà Nội bắt giữ, đầu tháng 6-2010, mang theo ít tư trang cá nhân cùng 5 triệu đồng, Hùng ra bến xe nước ngầm vào nhà một người quen ở tỉnh Long An, thay tên đổi họ. Tháng 9-2011, tưởng đã an toàn, đối tượng này đã trở ra phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Thông tin này đã được trinh sát phát hiện. Nhưng khi tổ công tác đến nơi, đối tượng này đã nhanh chân lẩn trốn.
Video đang HOT
Đầu tháng 11, trên cơ sở các nguồn tin được sàng lọc kết hợp với kinh nghiệm trong đấu tranh với tội phạm truy nã, các trinh sát phòng cảnh sát truy nã tội phạm CATP đã xác định được khu vực đối tượng Hùng lẩn trốn là ở thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm. 22h ngày 23-11, 6 trinh sát mặc thường phục đã mở rộng “lưới” để ốp bắt đối tượng. Đang nằm nghỉ trong lều, chưa kịp phản ứng, Hùng bị các chiến sỹ ập vào khống chế. Ngày 24-11, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm đã bàn giao hồ sơ cùng đối tượng cho đội trọng án của Phòng CSHS CATP Hà Nội để điều tra theo đúng thẩm quyền.
Theo ANTD
Nghệ An: Bi kịch của một sinh viên
Đang là sinh viên năm thứ 2 một trường cao đẳng với giấc mơ xuất khẩu lao động kiếm tiền phụ bố nuôi em, chỉ vì rượu, Đặng Công Long đã đẩy mình vào con đường tội lỗi, đẩy người cha khốn khổ vào cảnh nợ nần chồng chất.
Bị cáo Đặng Công Long trước vành móng ngựa
Sáng ngày 23/11, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Đặng Công Long (SN 1988, trú tại xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) về tội giết người.
Kẻ sát nhân có khuôn mặt khá khôi ngô. Tôi đặc biệt ấn tượng với bàn tay của Long - bàn tay trắng trẻo với những ngón tay thon dài. Cũng chính bàn tay ấy đã tước đi mạng sống của một con người. Nguyên nhân dẫn đến tội ác tày trời đó lại là những chén rượu vui ngày hội ngộ sau nhiều năm xa cách.
Anh Nguyễn Đức Thịnh (xã Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) vào Quy Nhơn (Bình Định) lập nghiệp và quen biết chị Mai Thị Yến. Hai người quyết định kết hôn và có với nhau một đứa con gái. Khi cháu bé vừa hơn 1 tuổi thì chị Yến phát hiện mình bị bệnh nặng. Anh Thịnh quyết định đưa vợ ra Hà Nội để kiểm tra và chữa trị. Trên đường đi, anh đưa vợ con về thăm nhà. Và bi kịch của gia đình họ bắt đầu từ chuyến thăm nhà định mệnh ấy.
Biết tin chị Yến bị bệnh nặng, sáng ngày 12/5/2011, Đặng Công Long và Nguyễn Bá Vương rủ nhau đến thăm. Ngoài mấy bịch sữa dành cho người ốm, Long và Vương không quên mang theo... 2 chai rượu để hàn huyên tâm sự với người bạn xa lâu ngày không gặp.
Đến nơi chỉ có vợ Thịnh ở nhà, còn Thịnh đang đi uống rượu ở nhà bạn. Long và Vương tìm đến nhập bọn. Sau khi ngà ngà, cả nhóm kéo nhau ra biển tắm và tiếp tục uống rượu. Được một lúc, Vương về trước, Thịnh và Long tiếp tục chén thù chén tạc với nhau đến xế chiều mới đưa nhau về. Lúc này cả nhóm uống hết 3 chai rượu và 1 két bia.
Cả hai khật khưỡng ghé vào nhà Vương chơi. Trong lúc chờ Vương rửa mặt cho tỉnh ngủ, Thịnh và Long trêu đùa nhau. Thịnh đẩy mạnh khiến Đặng Công Long ngã va mặt vào cánh cửa gỗ. Máu nóng dồn lên mặt, Đặng Công Long nhặt con dao sau cánh của rồi nhằm cổ Thịnh đâm một nhát. Được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Thịnh không qua khỏi. Kết quả giám định pháp y cho thấy Nguyễn Đức Thịnh chết do choáng mất máu nặng do vết thương làm đứt bó mạch thần kinh cảnh gốc trái.
Sau khi án mạng xảy ra, gia đình Đặng Công Long đã vay mượn, hỗ trợ cho gia đình bị hại 75 triệu đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Đặng Công Long đã thành khẩn khai báo mọi hành vi phạm tội và mong muốn được gia đình nạn nhân tha thứ. Tuy nhiên phần xác định bồi thường dân sự lại chiếm nhiều thời gian của HĐXX. Vì gia đình Long quá nghèo, mẹ lại mất sớm, một mình ông Đặng Công Thịnh - bố Thịnh làm lụng nuôi 2 con ăn học nên cái nghèo, cái khó cứ bám riết không thoát ra được. Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình nạn nhân cũng chẳng khấm khá hơn.
Nỗi đau tận cùng của bà Nguyễn Thị Lương - mẹ nạn nhân
Lúc anh Thịnh qua đời cũng là lúc chị Yến được xác định mắc bệnh ung thư cổ. Lo lắng ma chay cho chồng xong, nhà chồng quá nghèo không giúp được gì hơn trong việc chữa trị bệnh nên chị xin phép về nhà ngoại để tá túc, để lại cháu Nguyễn Thị Loan mới hơn 1 tuổi cho ông bà nội nuôi. "Hôm rồi tòa thông báo lịch xét xử nhưng bệnh của Yến đã đến giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn phải điều trị bằng hóa chất nên em nó không thể ra mà ủy quyền cho vợ chồng tôi đại diện trước tòa.
Khổ thân cháu tôi, mới 2 tuổi đầu đã mất bố, giờ lại sắp mất mẹ. Nghe tiếng nhạc đám cưới, nó bảo "Bà bế cháu đi xem, bố Thịnh cháu đang hát đấy", nghe cháu nói mà tôi đứt từng khúc ruột. Vợ chồng tôi phải gửi cháu nó vào Bình Định cho cháu được ở cùng mẹ thêm ít lâu nữa chứ bệnh của Yến giờ đã không còn hy vọng gì nữa", bà Nguyễn Thị Lương - mẹ nạn nhân Nguyễn Đức Thịnh rơm rớm nước mắt.
Trước phiên tòa, bà đề nghị xử tử hình kẻ đã giết con trai bà, đẩy cháu gái bà vào cảnh mồ côi và đẩy đứa con dâu khốn khổ tội nghiệp của mình vào cảnh không còn chỗ dựa những ngày cuối đời. Vì gia đình Long cũng quá hoàn cảnh nên bà không yêu cầu bồi thường thêm chi phí mai táng cũng như tổn thất tinh thần ngoài số tiền 75 triệu đồng đã đưa sau khi án mạng xảy ra nhưng bà yêu cầu phía bị cáo phải có trách nhiệm trong việc nuôi nấng cháu Loan đến khi cháu trưởng thành.
Với mức trợ cấp nuôi dưỡng 500.000 đồng/ tháng và thực hiện đến khi cháu Loan tròn 18 tuổi, gia đình bị cáo Đặng Công Long phải trả cho gia đình bị hại 96 triệu đồng. Nghe con số "khổng lồ" đó, ông Đặng Đức Thịnh thảng thốt "chừng ấy tiền chúng tôi không lấy đâu ra. Số tiền đưa cho gia đình bị hại chúng tôi đã vay mượn khắp nơi và phải nhờ sự hỗ trợ của bên ngoại của Long mới có được từng đó. Giờ một lúc phải trả gần 100 triệu chúng tôi không đủ sức". Nói rồi ông đề nghị tòa án xem xét cho ông được trả dần dần theo từng tháng một.
Vì rượu, vì một phút không kiềm chế được bản thân, Đặng Công Long đã tước mất tương lai của mình và đẩy người cha nghèo khổ vào vòng nợ nần
Lời giãi bày gan ruột của ông Thịnh vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía gia đình bị hại. Một đứa trẻ mồ côi cha và sắp mất cả mẹ, liệu 500.000 có đủ để nuôi cháu trong vòng 1 tháng không? Chỉ đến khi một người cô ruột của bị cáo đứng lên xin chịu trách nhiệm về số tiền trợ cấp nuôi cháu Loan và đề nghị phía bị hại xem xét cho bà được chia làm 3 lần trả chia đều trong 3 năm bà Lương mới chịu đồng ý.
HĐXX đã tuyên phạt Đặng Công Long 13 năm tù giam. Trước ngày phạm tội, Long đang là sinh viên một trường cao đẳng tại Nghệ An. "Nếu như hắn không uống rượu đến mức không kiểm soát được hành động của bản thân, nếu như không có sự việc xảy ra thì cuối năm nay hắn chuẩn bị đi xuất khẩu Hàn Quốc. Nhà nghèo nên tôi cũng cố vay mượn lo cho cháu học để đi xuất khẩu mong đời nó bớt khổ nhưng giờ thì hết rồi. Tội con, nợ bố cô ạ", nói đoạn ông tất cả bước đi. Món nợ gần 100 triệu đồng đang treo lơ lửng trên đầu người cha khốn khổ.
Theo Dân Trí
Lạng Sơn: Đâm chết người sau men rượu tiệc cưới TAND tỉnh Lạng Sơn vừa tuyên phạt bị cáo Vi Văn Phấn (SN 1991) mức án 12 năm tù tội danh giết người. Chỉ vì chút mâu thuẫn mà sau tiệc cưới, khi đã ngà men rượu, Phấn đã cùng đồng bọn dùng dao bầu đâm chết nạn nhân. Theo cáo trạng, 17h ngày 24/5/2011, Phấn cùng với nhóm bạn cùng thôn (trong...