Vỡ ống nước ở Quốc lộ 1: 4 phường ở TP.HCM sẽ mất nước trong 2 ngày
Do sự cố vỡ ống truyền dẫn nước sạch, 8 phường ở quận Gò Vấp, Quận 12 sẽ bị ngưng và giảm áp lực nước trong thời gian sửa chữa dự kiến là 2 ngày.
Liên quan đến sự cố vỡ ống nước ở Quốc lộ 1A ( phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP.HCM), chiều 23/3, Công ty Cổ phần cấp nước Trung An cho biết, ống bị vỡ là tuyến truyền tải D600 cung cấp nước cho một số khu vực thuộc sự quản lý của công ty nên Trung An sẽ ngưng cung cấp nước.
Cụ thể, các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An (Quận 12) sẽ bị ngưng cung cấp nước và các phường 8, 9, 13, 14 (quận Gò Vấp) nước sẽ yếu. Việc ngưng và giảm áp lực nước trên địa bàn quận Gò Vấp và Quận 12 sẽ kéo dài cho đến khi khắc phục xong sự cố.
“Đây là sự cố bất khả kháng, công ty kính mong sự thông cảm từ quý khách hàng trong khu vực bị ảnh hưởng”, Trung An cho biết.
Theo đại diện Tổng Công ty cấp thoát nước Sài Gòn, dự kiến công việc khắc phục sẽ kéo dài khoảng 2 ngày.
Video đang HOT
Đường ống nước bị vỡ khiến nhà dân bị sụt lún.
Như VTC News đưa tin, khoảng 5h ngày 23/3, người dân ở khu vực gần ngã tư Bình Phước (phường Tam Bình) nghe rung lắc mạnh. Khi kiểm tra, người dân phát hiện phần móng của một ngôi nhà ở Quốc lộ 1 bị sụp lún, tạo thành hố sâu hơn 2m do đường ống dẫn nước phía dưới bị vỡ.
Tại hiện trường, nhiều tài sản như bình ắc quy, máy móc bị cuốn xuống lòng hố sâu hơn 2m, khoét hàm ếch và có nước trào lên lênh láng trên Quốc lộ 1. Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng phường Tam Bình đã có mặt để hộ trợ người dân di dời tài sản.
Được biết, đường ống bị vỡ không chỉ dẫn nước sạch cho quận Gò Vấp và Quận 12 mà còn cấp nước cho quân Thủ Đức. Việc đường ống dẫn nước bị vỡ khiến nguồn cung cấp nước sạch cho người dân 3 quận trên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo VTC News
Phớt lờ quy định mặc áo phao khi qua đò
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Trung tá Phan Văn Mẫn, Đội trưởng Đội 2 Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an TP.HCM (PC08B), cho biết: "Hiện vẫn còn tồn tại tình trạng khách qua các tuyến đò trên địa phận TP.HCM không mặc áo phao".
Theo đó, PV vừa tìm hiểu thực tế tại bến đò Nhị Bình (huyện Hóc Môn, TP.HCM), tại đây có treo tấm bảng: "Mặc áo phao khi đi đò là bảo vệ chính mình". Bên cạnh đó, một tấm bảng lớn ghi thông báo: "Phạt tiền 100.000-200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông".
Theo ghi nhận, trên phà có nhiều áo phao được chất thành hai đống nhưng lại không có hành khách nào sử dụng. PV cũng không thấy nhân viên bến đò nhắc nhở hành khách cần mặc áo phao khi phà lưu thông qua sông.
Ông Thành (người dân tỉnh Bình Dương) cho hay ngày nào ông cũng đi làm trên chiếc phà này. "Qua phà mất chừng vài phút thì cần gì phải mặc áo phao. Với lại có thấy ai nhắc nhở hoặc phạt tiền gì đâu" (!?) - ông Thành nói.
PV cũng ghi nhận tình hình tương tự tại bến đò An Phú Đông (phường An Phú Đông, quận 12). Đò này chở khách qua sông Vàm Thuật đến địa phận quận Gò Vấp. Tại đây hành khách cũng không mặc áo phao và cũng không được nhân viên nhắc nhở cần mặc áo phao khi lưu thông.
Thông tư 15/2012/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định: "Trước khi cho phương tiện rời bến thì chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải phát cho mỗi hành khách một áo phao hoặc một dụng cụ nổi cá nhân để sử dụng. Đồng thời, hướng dẫn và yêu cầu hành khách trên phương tiện mặc áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách trong suốt hành trình của phương tiện.
Về vấn đề này, quản lý bến đò Nhị Bình cho hay: "Tôi thường xuyên nhắc nhở chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện phát áo phao cho khách. Có lẽ do họ quên nên tôi sẽ nhắc lại".
Phía chính quyền địa phương, bà Võ Minh Hoàng, Chủ tịch UBND xã Nhị Bình, cho biết xã thường xuyên nhắc nhở khách đi phà phải mặc áo phao trên hệ thống loa phát thanh.
"Đối với chủ bến đò, UBND yêu cầu phải thực hiện đúng quy định phát và hướng dẫn khách sử dụng áo phao. Nếu chủ bến đò không thực hiện, xã có công văn đề nghị PC08B kiểm tra, xử phạt đúng thẩm quyền" - bà Hoàng nói.
Trung tá Mẫn thông tin: Áo phao không được chủ phương tiện vệ sinh sạch sẽ là một trong những nguyên nhân khiến khách không muốn mặc. "Nguyên nhân khác là khách ngại nóng, thời gian qua phà nhanh" - ông Mẫn nhấn mạnh.
Theo ông Mẫn, hành khách không mặc áo phao thì trách nhiệm chính thuộc về chủ phương tiện. Bởi lẽ Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định: Chủ phương tiện từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.
Theo PL
TRẦN NGỌC
Các hiệp hội FDI đề nghị TP.HCM nhanh chóng nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất Tại Hội nghị gặp gỡ với lãnh đạo TP.HCM, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (DN FDI) kiến nghị TP.HCM nhanh chóng nâng cấp và mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sớm đẩy nhanh tiến độ dự án Metro đô thị, giải quyết cơ bản vấn nạn kẹt xe, ô nhiễm... để tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các...