Vợ ông Nguyễn Đức Tài bán ra, CEO Thế Giới Di Động mua vào cổ phiếu MWG
Trong khi ông Trần Kinh Doanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động đăng ký mua 500.000 cổ phiếu MWG thì bà Phan Thị Thu Hiền, vợ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài lại đăng ký bán 480.000 cổ phiếu MWG trong cùng khoảng thời gian từ ngày 15.5 đến 13.6, việc mua-bán đều được thực hiện với mục đích tài chính cá nhân.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động
Vợ ông Nguyễn Đức Tài muốn bán 480.000 cổ phiếu MWG
Theo thông tin từ Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động, ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động mới đây đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu MWG từ ngày 15.5 đến 13.6. Nếu thành công, ông Doanh nắm hơn 3,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,82%.
Trong cùng khoảng thời gian nêu trên, bà Phan Thị Thu Hiền, vợ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài, đăng ký bán 480.000 cổ phiếu MWG. Dự kiến sau giao dịch bà Hiền còn hơn 2,45 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,55%.
Theo Thế Giới Di động, việc mua-bán của hai cá nhân nêu trên đều được thực hiện với mục đích tài chính cá nhân.
Ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động
Video đang HOT
Cũng trong khoảng thời gian ông Trần Kinh Doanh và bà Phan Thị Thu Hiền thực hiện giao dịch mua-bán cổ phiếu MWG, vào ngày 24.5 tới, Thế Giới di động sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền dựa trên kết quả kinh doanh năm 2018 cho cổ đông. Tỷ lệ chi trả 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.500 đồng. Thời gian thanh toán vào 11.6.2019.
Trên sàn HOSE, giá cổ phiếu MWG là 85.200 đồng/cổ phiếu, giảm 2,07% so với thời điểm đầu năm 2018. Giá trị giao dịch hiện tịa của cổ phiếu MWG giúp tài sản chứng khoán của ông Nguyễn Đức Tài đạt giá trị khoảng 2.344,5 tỷ đồng.
Cổ phiếu VNM, BID bứt phá
Trong bối cảnh đám phán thương mại Mỹ-Trung kết thúc mà không mang lại kết quả, còn phía dự kiến Mỹ sẽ khởi động áp thuế mới lên 325 tỷ USD hàng Trung Quốc trong tuần này đã tạo ra tâm lý lo lắng và sợ hãi đối với các nhà đầu tư. TTCK Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với sắc đỏ trên cả hai sàn HOSE và HNX.
Song theo thời gian, lực cầu dần tăng mạnh giúp sắc xanh xuất hiện trên các Large Cap của thị trường, chỉ số VnIndex trở về ngưỡng tham chiếu, rồi tăng nhẹ hơn 3 điểm. Trong đó, cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống góp công lớn giúp thị trường tăng trưởng.
Bước sang phiên giao dịch chiều 13.5, dòng tiền chảy mạnh với nhóm bluechip và một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, VHM, BVH, HVN… đã giúp VnIndex nới rộng đà tăng điểm.
Một điểm đáng chú ý trong phiên giao dịch chiều 13.5 là việc là cổ phiếu ROS bất ngờ đảo chiều tăng 6,3% trong phiên ATC dù ít phút trước đó còn chìm trong sắc đỏ với mức giảm 3,32%.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13.5, VnIndex tăng 5,53 điểm (0,58%) lên 958,08 điểm. (Ảnh: TVSI)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13.5, VnIndex tăng 5,53 điểm (0,58%) lên 958,08 điểm. Còn HNX-Index giảm 0,11 điểm (-0,1%) xuống 105,75 điểm.
Hôm nay, khối ngoại trên TTCK Việt Nam bán ròng gần 114 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 236 tỷ đồng trên sàn HNX.
Trên HOSE, lực bán tập trung ở các mã TCB và VNM. Trong khi đó, VGC là cổ phiếu bị khối ngoại tập trung bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX với khối lượng giao dịch lên tới 12 triệu cổ phiếu.
Được biết, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận hủy niêm yết cổ phiếu của Tổng Công ty Viglacera (VGC) để chuyển niêm yết sang Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HSX). Ngày hủy niêm yết cổ phiếu là 20.5, ngày giao dịch cuối cùng trên sàn HNX là 17.5.
Theo danviet.vn
TTCK lo ngại về tăng trưởng kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2019
Hơn 900 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã tổ chức đại hội cổ đông, hầu hết đều đặt kế hoạch tăng trưởng kinh doanh thấp hơn. Điều này đã làm cho nhiều nhà đầu tư lo ngại thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 sẽ giảm điểm do không có thông tin hỗ trợ tích cực.
Theo ước tính sơ bộ của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu kế hoạch của 925 doanh nghiệp (DN) niêm yết đã giảm dần từ mức 26% năm 2017, xuống 18% vào năm 2018 và còn 17% vào năm 2019; kế hoạch mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (LNTT) cũng giảm dần từ 40% trong năm 2017, xuống còn 31% vào năm 2018 và xuống còn 12% vào năm 2019.
Lý do kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp giảm vì trong những tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội trong nước bị ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Hiện bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Có thể thấy, kinh tế toàn cầu đang yếu đi và FED đã phản ứng bằng việc siết chặt hai lần lãi suất.
Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng yếu tại châu Âu trong khi Nhật Bản thất bại trong việc đẩy lạm phát; Chỉ số PMI của Đức giảm mạnh dưới 50 khi thương mại toàn cầu giảm và sự phụ thuộc lớn vào các thị trường châu Á, điều này làm các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu. Theo các chuyên gia chứng khoán - tài chính, đây là lần đầu tiên trong 3 năm lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm giảm dưới mức 0. Chính vì vậy, tình hình ở châu Âu nghiêm trọng hơn nhiều so với Mỹ, bởi Fed có thể ngừng tăng lãi suất, nhưng Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ không bao giờ bắt đầu điều đó. Công cụ tiền tệ thông thường duy nhất còn lại trong chiếc hộp của họ là trì hoãn việc thắt chặt tiền tệ.
Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu đang yếu đi cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lo ngại về thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Cụ thể, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống còn 3,3% (từ mức 3,5% trong tháng 1), mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Đây là lần thứ 3 trong 6 tháng, IMF điều chỉnh dự báo thấp đi.
Với những thông tin không mấy tích cực trên, nhiều cổ đông DN niêm yết lo ngại tăng trưởng thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) trong tháng 5 sẽ không có những tín hiệu khả quan.
Thông tin hỗ trợ được xem là tích cực nhất liên quan là việc xem xét thăng hạng TTCK, dự kiến vào cuối tháng 5 của công ty phân tích tài chính MSCI.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các chuyên gia chứng khoán - tài chính vẫn tin rằng thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn cơ hội. Trước hết, tin tức tiêu cực từ các cuộc đàm phán Mỹ - Trung có thể gây áp lực lên các chỉ số chứng khoán toàn cầu (đặc biệt là S&P 500, DJ và Nasdad) vốn đã tăng khá cao trong bốn tháng đầu năm 2019. Thứ hai là các chỉ số vĩ mô trong nước đều không thực sự khả quan so với cùng kỳ. Các thông tin này, hoặc sẽ trực tiếp hoặc sẽ gián tiếp tác động lên sàn chứng khoán Việt Nam.
Do đó, các chuyên gia chứng khoán - tài chính cho rằng, TTCK Việt Nam khó có thể hình thành xu hướng tăng trong tháng 5/2019. Tuy nhiên, sự điều chỉnh mạnh trong tháng 5 có thể tạo nên thời điểm tốt cho việc tích lũy cổ phiếu, đặc biệt là các công ty lớn (thuộc VN30) với nền tảng cơ bản tốt và có mức định giá tương đối hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới.
Hải Yên
Theo Báo Tin tức
Vĩnh Hoàn của "nữ tướng" Trương Thị Lệ Khanh sắp chi 185 tỷ đồng trả cổ tức Dưới sự điều hành của bà Trương Thị Lệ Khanh và các cộng sự, Công ty CP Vĩnh Hoàn đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2018 với mức lợi nhuận 1.442 tỷ đồng. Và ngày 6.6 sắp tới, Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục chia cổ tức đợt 2 năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 20% với nguồn vốn...