Vợ ở cữ, chồng Hà Nội xoay sở ra mâm cơm “đỉnh của chóp” trong mùa giãn cách
Nhờ có những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất này mà mới sinh con được gần 2 tháng, bà xã anh đã trữ được rất nhiều sữa cho con dùng dần.
Sau khi sinh con xong, có nhiều bà mẹ đều than phiền rằng chồng mình vô tâm quá, chẳng biết tắm táp, bế bồng dỗ con cho vợ nghỉ hay đơn giản là nấu cho vợ một bữa ăn ở cữ. Song, mới đây, anh Giang Công Thế (sinh sống ở Hoài Đức, Hà Nội) đã khiến nhiều người, nhất là các mẹ, khi bất ngờ khoe album những mâm cơm cữ mà anh đã tự tay nấu nướng phục vụ bà xã Đ.T.Thảo trong thời gian cô sinh con thứ 2.
Bình thường Công Thế vẫn hay làm việc nhà và nấu nướng trong những lúc vợ chưa đi làm về.
Sau khi vợ sinh con, anh lại tiếp tục tự tay vào bếp nấu cơm cữ cho vợ.
Theo lời Công Thế chia sẻ thì anh cùng bà xã quen và yêu nhau khi còn là sinh viên năm 2 ở trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp. Sau 10 năm kết hôn, Thế và Thảo đã có với nhau 2 đứa con kháu khỉnh, một bé sinh năm 2015 và bé thứ 2 được 1,5 tháng tuổi. Công Thế tâm sự: “Thực sự cũng do hoàn cảnh cá nhân mà sinh bé đầu Cô ấy thiệt thòi quá nhiều, cả vật chất lẫn tinh thần. Vậy nên đến bé thứ 2, mình muốn bù đắp lại cho Cô ấy. Và “Cơm cữ” là thứ mà Cô ấy muốn mình sẽ là người nấu cho Cô ấy ăn nhất, sau đó mới đến việc khác. Cô ấy bảo: Anh là người nấu hợp khẩu vị của em nhất. Vậy là mình cố gắng làm MasterChef của gia đình”.
Công Thế cũng tiết lộ thêm rằng Thảo sinh con ngay trong thời điểm Hà Nội đã quy định giãn cách. Cũng may nhờ sinh thường, nên chỉ 2 ngày sau, Thảo đã được xuất viện về nhà. Vậy nhưng, sau đó trong khu vực gia đình anh sinh sống lại xuất hiện F0 nên cả khu bị cách ly, mọi đồ ăn thức uống anh đều phải nhờ gia đình tiếp tế hoặc bạn bè và mọi người trong khu mua giúp, nên cũng bị hạn chế về nguyên liệu hay gia vị.
Không chỉ nấu ăn hợp khẩu vị của vợ, anh Công Thế còn biết biến tấu ra nhiều món ăn đa dạng dù thiếu nguyên liệu và gia vị do không mua được.
Song, với phương châm “Tủ lạnh có gì dùng đấy”, Công Thế đã “biến hóa” thành công ra rất nhiều món ăn bổ dưỡng, đủ chất dinh dưỡng để vợ ăn trong thời gian ở cữ. Nhìn vào từng mâm cơm cữ mà anh dành cho vợ, không ít người sẽ phải xuýt xoa về sự khéo léo của ông bố 2 con này.
Video đang HOT
Công Thế không chỉ nấu đủ các món ăn từ xôi gà, nem rán, canh miến, bò xào, cho đến các món trứng luộc, trứng sốt,… Anh còn nấu nhiều loại rau: rau ngót, rau cải ngọt, rau muống, bầu bí, cà rốt, su su, bí đỏ… và gọt sẵn trái cây cho vợ ăn tráng miệng. Không chỉ có thế, anh chồng này còn bày biện một cách đẹp mắt. Ban đầu, vợ của Công Thế sẽ ăn riêng trong phòng, nhưng sau khi đã khỏe hơn, cô đã ra ăn cùng mâm với mọi người để đỡ buồn và ăn được nhiều món hơn.
“Lúc đầu chăm vợ mình cũng không tìm hiểu, chỉ nấu theo bản năng. Sau đó thì có lên mạng tìm hiểu thêm để tránh những món ăn kiêng kị. Còn lại một số món mình cảm thấy nó không đến mức phải kiêng thì vẫn nấu. Những món nào vợ bảo ăn được hay món nào nghe ngóng nếu cho con bú không sao thì mình cũng nấu luôn”, Công Thế cho biết.
Các bữa cơm cữ của Công Thế nấu hiếm khi có các món trùng nhau.
Anh còn nấu cả mì xào rau củ và bún đậu mắm tôm cho vợ ăn đỡ thèm.
Chính vì thế mà mâm cơm cữ ông bố 2 con dành cho vợ không bao giờ “nghèo nàn”, anh biến tấu đủ các món theo các kiểu nấu khác nhau như: luộc, xào, hấp, kho, kết hợp giữa các nguyên liệu khác nhau để mùi vị thức ăn thay đổi. “Mình cũng thích nấu ăn và làm việc nhà bình thường. Lấy nhau về mình vẫn đón con cơm nước, vợ về là ăn thôi vì mình làm tự do nên giờ giấc thoải mái hơn, còn vợ thì hết giờ mới được về. Chỉ có đợt này có thời gian mình mới chụp hình đăng ảnh thôi, chứ mai kia mình bận việc, cô ấy lại phải tự túc hết vì không có bà giúp đỡ, chỉ có 2 vợ chồng chăm nhau”, Công Thế tiết lộ.
Ruốc và trà sữa cũng do Công Thế làm cho vợ.
Dù mới sinh con được gần 2 tháng nhưng bà xã Công Thế đã trữ được một lượng sữa đáng ngưỡng mộ để dành cho con.
Nhờ những mâm cơm cữ đủ chất hợp khẩu vị của chồng mà Thảo nhanh khỏe, nhanh hết đau và sữa thì tràn trề đến độ cô hút sữa ra trữ đầy cả một ngăn cấp đông. Còn em bé thì tăng cân, phát triển hơn cả mong đợi. Công Thế chia sẻ: “Đó là những niềm hạnh phúc đơn giản của ông bố bỉm sữa. Bỏ qua những lời không hay những suy nghĩ tiêu cực như kiểu mặc váy thay quần…. thì điều mà mình hướng đến đó chính là tình yêu, niềm hạnh phúc, nó lớn hơn tất cả”.
Đúng ngày con đầy tháng, mẹ chồng nói một câu khiến nàng dâu "rớt nước mắt", nhìn mâm cơm càng chua chát
Hội chị em nhìn vào ai nấy đều cảm thấy xót xa thay cho bà mẹ bỉm sữa vì mâm cơm đúng chuẩn "cơm thừa canh cặn" này.
Thông thường, chị em phụ nữ trong thời kỳ ở cữ sẽ được các thành viên trong gia đình tận tình chăm sóc, đặc biệt là chuẩn bị những bữa cơm ngon lành, đủ chất dinh dưỡng để mẹ hồi phục sức khoẻ, có đủ sữa giúp con mạnh khoẻ.
Thế nhưng, không phải mẹ bỉm nào cũng may mắn nhận được sự chăm sóc chu đáo ấy. Như chị Phạm Bình, một bà mẹ bỉm sữa đến từ Hải Dương mới đây đã lên mạng than thở về tình cảnh của mình.
Dẫu biết không phải chuyện gì cũng có thể lên mạng kể lể, nhưng khi nhìn mâm cơm nhà chồng để phần mỗi ngày thế này, không nói ra thì ai thấu được nỗi khổ của mẹ bỉm sữa?
Nàng dâu lên mạng kể khổ vì quá ấm ức trước cách đối xử của mẹ chồng
Chuyện là, chị Bình đã sinh em bé được tròn một tháng. Tháng đầu ở cữ, chị được miễn nhiệm vụ nấu cơm cho cả nhà, mẹ bỉm sữa không ăn riêng mà ăn chung mâm với mọi người.
Thế nhưng mỗi bữa, bố mẹ chồng cùng chồng chị Bình thường ăn cơm trước. Mẹ bỉm sữa sau khi dỗ con hoặc ấp con ngủ xong mới xuống bếp ăn cơm.
"Đến bữa cả nhà thường ăn xong hết mình mới ăn, cũng bình thường thôi vì mình bận con nhỏ thì không thể đúng giờ giấc ngồi cùng cả nhà được.
Nhưng nhiều hôm mình nhìn mâm cơm mẹ chồng để phần mà ngao ngán. Mấy cái bát ăn dở chồng lên nhau để ở một góc mâm, thức ăn thừa vẫn còn nguyên bên trong bát. Đũa thìa dùng rồi cũng để đấy.
Phần thức ăn "để phần" cũng không khá khẩm hơn. Đĩa cá còn chỏng chơ một con, bát canh cũng không còn gì để ăn, nhìn đúng thật là cơm thừa canh cặn" - Chị Bình chia sẻ.
Mâm cơm "chẳng còn gì để ăn" mà nhà chồng để phần khiến mẹ bỉm nghẹn ngào
Chưa kể, hôm nào cũng như hôm nào, bên cạnh mâm cơm vương vãi là một chậu bát đũa bẩn cả nhà đã ăn xong, chất cao đợi nàng dâu dọn luôn một thể.
Quá tủi thân, nàng dâu này mới lên mạng than thở. Chị Bình cũng nói thêm, chuyện này diễn ra rất nhiều lần.
Do con còn nhỏ, chị thường ăn cơm sau cả nhà và mẹ chồng thường xuyên cho ăn cơm thừa tương tự mâm cơm này.
Bên cạnh mâm "cơm thừa" luôn có chồng bát đĩa bẩn đợi sẵn
Chuyện chưa dừng lại ở đó, đúng hôm cháu nội đầy tháng, mẹ chồng chị còn nói một câu khiến nàng dâu "đứng hình":
"Hôm vừa đầy tháng con mình, mẹ chồng bảo: "Rồi nhé, hết cữ rồi, dậy làm việc nhà được rồi đó!"
Nghe xong tủi thân cực kỳ, như thể bà chỉ đợi ngày con mình đầy tháng để mình làm việc nhà thôi, cảm giác cả nhà chồng xem con dâu như người ở vậy.
Trong khi dù ở cữ nhưng mình vẫn rửa bát sau khi ăn, thức đêm thức hôm chăm con thì không ai quan tâm.
Mình cũng xác định ra tháng là dậy làm việc nhà, cơm nước giặt giũ chứ ai làm cho, chỉ là bà phán một câu nghe muốn "rớt nước mắt".
Câu chuyện và hình ảnh nàng dâu đến từ Hải Dương chia sẻ khiến nhiều chị em đồng cảm, xót xa cho nàng dâu phải hứng chịu cảnh đối xử tệ bạc, không được trân trọng.
Đa số đều cho rằng, đây là mâm cơm không chấp nhận được. Thậm chí, nhiều người còn bức xúc khuyên chị Bình hãy tự thương lấy mình và "hiến kế":
- Nhà mình ai ăn trước đều dọn dẹp mâm rất gọn gàng sạch sẽ. Nhìn thế kia ai mà nuốt nổi, đúng kiểu "cơm thừa canh cặn" .
Bạn để nguyên mâm đó, nấu mì hoặc order món gì ngon ngon ăn mới có sữa cho con được chứ, xem ai sẽ dọn cho biết?
- Để phần cơm mà bới tung lên thế ai ăn cho được, lại còn là mẹ bỉm sữa! Theo mình bà đã nói thế thì ra tháng bạn nên xin về ngoại, hoặc nếu dậy làm việc được thì tự nấu cho mình ăn, đến bữa bế con xuống ăn luôn"
Chị Phạm Bình cho hay, chồng chị cũng đã gửi tiền nhờ ông bà ngoại nấu cơm mang sang, nhưng chỉ được một hai hôm rồi thôi vì "bà ngoại nấu cơm canh mang sang thì mẹ chồng nói mát nói mẻ, kêu nhà này cũng đủ ăn, không bắt nó nhịn đói... nên mẹ mình ngại"
Đọc đến đây, 500 chị em không khỏi bực mình và cám cảnh thay cho nàng dâu này. Những cảnh xót lòng như thế này, theo chị Phạm Bình thì "chưa phải là tất cả".
Nhưng chị vẫn cảm thấy có đôi phần nhẹ nhõm vì nói ra được nỗi khổ giấu kín, và nhận được nhiều lời khuyên của mọi người.
Con gái sụt sùi thương bố mẹ đẻ trong đêm cuối cùng ở cữ nhà ngoại Năm 2017, câu chuyện của chị Y.H. sống tại Hà Nội kể về tâm trạng đêm cuối cùng ở nhà bố mẹ ruột kết thúc tháng ngày ở cữ nhà ngoại đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Mặc dù sự việc đã qua lâu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại câu chuyện vẫn được các mẹ...