Vợ nhờ công an ngăn chồng chuyển tiền cho nhóm lừa đảo
Một người đàn ông ở Nghệ An đến ngân hàng để chuyển 290 triệu đồng từ 3 sổ tiết kiệm cho ‘ cán bộ công an điều tra ma túy’.
Rất may, người vợ phát hiện được và nhờ công an xã ngăn chặn kịp thời việc chuyển tiền cho nhóm lừa đảo.
Ngăn chặn kịp thời vụ chuyển 290 triệu đồng cho nghi can lừa đảo
Ngày 2.11, thông tin từ Công an xã Thanh Liên (H.Thanh Chương, Nghệ An) cho biết công an xã này vừa ngăn chặn kịp thời một vụ lừa đảo qua mạng và điện thoại để chiếm đoạt tiền của người dân.
Trước đó, sáng 1.11, ông T. (62 tuổi, ngụ xã Thanh Liên) nhận cuộc điện thoại thông báo sim điện thoại của ông không chính chủ và sẽ bị chặn 2 chiều sau 2 giờ nữa. Người này yêu cầu ông kết bạn Zalo để được hướng dẫn cách không bị chặn 2 chiều.
Người này còn yêu cầu ông T. cung cấp số CCCD và dò hỏi ông có tiền tiết kiệm gửi ngân hàng không. Ông T. thật thà cho biết ông có 3 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 290 triệu đồng đang gửi ngân hàng.
Ông T. sau khi được công an xã ngăn chặn chuyển tiền cho nhóm tội phạm lừa đảo. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Sau đó, ông T. nhận được cuộc gọi video qua Zalo. Người gọi mặc trang phục công an, xưng là cán bộ điều tra Công an TP.Đà Nẵng, thông báo ông T. có liên quan đến một tài khoản ngân hàng ở Đà Nẵng, có số tiền rất lớn đang bị nghi liên quan đến tội phạm ma túy.
Nghi can lừa đảo này sau đó kết nối với một người khác, xưng kiểm sát viên của Viện KSND TP.Đà Nẵng, yêu cầu ông T. chuyển toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm sang một tài khoản chỉ định để điều tra. Người này nói nếu ông không liên quan đến đường dây ma túy sẽ được trả lại tiền, nếu ông không chuyển tiền thì sẽ bị bắt giữ.
Lo sợ, ông T. lập tức đến ngân hàng để chuyển tiền tiết kiệm sang tài khoản do nhóm tội phạm này gửi đến.
Khi ông T. đang trên đường đến ngân hàng thì bà Th., vợ ông, đi chợ về. Không thấy chồng ở nhà, bà Th. gọi điện và biết sự việc. Ngay sau đó, bà Th. gọi điện trình báo với Công an xã Thanh Liên.
Nhận tin báo, Công an xã Thanh Liên đã liên lạc với ông T., thông báo ông đang bị nhóm tội phạm lừa đảo và đề nghị ông quay lại trụ sở công an xã để được hỗ trợ.
Đang trên đường đến ngân hàng để chuyển tiền, ông T. đã quay lại trụ sở công an xã. Khi ông T. có mặt tại trụ sở công an, nghi can lừa đảo mặc trang phục công an tiếp tục gọi video cho ông T. giục chuyển tiền. Tuy nhiên, khi biết công an xã đang nghe máy, nghi can lừa đảo này liền chặn cuộc gọi.
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng công an xã Thanh Liên cho biết, trước tình trạng lừa đảo qua mạng, qua điện thoại diễn ra phức tạp, công an xã đã nhiều lần dán thông báo đến tận các xóm để người dân đề cao cảnh giác, tuy nhiên vẫn có người bị lừa.
Nhiều người lớn tuổi bị lừa đảo
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, khoảng 1 tháng qua, tại H.Thanh Chương có nhiều người dân bị tội phạm lừa đảo qua mạng bằng nhiều thủ đoạn, trong đó có thủ đoạn giả danh công an, Viện Kiểm sát đang điều tra tội phạm để chiếm đoạt của người dân hàng tỉ đồng. Các nạn nhân hầu hết là người lớn tuổi.
Cách đây ít ngày, một cụ ông 80 tuổi ở xã Thanh Tiên (H.Thanh Chương) bị nhóm tội phạm lừa đảo gọi điện giả danh cán bộ công an thông báo cụ đang “dính” vào một vụ án. Nhóm nghi can lừa đảo đã chiếm đoạt của cụ 470 triệu đồng, đây là số tiền cụ vừa bán mảnh đất để phòng thân tuổi già.
Công an Nghệ An điều tra một vụ lừa đảo qua mạng. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Tương tự, 2 người dân đã lớn tuổi khác ở xã Võ Liệt (H.Thanh Chương) cũng bị nhóm tội phạm sử dụng điện thoại gọi đến lừa đảo, chiếm đoạt 400 triệu đồng. Tại xã Thanh Liên, có 2 nạn nhân cũng bị chiếm đoạt 340 triệu đồng.
Một lãnh đạo Công an H.Thanh Chương cho biết, thời gian qua, cơ quan này tiếp nhận một số thông tin của người dân về các vụ việc lừa đảo qua mạng và điện thoại. Tuy nhiên, hầu hết các nhóm tội phạm thực hiện lừa đảo đang ở nước ngoài, sử dụng công nghệ cao nên việc đấu tranh, điều tra là rất khó khăn.
Công an H.Thanh Chương đã nhiều lần phát thông báo cho người dân biết các thủ đoạn lừa đảo để người dân cảnh giác, thế nhưng nhiều người lớn tuổi có thể chưa tiếp cận được thông tin nên vẫn bị lừa.
Thời sự toàn cảnh trưa 2.11
Để ngăn chặn người dân bị chiếm đoạt tài sản, Công an H.Thanh Chương phát thông báo đến các ngân hàng trên địa bàn nếu có khách hàng là người lớn tuổi đến giao dịch chuyển tiền có biểu hiện nghi vấn bị lừa đảo thì báo cơ quan công an để phối hợp xác minh, hỗ trợ.
Phí đi Nhật làm việc chỉ 5 triệu đồng, sao nhiều người mất hàng trăm triệu?
Nhiều người muốn ra nước ngoài làm việc nhưng không am hiểu, bị "cò" lừa đảo phí dịch vụ lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trong khi đó, phí sang Nhật làm việc có doanh nghiệp chỉ lấy... 5 triệu đồng.
Giảm phí, hỗ trợ học viên tối đa
Nguyễn Công Vinh (sinh năm 2004, quê Tiền Giang) vừa tốt nghiệp THPT và có dự định sang Nhật Bản làm việc theo diện thực tập sinh. Vinh kỳ vọng sau chuyến đi sẽ có thêm kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ để khi về lại Việt Nam có thể kiếm được việc tại các công ty Nhật trong nước.
Ban đầu Vinh lo lắng không đủ tiền đóng phí dịch vụ để sang Nhật. Tuy vậy, khi lên TPHCM tìm hiểu các công ty cung ứng dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng thì mới bất ngờ là mức phí rất thấp, khác hẳn những gì nghe đồn ở quê. Cuối cùng, Vinh chọn tham gia chương trình thực tập sinh tại công ty có trụ sở ở Tân Bình vì mức phí dịch vụ rất rẻ.
Theo khảo sát của Dân trí, phí dịch vụ đưa lao động sang Nhật làm việc kể từ sau đợt giãn cách vì Covid-19 đã giảm rất sâu, hiện chỉ ở mức vài triệu đến vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào loại hình đi, ngành nghề công việc và mức lương của người lao động tại Nhật.
Như tại Công ty TNHH Đào tạo, chuyển giao lao động và chuyên gia Suleco (Suleco EDU), mức phí dịch vụ chỉ từ 5 đến 45 triệu đồng. Tại công ty TNHH Esuhai, mức phí dịch vụ cho chương trình thực tập sinh 3 năm là từ 5 đến 42 triệu đồng.
Đặc biệt, tại công ty TNHH Esuhai, nếu học viên tham gia chương trình Thực tập sinh chăm sóc viên (Kaigo) thì chi phí còn thấp hơn nữa. Tham gia chương trình này, người lao động khi có tư cách lưu trú và đạt trình độ tiếng Nhật N4 sẽ được hoàn trả 100% phí đào tạo tiếng Nhật trong thời gian trước xuất cảnh.
Một buổi phỏng vấn thực tập sinh đi Nhật tại công ty Suleco EDU (Ảnh: CTV).
Theo bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Suleco EDU, hiện công ty áp dụng hình thức đào tạo miễn phí tiếng Nhật cơ bản cho người lao động có quan tâm đến việc đi Nhật, với thời gian học linh hoạt đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng (học trực tiếp cả ngày, nửa ngày; học online buổi tối...).
Ngoài ra, Suleco EDU có chính sách cho người lao động trả chậm chi phí sau khi sang Nhật, tặng học bổng cho học viên nghèo và linh động trong phương thức thanh toán để tạo thuận lợi cho người lao động mong muốn sang Nhật làm việc.
Phí đi Nhật sẽ còn giảm nữa
Theo ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Esuhai Group, mức phí dịch vụ sang Nhật làm việc giảm mạnh so với trước không chỉ vì áp lực đồng Yên giảm giá mà còn là nhờ chính sách điều hành của nhà nước.
Cụ thể, theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ban hành ngày 13/11/2020 (Luật 69/2020/QH14), từ tháng 1/2022, phí dịch vụ khi tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật chỉ là 1 tháng tiền lương cơ bản (không bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác) mà người lao động được trả cho 1 năm làm việc tại Nhật. Chương trình thực tập sinh 3 năm thì phí dịch vụ là 3 tháng tiền lương cơ bản.
Nhờ quy định này mà phí dịch vụ có mức trần, không phải doanh nghiệp muốn thu bao nhiêu cũng được. Đồng thời, mức thu phí dịch vụ dựa theo lương cơ bản của cũng giúp người lao động ít thiệt thòi hơn. Vì phí dịch vụ càng cao thì lương của người lao động càng cao.
Sau đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đàm phán với phía Nhật và họ đồng ý việc doanh nghiệp Nhật tiếp nhận lao động sẽ phải trả một phần phí dịch vụ này thay cho người lao động (với mức tối thiểu là 5.000 yên/tháng). Sau khi cấn trừ khoản này, phí dịch vụ mà người lao động phải trả còn thấp hơn quy định tại Luật 69/2020/QH14, chỉ ở mức vài triệu đến vài chục triệu đồng.
Phí dịch vụ giảm mạnh giúp lao động nghèo dễ tham gia các chương trình thực tập sinh tại Nhật (Ảnh minh họa: CTV).
Ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Esuhai Group cho rằng: "Với mức phí dịch vụ giảm sâu như vậy sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng về chi phí cho người lao động muốn đi Nhật làm việc".
Bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Suleco EDU nhận định: "Mức phí giảm là xu thế tất yếu, không thể khác được. Đây cũng là giải pháp để sàng lọc thị trường, chỉ những doanh nghiệp có tâm huyết với nghề, làm ăn tử tế và định hướng lâu dài, đầu tư bài bản cho việc tuyển dụng, đào tạo mới có thể tồn tại. Tôi tin rằng mức phí sẽ còn giảm nữa trong tương lai".
Đồng thời, bà Mỹ Hạnh đánh giá việc phí dịch vụ giảm cùng những chính sách hỗ trợ học viên đã tác động rất tích cực, giúp thị trường đưa lao động sang Nhật khôi phục nhanh chóng. Tại Suleco EDU, vài tháng gần đây có rất nhiều người đăng ký tham gia.
Ông Lê Long Sơn cũng cho biết trong 2 tháng gần đây, tháng nào Esuhai cũng đưa 100 thực tập sinh sang Nhật làm việc.
Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ có dự án 4 triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. Trong dự án 4 có Tiểu dự án số 2 thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cụ thể, từ nay đến năm 2025, Tiểu dự án 2 sẽ huy động 570 tỷ đồng để hỗ trợ đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Các hoạt động chính của tiểu dự án 2 là hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Dự án hỗ trợ chi phí thực tế khóa học đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ tối đa 4.000.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo 50.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo 400.000 đồng/người/tháng; hỗ trợ tiền đồ dùng cá nhân mức 600.000 đồng/người...
Nạn nhân bị lừa đảo hút hầm cầu lên tiếng: 'Tôi không nghĩ họ gian ác vậy' Không chỉ là lừa đảo, hành vi nhẫn tâm mang chất thải hầm cầu từ nhà này sang nhà khác để xả được các nạn nhân cho là "độc ác". Thông qua báo Tuổi Trẻ, họ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt và có biện pháp trừng trị thích đáng. Nhóm bán trú tiểu học tại hẻm 497 đường...