Xôn xao bảng chi 7 tỷ đồng cho ‘kinh phí thi học sinh giỏi’ của một trường THPT
Trong dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2023, nội dung chi “kinh phí thi học sinh giỏi” tại một trường THPT ở Hưng Yên lên tới 7 tỷ đồng.
Điều này khiến dư luận băn khoăn.
Chia sẻ với VietNamNet, anh H. (trú Hưng Yên) bày tỏ thắc mắc về nội dung liên quan việc công khai dự toán năm 2023 của Trường THPT Chuyên Hưng Yên. Cụ thể, theo dự toán thu chi ngân sách năm 2023 của Trường THPT Chuyên Hưng Yên được ký ban hành ngày 31/12/2022, nhà trường dành 7 tỷ đồng cho nội dung “kinh phí thi học sinh giỏi”.
Theo phân bổ mức chi, khoản kinh phí này chiếm hơn 60% kinh phí không thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng (11,47 tỷ đồng) và bằng khoảng 23,5% tổng chi của năm 2023 (29,753 tỷ đồng). Trong khi đó, theo dự toán, trường chỉ dành khoảng 2 tỷ đồng học bổng cho học sinh.
“Khoản dự chi trên của Trường THPT Chuyên Hưng Yên có đồng nghĩa với việc trường coi trọng thi học sinh giỏi hơn là ‘bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện’ như một mục tiêu của trường chuyên được nêu ra trong quy chế hoạt động của trường hay không?”, anh H. bày tỏ băn khoăn,
Dự toán thu chi ngân sách năm 2023 của Trường THPT Chuyên Hưng Yên.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Duy, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hưng Yên, xác nhận có nội dung “ kinh phí thi học sinh giỏi” với dự toán 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Duy, số tiền này theo dự trù kinh phí của bộ phận tài chính trường và gồm nhiều hạng mục.
“Nội dung ‘kinh phí thi học sinh giỏi’ gồm nhiều nội dung trong đó, liên quan đến công tác thi học sinh giỏi. Nội dung này gồm nhiều hạng mục như chi cho dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, mời chuyên gia, tổ chức hội thảo, tập huấn giáo viên, tham gia thi cụm các trường chuyên… Hiện nay, trường đang ôn thi cho cả khối 12 gần 100 em”, ông Duy nói.
“Trường THPT Chuyên Hưng Yên cũng như các trường THPT chuyên khác trên toàn quốc sẽ có 2 nhiệm vụ song song, thứ nhất hoạt động như các trường THPT bình thường, thứ hai là đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi muốn làm được cần có một chương trình riêng. Nếu nhìn vào số tiền đó mà không hiểu, cứ nghĩ là chỉ mỗi chi phí thi, nhưng thực tế là thêm một chương trình khác”.
Video đang HOT
Ông Duy cho hay, kinh phí thi học sinh giỏi chỉ là số ít và có định mức chung. Theo Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hưng Yên, dự toán này nhà trường thực hiện theo quy định các nội dung chi của ngân sách Nhà nước và được Sở GD-ĐT phê duyệt sau đó mới công bố.
Học sinh giỏi từ chối vào đại học, đi xuất khẩu lao động mong đổi đời
Không ít em là học sinh giỏi nhiều năm liền, thậm chí đỗ trường đại học top đầu cả nước nhưng lại không mặn mà với con đường đại học.
Các em chuyển hướng đi xuất khẩu lao động, bán sức ở xứ người.
Nhiều năm trở lại đây, ở các làng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, học sinh có xu hướng học THPT chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp, sau đó rẽ hướng ra nước ngoài du học nghề, xuất khẩu lao động. Trong đó, nhiều học sinh giỏi, thậm chí đỗ những trường đại học danh giá vẫn quyết định rẽ hướng. Thực trạng thất nghiệp, công việc trái chuyên môn, thu nhập thấp sau học đại học... khiến nhiều gia đình hướng con em mình ra nước ngoài kiếm tiền. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên các làng quê nghèo cũng từ nguồn tiền các em gửi về. Sức hút đồng tiền đã khiến số lượng học sinh học đại học giảm, thậm chí có làng xã, nhiều năm liền không có sinh viên đại học.
Học sinh giỏi không mặn mà với giảng đường đại học
Trước đây, nhiều phụ huynh ở vùng quê Hà Tĩnh vẫn luôn nghĩ dù vất vả thế nào cũng cho con đi học đại học bởi con vào được đại học niềm tự hào của gia đình, cả dòng họ và đó là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên ra trường, thậm chí cầm trong tay tấm bằng "đỏ" vẫn không xin được việc làm, nhiều em chật vật kiếm được việc làm nhưng không đúng chuyên ngành. Hoặc nếu có việc nhưng với đồng lương bèo bọt không đủ trang trải cuộc sống nên phụ huynh, thậm chí là chính các em học sinh giỏi đã dần thay đổi tư tưởng, từ chối vào đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Thầy Lê Hoài N., Phó Hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, cho biết trước đây, học sinh của trường vào các trường đại học, cao đẳng chiếm số lượng lớn. Đa số các em học sinh giỏi đều chọn lựa vào các trường đại học top đầu để học tập.
Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đã có phần dịch chuyển, nhiều học sinh giỏi, xuất sắc không thi đại học mà chuyển hướng XKLĐ, hoặc vừa học vừa làm ở nước ngoài.
"Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên phụ huynh, học sinh thay đổi nhận thức, chọn lựa phương án đi du học nghề, XKLĐ. Đi XKLĐ, các em có tay nghề và có mức thu nhập cao. Mỗi năm trường có nhiều học sinh khá, giỏi chọn phương án này thay vì học đại học", thầy N. nói.
Thầy N. cho biết năm học vừa qua, nhà trường có hai học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý, các em nằm trong đội dự tuyển học sinh giỏi Quốc gia nhưng từ chối không tham gia vào đội dự tuyển để ôn luyện.
Học bạ năm lớp 12 của em Nguyễn thị T. là học sinh giỏi, hiện em đi xuất khẩu động ở Nhật
Thầy N. nói thêm hai học sinh này, ngoài giành giải Nhất cấp tỉnh môn Địa lý các em còn là học sinh giỏi toàn diện. Chia sẻ lý do với thầy cô, các em nói rằng mục tiêu chỉ học hết lớp 12, lấy bằng tốt nghiệp THPT và không thi vào đại học. Các em dành thời gian học tiếng Hàn, Nhật... và các kỹ năng nghề phù hợp với bản thân để đi XKLĐ.
Nhiều hiệu trưởng trường THPT ở Hà Tĩnh cũng chia sẻ với VietNamNet hiện nay, học sinh có định hướng rất thực tế, các em có quan điểm rõ ràng, đi học đại học chưa chắc đã xin được việc làm. Vì vậy không chỉ học sinh có lực học trung bình mà có cả rất nhiều em lực học giỏi đi học chỉ để lấy bằng tốt nghiệp THPT, sau đó chọn con đường xuất ngoại.
Đỗ ĐH top đầu vẫn từ bỏ, rẽ hướng sang lao động nơi xứ người
Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa (trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) có 5 người con học lực khá giỏi. Tuy nhiên không ai chọn lựa đi học đại học, thay vào đó các em học hết THPT rồi ra nước ngoài XKLĐ.
Hiện nay, 3 người con gái của gia đình chị Hoa đi xuất khẩu lao động ở thị trường Nhật Bản, còn con trai út sinh năm 2003 đang học tiếng để đi Hàn Quốc.
Chị Hoa nói, có nhiều trường hợp ở xã đi học đại học nhưng không xin được việc phải vào các tỉnh phía Nam làm công nhân hoặc đi XKLĐ. Nên gia đình và các con không chọn thi vào đại học, cao đẳng mà quyết định đi XKLĐ, dù các cháu đều học giỏi.
Chị Nguyễn Thị Hoa chia sẻ các con chị đều học khá giỏi nhưng không ai đi học đại học, đi XKLĐ.
Em Hoàng Thị T. (SN 2000), con gái thứ 4 của gia đình chị Hoa, có năng lực học tập tốt, hoạt động ngoại khóa năng nổ song em không thi đại học. Em đi XKLĐ đơn hàng thực phẩm ở Nhật Bản.
Em T. 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện, học bạ năm lớp 12 của em điểm tổng kết trung bình các môn học đạt 8.3 điểm, xếp loại học sinh giỏi, giáo viên chủ nhiệm nhận xét là bí thư chi đoàn gương mẫu, nhiệt tình, vươn lên trong học tập.
Với năng lực học tập như trên, T. có nhiều cơ hội để vào học các trường đại học thương hiệu tốt tuy nhiên em học chỉ để thi tốt nghiệp THPT. Nhiều giáo viên tiếc nuối với quyết định của em.
"Đi học đại học mất thời gian hơn 4 năm và mất một khoản học phí không nhỏ nhưng không chắc chắn về cơ hội việc làm. Vì suy nghĩ đó nên các con tôi chọn ra nước ngoài làm việc, có cơ hội kiếm được khoản tiền lớn. Khi có kinh tế, các con sẽ tự chủ trong cuộc sống", chị Hoa chia sẻ.
Thời điểm năm 2016, em Nguyễn Thị H. (SN 1988, trú thôn Bắc Hải, xã Thạch Hà) đỗ hai trường đại học top đầu cả nước được nhiều người ngưỡng mộ song H. từ chối vào đại học, rẽ hướng đi xuất ngoại- du học nghề ở Hàn Quốc.
Chị Nguyễn Thị Thu (mẹ của em H.) thông tin H. học rất giỏi, trước đây em đỗ vào Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Ngoại thương nhưng không theo con đường này. Hiện em học tập và làm việc ở Hàn Quốc, có mức thu nhập tốt, hàng tháng em gửi về 10 triệu đồng biếu bố mẹ.
"Lúc đầu H. và gia đình cũng đắn đo nhiều, sau khi tính toán nhận thấy con đường đi du học nghề ở nước ngoài vẫn hơn so với học đại học. Con gái tâm sự chưa từng hối hận với quyết định của mình, đi lao động ở nước ngoài tuy vất vả, phải xa bố mẹ nhưng đổi lại thu nhập cao. Một tháng lương con làm bên Hàn Quốc bằng bố mẹ làm cả năm", chị Thu nói.
Chị Thu nói thêm, ở xã cũng có rất nhiều trường hợp như em H. đỗ đại học nhưng theo con đường XKLĐ. Gia đình có con đi XKLĐ ở nước ngoài, bố mẹ có tiền tỷ gửi ngân hàng, xây được nhà cao tầng càng khiến học sinh ở các vùng quê này không mặn mà với giảng đường đại học.
Dự kiến tổng thu ngân sách năm 2022 đạt hơn 300.000 tỷ đồng, đạt 107,9% dự toán Dự kiến tổng thu ngân sách năm 2022 qua Cục Thuế TP. Hà Nội đạt hơn 300.000 tỷ đồng, đạt 107,9% dự toán, tăng 2,4% so với thực hiện năm 2021. Ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, dự kiến tổng thu ngân sách năm 2022 qua Cục Thuế TP. Hà Nội đạt hơn 300.000 tỷ đồng. Phát biểu...