Vợ mới nằm liệt giường, chồng đã dẫn ‘dì’ về cho con
Giờ đây hàng ngày nhìn người đàn bà khác điềm nhiên ra vào ngôi nhà của chị, ai cũng chua chát và xót xa vô cùng.
Ở nhà anh chị, chị mới là trụ cột kinh tế chính, là người xông xáo buôn bán kiếm tiền lo cho cả nhà. Còn anh, thay thế vai trò của chị, đảm nhiệm việc chăm con và chăm sóc nhà cửa. Gia đình chị vẫn được bạn bè, người quen, bà con chòm xóm ngưỡng mộ bao lâu nay.
Chị không chê anh kém cỏi, chị cảm động vì anh chịu hy sinh để quanh quẩn nơi xó bếp cho vợ ra ngoài. Anh cũng không thề thấy thiệt thòi, anh chỉ thương vợ thân đàn bà, con gái phải đứng mũi chịu sào, vất vả lo lắng kinh tế cho gia đình. Anh thương chị, chị cũng đặt trọn tin yêu nơi chồng.
Mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn như thế nếu như chị không bị tai biến. Chỉ trong một đêm, chị trở thành một người đến nói còn không nói nổi một từ cho ra hồn. Chị nằm đâu nằm đó, chân tay co quắp, miệng muốn nói mà ú ớ không thể thốt nên lời, đến việc đơn giản là cầm nắm thứ gì đó cũng trở nên khó nhọc.
Sau thời gian điều trị ở viện, chị được đưa về nhà chăm sóc với lời dặn dò của bác sĩ, bệnh tình của chị có thể có tiến triển nhưng rất cần sự kiên trì của gia đình!
Từ bệnh viện về, anh liền thuê một người giúp việc để chuyên phục vụ vợ. Ai cũng bất ngờ, vì nghĩ chắc hẳn với ‘thâm niên’ chăm con và làm nội trợ, anh hoàn toàn có thể chăm lo cho vợ. Công việc kinh doanh của chị anh không am hiểu, cũng không thể tiếp quản vì thế đã nhượng lại cho người khác, 2 con của anh chị thì đứa học cấp 2, đứa cấp 1, cũng nhàn nhiều rồi.
Vì thế, rõ ràng anh cũng đâu có bận rộn gì nhiều để mà phải thuê người. Nhưng rồi mọi người lại nghĩ, anh là đàn ông, nếu phải làm những việc tỉ mỉ và tế nhị khi chăm sóc một người liệt giường thì cũng khó cho anh, vì thế việc anh thuê người phụ giúp cũng không có gì là quá đáng hay lạ lùng cả.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Mặc dù thắc mắc là thế nhưng không ai hoài nghi tình cảm của anh dành cho chị. Nhưng thật chẳng ngờ, chỉ sau 3 tháng chị ngã bệnh, anh đã đưa một người phụ nữ lạ mặt, khá trẻ trung và ưa nhìn về nhà, ban đầu giới thiệu là bạn nhưng sau thì ngang nhiên bảo các con mình gọi cô ả là ‘dì’:
‘Hai đứa lại đây chào dì đi nào! Từ giờ các con sẽ vừa có mẹ, vừa có dì’. Màn ra mắt ấy khiến đứa con lớn của anh chị cãi nhau với bố một trận, rồi thằng bé ôm cặp sách, quần áo về nhà bà ngoại ở. Bên ngoại nhà chị nghe cháu kể lại mà uất ức thay cho chị.
Đằng ngoại nhà chị liền kéo bầu đoàn đến ‘hỏi tội’ anh thì anh thản nhiên trả lời: ‘Cô ấy giờ bị bệnh như thế, không thể chăm sóc được cho tôi và các con, không làm tròn thiên thức làm vợ, làm mẹ, tôi tìm người khác về thì có gì là sai! Tôi có đuổi cô ấy ra khỏi nhà đâu, tôi cũng chẳng ly dị, tôi tệ bạc ở chỗ nào?’.
Bị mắng là ‘thất đức, vô tình vô nghĩa’ nhưng anh vẫn bình tĩnh như không: ‘Tôi không thấy thẹn với lương tâm mình là được! Cô ấy tôi vẫn chăm sóc tận tình. Tôi cũng phải nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình, cũng phải sống cho bản thân nữa chứ!’.
Đến đây thì ai cũng cứng họng không thể nói gì thêm được nữa, vì ngôi nhà là nhà anh chị không phải nhà họ, giờ chị nằm một chỗ như thế, anh ta tác quái nhưng ai có thể đến đánh đuổi anh ta đi? Tiền chuyển nhượng cửa hàng anh ta cầm rồi, không thể lấy lại được. Trước lúc ra về anh chị em nhà chị chỉ cố dọa dẫm một câu: ‘Để rồi xem anh sẽ nhận được quả báo’, thì anh ta cười thờ ơ: ‘Hiện tại này không đi hưởng sung sướng, lại lo chuyện quả báo tận đâu đâu, có mà dở hơi’.
Thế rồi, giờ đây hàng ngày nhìn người đàn bà khác điềm nhiên ra vào ngôi nhà của chị, cùng chồng chị ăn chơi, tiêu xài số tiền mồ hôi nước mắt của chị, ai cũng chua chát và xót xa vô cùng.
Chị thì vẫn nằm đó sống qua ngày, đôi mắt vô hồn đến mức chẳng ai biết chị đang nghĩ gì. Thứ sâu nhất quả đúng là lòng dạ con người, chưa rơi vào khốn khó thì chưa chưa thể đo lòng nhau…
Theo Tinngan
"Báo 2472 là cẩm nang không thể thiếu"
Đó là khẳng định của ông Nông Quốc Tuấn - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) tại Hội nghị tập huấn cho phóng viên, biên tập viên thực hiện Quyết định 2472 và 1977-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấp báo viết, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTSMN) tại Tuyên Quang, ngày 24.11.
Làm thay đổi nhận thức, tư duy
Phát biểu tại hội nghị tập huấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn khẳng định: Sau 4 năm thực hiện Quyết định 2472 và 1977/QĐ-TTg, 24 báo, tạp chí tham gia đã thực hiện tuyên truyền theo đúng tôn chỉ, mục đích của mình, khẳng định được vai trò, vị trí về văn hoá đọc đối với người dân vùng DTTSMN, góp phần giúp người đọc nâng cao nhận thức, thay đổi từ tư duy đến hành động.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tập huấn. Ảnh: Lê San
Với ưu điểm và thế mạnh của báo viết, ngoài việc chuyển tải kịp thời thông tin đến đồng bào vùng DTTSMN, vùng đặc biệt khó khăn, các báo, tạp chí còn là cẩm nang không thể thiếu giúp cán bộ, đảng viên, bộ đội biên phòng làm tài liệu tuyên truyền, vận động đồng bào hiểu và thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, nhiều bài viết được đăng trên các ấn phẩm báo chí trở thành bộ tài liệu, cẩm nang phổ biến, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trong phát triển sản xuất, chăm sóc sức khoẻ người dân vùng DTTS. "Có thể nói báo viết đối với bà con DTTS vẫn là nhu cầu rất lớn. Nhất là đối với các thôn, bản vùng lõm mà báo nói và báo hình, điện tử chưa thực hiện được" - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn cho hay.
Giúp thoát nghèo ngắn nhất cho đồng bào
Theo Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn, việc tổ chức hội nghị tập huấn trang bị nghiệp vụ về bài học thực tế báo chí cho các phóng viên, biên tập viên thực hiện QĐ 2472 là rất thiết thực và ý nghĩa. Hoạt động này không chỉ giúp các phóng viên, biên tập viên nắm chắc các kỹ năng trong tác nghiệp, mà còn giúp họ phát huy chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên ở vùng DTTSMN. "Hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao chủ yếu tập trung ở vùng DTTSMN. Để trồng cây gì, tạo ra một mô hình hiệu quả vẫn là một bài toán khó. Để bà con DTTS tiếp cận được một cách dễ hiểu, dễ làm là nhiệm vụ không đơn giản. Phóng viên viết về vùng miền núi dân tộc phải tiếp cận cơ sở, nghe bà con, trưởng thôn, trưởng bản phán ánh. Tiếp cận được suy nghĩ của bà con, biết được họ muốn cái gì, mong cái gì. Lực lượng PV trải dài từ Tây Bắc, Tây Nguyên cho đến Tây Nam Bộ, đi các nơi khác để tiếp cận các mô hình khác, từ đó đưa ra được cách định hướng, tiếp cận làm sao cho bà con dễ đọc, dễ hiểu, dễ áp dụng" - Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn đề nghị.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Tuyên Quang cho biết, trên địa bàn có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống. Từ khi triển khai Chương trình 135, 134, 30a..., bà con ở vùng khó khăn đã nhận được nhiều sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nay cuộc sống của bà con đã dần ổn định. Nếu trước đây, ruộng chỉ cấy một vụ, nay bà con đã tăng lên 2 vụ nhờ có mương thủy lợi đầy đủ. Ngoài ra, trình độ sản xuất của bà con cũng tăng lên đáng kể, nhờ cán bộ khuyến nông xã, huyện về hướng dẫn cũng như qua kênh thông tin từ báo chí, trong đó có các báo 2472.
"Chúng tôi mong rằng báo chí sẽ tiếp tục vào cuộc để giúp tỉnh thực hiện các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá hiệu quả, bền vững; khai thác tiềm năng để thu hút đầu tư, phát triển du lịch; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản..." - ông Thắng đề xuất.
Từ 24 - 27.11, học viên thuộc Chương trình 2472 được tập huấn các phương pháp truyền thông tuyên truyền các chính sách mới phục vụ đồng bào DTTS; thực trạng và giải pháp tuyên truyền về công tác dân tộc, dân chủ nhân quyền, an ninh, tôn giáo vùng DTTS. Đoàn đã đi thực tế tại 3 xã của huyện Yên Sơn và trao nhiều suất quà cho người có uy tín của các xã trên.
Theo_Dân việt
"Mỗi tháng một cầu" của Number 1: Mở tương lai khấm khá Chương trình mỗi tháng một cây cầu của Number 1 được kỳ vọng sẽ giúp bà con thuận tiện đi lại, thông thương, phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững. "Nhà có xe máy nhưng tôi không dám chạy; đi đâu cũng phải đi bộ cực lắm vì cây cầu gỗ dẫn vào xã ọp ẹp, rung lắc đã nhiều năm nay....