Vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử
“Sách ghi nhầm rồi ba ơi, không phải Lý Thường Kiệt đánh quân Nam Hán, mà phải là Ngô Quyền chứ!”.
Một phụ huynh có con học lớp 3 tại một trường tiểu học quận Tân Bình (TP.HCM) ngỡ ngàng khi thấy con phát hiện kiến thức lịch sử sai trong Vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2.
Đây là cuốn vở in chữ sẵn cho học sinh nhìn để luyện chính tả theo. Trang 5 có đoạn viết: “Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị thủng đâm hàng loạt. Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua….”.
Bìa tập vở có nội dung lịch sử sai.
Video đang HOT
Trang 5 của cuốn vở in sai nội dung cuộc chiến chống quân Nam Hán.
Phụ huynh này cho biết cuốn vở này được nhà trường mua rồi phát cho học sinh để tham khảo và luyện chính tả tại lớp. “Tôi nghĩ dù là vở luyện chữ nhưng kiến thức trong đó cũng phải chính xác vì con trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Những sự kiện lớn của nước nhà mà để sai sót như vậy thì đừng trách con trẻ hiểu sai về lịch sử!” – phụ huynh này bức xúc.
Theo thông tin trên bìa, cuốn vở này do Nhà xuất bản Hà Nộiphát hành, in tại Công ty Cổ phần In và Vật tư Hải Dương, in xong và nộp lưu chiểu tháng 5/2012. Nhóm tác giả biên soạn gồm: Lê Ngọc Điệp (chủ biên), Lê Hữu Tỉnh, Xuân Thị Nguyệt Hà, Nguyễn Trí Dũng và Mai Nhị Hà.
Để làm rõ thông tin này, cuối tuần qua, chúng tôi đã liên hệ với Nhà xuất bản Hà Nội nhưng chưa liên lạc được. Chúng tôi sẽ sớm cập nhật khi có thông tin mới nhất về vấn đề này để bạn đọc được rõ.
Theo Phạm Anh
Pháp luật TPHCM
Sau vụ sách in cờ Trung Quốc, các NXB bị Bộ GD 'sờ gáy'
Bộ GD - ĐT vừa tiếp tục có công văn gửi đến hàng loạt nhà xuất bản và các trường ĐH có nhà xuất bản yêu cầu rà soát lại nội dung.
Chiều 7/3, bên cạnh việc quyết định thu hồi và yêu cầu kiểm điểm ban biên tập cuốn sách Bé làm quen với chữ cái của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà do NXB ĐH Sư phạm ấn hành, Bộ GD - ĐT còn đưa công văn số số1467 /BGDĐT-VP về việc rà soát và loại bỏ các nội dung không đúng trong xuất bản phẩm.
Công văn này được gửi đến Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ĐH quốc gia Hà Nội, ĐHQG TP.CMD, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế; và các trường: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Vinh, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH Cần Thơ.
Theo Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, quyết định này xuất phát từ việc thời gian qua, báo chí phản ánh một số nhà xuất bản đã xuất bản và phát hành một số sách có nội dung, hình ảnh không phù hợp với đặc điểm, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, gây bức xúc trong xã hội.
Sách dành cho trẻ em Việt nhưng in hình cờ Trung Quốc cắm trên cổng trường. Ảnh Tuổi Trẻ.
Thêm một số cuốn sách khác cũng có tình trạng tương tự. Ảnh Tuổi Trẻ.
Nội dung cụ thể của công văn trên: yêu cầu các nhà xuất bản, các trường ĐH kể trên chỉ đạo kiểm tra, rà soát, loại bỏ các nội dung trong xuất bản phẩm không phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và đào tạo theo quy định, đặc biệt lưu ý đối với các sách dịch, sách mua bản quyền, sách liên kết xuất bản.
Đặc biệt, chỉ thị trên nhấn mạnh tuyệt đối không xuất bản và phát hành các loại xuất bản phẩm không đúng với pháp luật, không phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ GD - ĐT cũng yêu cầu các nhà xuất bản, các trường thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành; và đề nghị thực hiện nghiêm túc nội dung công văn này và báo cáo lại.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Tràn lan sách tham khảo văn mẫu Để học tốt các môn, tài liệu tham khảo thật sự rất cần thiết. Khi cả một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, chỉ lo học để ứng thí, nhà xuất bản thi nhau in văn mẫu kiếm lời, bất chấp tác hại cho học trò, thì việc học sinh cứ làm văn theo kiểu máy móc là điều không thể...