Vợ kiếm tiền nhiều gấp 5 lần, chồng vẫn kiên quyết không làm việc nhà vì ‘nội trợ là chuyện đàn bà’
Nếu như mong muốn của phụ nữ là hai vợ chồng có thể san sẻ công việc với nhau thì không ít người đàn ông lại cho rằng nội trợ chỉ dành riêng cho người vợ.
Vấn đề phân chia việc nội trợ giữa chồng và vợ trong cuộc sống hiện đại luôn là một trong những chủ đề ‘hot’ khi chia sẻ trên các diễn đàn. Mới đây, một phụ nữ mang tên Aleton cũng đã gây chú ý khi chia sẻ một bài viết liên quan đến chủ đề này. Cô viết:
‘Chào mọi người, tôi lên đây để trải lòng về cuộc hôn nhân trên bờ rạn nứt của mình. Tôi đã kết hôn được 3 năm và chưa có bé, 2 vợ chồng đều có sự nghiệp riêng trước khi về chung một nhà.
Cũng như những cặp đôi khác, ban đầu chúng tôi rất hòa thuận và vui vẻ, cả hai cùng nhau nấu ăn, cùng nhau trò chuyện và cuối tuần thì đi dã ngoại hoặc về gia đình bố mẹ hai bên. Nhưng cuộc sống tưởng chừng như mơ đó chỉ kéo dài đến khi tôi kinh doanh riêng’.
Câu hỏi ‘Ai sẽ làm việc nhà khi cả hai đều có sự nghiệp riêng?’ chưa bao giờ hết ‘hot’ trên các diễn đàn (Ảnh minh họa)
Aleton cho biết trước đây cô làm nhân viên ở một công ty thời trang có tiếng ở New York. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và vốn liếng, cô đã tự xây dựng cho mình một cửa hàng nhỏ với 5 nhân viên. Công việc mới khiến cô dành nhiều thời gian hơn là chăm sóc gia đình, cũng vì vậy mà mối quan hệ của hai vợ chồng bị lung lay không ít.
‘Tôi bắt đầu đi làm lúc 6h và kết thúc công việc vào lúc 22h. Trong tuần sẽ có một ngày tôi được về sớm hơn, nhưng tôi cũng dành thời gian rảnh ấy để nghiên cứu sản phẩm, các chiến lược quảng cáo. Mặc dù vậy, tôi vẫn dậy thật sớm để nấu đồ ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa 3 lần/tuần.
Khi dịch bệnh xảy ra, tôi vẫn đi làm nhưng John (chồng Aleton) thì không, anh ấy làm ở rạp chiếu phim nên hầu như anh đã ở nhà trong khoảng thời gian giãn cách đó ‘.
Từ khi dịch bệnh được kiểm soát, cuộc sống thường nhật quay lại trên Xứ cờ hoa thì John cũng phải đi làm và anh tuyên bố sẽ không đụng bất kỳ công việc nhà nào nữa, vì đó là chuyện phụ nữ phải làm.
Ảnh minh họa
‘Ban đầu tôi vẫn nghĩ sẽ ổn cả thôi, nhưng càng lúc cửa hàng càng mở rộng, tôi hầu như không còn tâm trí đâu mà làm công việc nhà nữa. Tôi về lúc nửa đêm và tủ lạnh chỉ còn 2 quả trứng cùng ít hành lá, tôi đói, mệt mỏi kèm bất lực.
Tôi đã nói chuyện thẳng thắn với John rằng liệu anh có thể san sẻ công việc nhà với tôi hay không nhưng anh ấy quả quyết việc chăm sóc gia đình là của phụ nữ và anh không muốn can thiệp vào.
Video đang HOT
Tôi đã khoan dung và làm nhiều hơn những gì tôi chia sẻ. Sau giờ làm việc, anh ấy không làm gì ngoài việc nhàn hạ, anh ấy làm 8 tiếng một ngày, còn tôi thì mỗi ngày chỉ có khoảng 5-6 giờ nghỉ ngơi’.
Đỉnh điểm là khi Aleton đã nhờ John nấu bữa tối vì cô bận tiếp khách, nhưng John trả lời rõ ràng bằng một tin nhắn: ‘Khi nào em về thì em nấu’.
‘Anh ấy từ chối và phàn nàn là tại sao tôi lại lười biếng, không ý thức được vai trò của người vợ như vậy, vào thời của ông nội anh, phụ nữ chỉ việc nấu ăn và chăm sóc tốt cho chồng con là được.
Sau đó chúng tôi đã có một trận cãi nhau lớn nhất trong cuộc đời của mình. Anh ấy nói rằng bản thân là ‘trụ cột gia đình’ và không hề tôn trọng công việc của vợ trong khi tôi có thể kiếm tiền gấp 5 lần lương cơ bản của anh ấy’.
Tình hình còn trở nên căng thẳng hơn khi vào ngày hôm cô đưa cho John một danh sách các công việc nhà.
Cô nói: ‘ Tôi đưa cho anh ấy một danh sách các công việc phải làm, khoảng 3-4 công việc nhà hàng ngày. Anh ấy liên tục phàn nàn. Tôi đã dành nhiều năm để làm tất cả các công việc nhà nhưng anh ấy lại than vãn khi chỉ làm một nửa chúng. Cuối cùng, anh ấy nói nếu tôi cứ ép anh ấy làm việc nhà thì chúng tôi đành phải ly hôn. Tôi cũng sẽ bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, ngoài tình yêu ra, hôn nhân cũng cần sự tôn trọng’.
Bên dưới bài đăng, nhiều người đã bày tỏ sự cảm thông trước ‘câu chuyện không của riêng ai’ và dành cho Aleton nhiều lời động viên thiết thực. Một bình luận từ một bạn có tên là Jeremy Potter đã nhận được sự nhiều sự đồng tình nhất có nội dung:
‘Đàn ông thường nghĩ rằng ‘phụ nữ’ và ‘người giúp việc’ có nghĩa giống nhau. Khi đến lúc làm việc nhà, anh ấy muốn một cuộc hôn nhân truyền thống. Nghĩa là ở đó vợ phải ‘xuất giá tòng phu’ nghe răm rắp những gì anh ta nói, làm những gì anh ta muốn vợ làm. Nhưng khi đến lúc kiếm tiền, anh ấy muốn một cuộc hôn nhân hiện đại mà vợ chồng bình đẳng với nhau, ai cũng có đóng góp, ai cũng cáng đáng gia đình.
Đây không phải là tình yêu, đây chỉ là sự ích kỉ và chiếm hữu của họ mà thôi. Tình yêu là chia sẻ, là cảm thông, đỡ đần trong lúc gian khó chứ không phải hơn thua với vợ dăm ba câu chuyện nhà lặt vặt’.
Chi 18 triệu tiền ăn một tháng, ưu tiên thực phẩm hữu cơ, mỗi mâm cơm của mẹ đảm 9X khiến ai ngắm cũng khen
Vì không có quá nhiều thời gian dành cho nội trợ nên sau khi mua sắm đủ thức ăn trong tuần, chị Loan sẽ dành 1 buổi tối, hoặc nửa ngày cuối tuần để sơ chế qua thực phẩm
Tạm thời đang giữ vai trò trụ cột lo tài chính kinh tế trong gia đình, công việc của bà nội trợ 9X này vô cùng bận rộn nhưng chị vẫn dành thời gian để chăm lo cho tổ ấm nhỏ của mình được chu toàn nhất. Đặc biệt việc nội trợ bếp núc chị luôn chú tâm đặt lên hàng đầu, bởi với chị không có gì quan trọng bằng sức khỏe của người thân.
Người phụ nữ đảm đang ấy là chị Loan Trần ở thành phố Hòa Bình. Chị đang kinh doanh chuỗi máy móc, thiết bị nhà bếp, công việc khá mất thời gian. Đặc biệt hơn thời gian vừa rồi chồng chị kém may mắn bị tai nạn, hiện đang trong quá trình hồi phục chức năng nên mọi gánh nặng cuộc sống chị đều phải lo toan xoay sở.
Chị Loan và con trai 4 tuổi của mình
Để vừa đảm bảo công việc kinh doanh vừa chăm sóc tổ ấm được chỉn chu nhất, chị Loan phải phân chia thời gian hợp lý và khoa học nhất có thể: " Công việc kinh doanh quan trọng nhưng mình không cho phép bản thân lơ là việc chăm sóc gia đình. Mọi việc mình đều phải có kế hoạch sắp xếp, một tuần mình đi siêu thị 2 lần. Tổng chi phí dành cho thực phẩm thức ăn trong tháng của nhà mình rơi vào khoảng 15 đến 18 triệu.
Dù bận việc tới mấy, chị Loan vẫn dành thời gian tự tay vào bếp nấu bữa cho cả nhà
Mỗi khi đi mua sắm, mình hầu như không lên sẵn thực đơn mà mua theo ý thích, thói quen của bản thân. Mình tự ước lượng, sắm đầy đủ mọi thứ cần dùng trong 1 tuần sau đó. Mình ưu tiên thực phẩm hữu cơ và để đảm bảo về độ ăn toàn chất lượng thực phẩm, mình chỉ mua hàng trong siêu thị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc mua của người quen, họ tự trồng rau, nuôi gia súc gia cầm như lợn, gà, vịt chẳng hạn".
Chị Loan ưu tiên thực phẩm hữu cơ và rau dưa chủ yếu đặt mua chỗ người quen cho đảm bảo
Chị Loan liên tục đảo món để chồng con ăn không có cảm giác bị ngán đồ ăn
Vì không có quá nhiều thời gian dành cho nội trợ nên sau khi mua sắm đủ thức ăn trong tuần, chị Loan sẽ dành 1 buổi tối, hoặc nửa ngày cuối tuần để sơ chế qua thực phẩm, chia nhỏ thành từng phần rồi bỏ ngăn đá để những ngày sau cứ tới bữa là chị mang ra nấu. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian đứng bếp mà thức ăn vẫn tươi ngon.
Gia đình chị Loan gồm 3 thành viên, vợ chồng chị cùng bé trai 4 tuổi. Trung bình chi phí cho bữa cơm dành cho 3 người của nhà chị hết khoảng 200 nghìn. Cả 3 bữa chị Loan đều tự tay nấu, hầu như chị nói không với việc ăn quán.
Với chị Loan, nấu ăn không chỉ để chăm sóc sức khỏe bản thân gia đình mà còn là một niềm yêu thích riêng của chị. Có thể nói, chị yêu bếp, có thời gian là chị sẽ dành để chăm chút cho gian bếp nhỏ yêu thương của mình.
Gian bếp nhỏ của chị Loan hầu như không thiếu bất cứ một dụng cụ nhà bếp nào. Từ xoong nồi tới các thiết bị máy móc hỗ trợ công việc nội trợ. Đặc biệt chị sưu tầm rất nhiều hộp tích trữ đồ ăn với đầy đủ mọi kích cỡ lớn nhỏ khác nhau để dễ chia đồ ăn theo từng bữa từng ngày: "Đồ nhà bếp mình đầu tư hàng chất lượng tốt, giá cao chút nhưng dùng được về lâu về dài. Thực ra đó cũng là một cách tích kiệm, gọi là đầu tư một lần mà dùng được mãi. Quan trọng là không ảnh hưởng sức khỏe. Tài chính không dư giả, mình sẽ mua dần dần, mỗi lần một ít. Sau một thời gian là sẽ đủ", bà nội trợ chia sẻ kinh nghiệm mua sắm đồ gia dụng của mình.
Chị Loan luôn sắp xếp tủ lạnh khoa học với các hộp thức ăn chia từng bữa dành cho từng ngày
Ngăn bếp nhỏ của gia đình chị Loan với đầy đủ các thiết bị nhà bếp
Hiện vợ chồng chị Loan vẫn đang thuê nhà, chị chia sẻ rằng, mức thu nhập của chị hiện khá ổn định, đủ trang trải cuộc sống và dành ra được 1 khoản tích lũy dự phòng. Tuy nhiên chị chưa nghĩ tới chuyện mua nhà.
Chị Loan có suy nghĩ riêng, chị cho rằng trong cuộc sống điều chị cần nhất là sức khỏe, sự thoải mái. Mặc dù đi thuê nhà nhưng chị vẫn cảm thấy rất vui vẻ, chị không muốn tự tạo áp lực cho bản thân, vì chuyện nhà cửa mà phải thắt lưng, buộc bụng, chi tiêu chắt bóp.
Điều chị cần là sự tự tại trong tư tưởng. Khi nào có đủ điều kiện, khi ấy chị sẽ tính tới việc ổn định chỗ ở sau, còn bây giờ việc quan trọng nhất với chị là chăm lo cho tổ ấm của mình và điều hành thật tốt công việc kinh doanh của bản thân.
Ghi theo lời kể của nhân vật - Ảnh: NVCC
Mỗi tháng chồng đưa 30 triệu, tuyên bố "chẳng ai sướng hơn em", nhưng vài tuần sau cô "lật ngược" tình thế khiến anh điếng người "Mỗi tháng em cầm 30 triệu từ chồng giống như nhận một ơn huệ của anh ấy và phải lo tròn trọng trách là chăm sóc gia đình thật tốt...", người vợ kể. Cuộc sống hôn nhân ai cũng có vai trò, trách nhiệm riêng, chồng lo kinh tế thì vợ vun vén chăm lo tổ ấm. Công việc nào cũng có những...