Vô địch cuộc thi câu cá vàng, nữ sinh Nhật được tuyển thẳng đại học
Đại học Ngoại ngữ Kansai (Nhật Bản) đánh giá cao sự khéo léo và tính kiên nhẫn của nữ sinh đạt giải nhất cuộc thi câu cá vàng.
Rio Miyake (17 tuổi), một học sinh cuối cấp ở tỉnh Osaka (Nhật Bản), được tuyển thẳng vào Đại học Ngoại ngữ Kansai, NHK đưa tin.
Trước đó, vào tháng 8, Miyake đạt vị trí quán quân trong cuộc thi Câu cá vàng Quốc gia diễn ra tại thành phố Koriyama, tỉnh Nara.
Nữ sinh 17 tuổi được đặc cách vào đại học nhờ tài câu cá vàng.
Nữ sinh 17 tuổi có kinh nghiệm tham gia cuộc thi này nhiều lần và từng đạt các vị trí thứ nhì, thứ ba chung cuộc. Đây là lần đầu tiên Miyake đạt danh hiệu cao nhất.
Kể từ năm lớp 4, Miyake thường xuyên luyện tập câu cá mỗi lần một tuần.
Đây là trường hợp đầu tiên người đạt giải tại cuộc thi này được đặc cách vào đại học do trường Kansai quyết định mở rộng, chọn lựa học sinh có các thành tích nổi bật tại nhiều lĩnh vực khác nhau.
Video đang HOT
Chia sẻ về lý do đặc cách cho Miyake, đại diện trường Đại học Ngoại ngữ Kansai nói: “Câu cá vàng là bộ môn đòi hỏi kỹ thuật và nhiều tính kiên nhẫn. Chúng tôi đánh giá cao phẩm chất của Miyake qua thành tích cao đạt được trong cuộc thi. Những tính cách ấy sẽ được cô ấy áp dụng tốt vào việc học”.
Nhà trường đánh giá cao sự khéo léo và tính kiên nhẫn của Miyake khi cô trổ tài câu cá vàng.
Ngoài ra, Miyake cũng phải trải qua việc đánh giá kết quả thời trung học, bài luận và một vòng phỏng vấn trước khi hội đồng nhà trường quyết định nhận cô.
“Tôi thật sự ngạc nhiên vì tôi không mong đợi chuyện mình bước vào cánh cổng đại học nhờ một chiếc vợt cá”, nữ sinh chia sẻ.
Miyake cũng bày tỏ mong muốn thành thạo tiếng Anh để giúp quảng bá hoạt động câu cá vàng đến các du khách nước ngoài.
Từ năm 1995, cuộc thi Câu cá vàng Quốc gia là hoạt động thường niên được tổ chức tại thành phố Koriyama, một trong những địa điểm nuôi cá vàng lớn nhất tại Nhật Bản.
Theo Zing
Nỗi niềm của giáo viên dạy Văn khi chấm bài
Tối qua, tôi thật sự sốc khi nhận được tin nhắn của một phụ huynh: "Khi chấm Văn, cô căn cứ vào đâu vậy? Hay là cô chấm theo cảm tính chủ quan chủa mình.
Năm ngoái điểm số môn Văn của con gái tôi rất cao. Vậy mà năm nay cháu chỉ đạt khá". Phụ huynh này mong tôi xem lại bài viết để cháu đỡ bị thiệt thòi.
Ảnh minh họa
Tôi là một cô giáo dạy Văn cấp 2. Nhiều năm nay tôi được phân công dạy lớp 9. Đây là học sinh cuối cấp nên chúng tôi giảng dạy thường khá vất vả. Các em không chỉ học để có kiến thức mà còn học để trải qua kì thi tuyển sinh lớp 10 gay go, ác liệt. Vì thế, khi chấm bài, tôi thường chấm kĩ và khó hơn những khối khác.
Ai đã từng giảng dạy học sinh cuối cấp thì biết. Nhất là ba phân môn thi tuyển 10. Nhiều khi chúng tôi cũng rất áp lực. Nếu chấm dễ, trò thường mắc bệnh ảo tưởng rồi lơ là trong học tập. Mà chấm khó thì phụ huynh thường giận dỗi, tỏ ý không bằng lòng. Thậm chí là thưa kiện lên tới Ban giám hiệu nhà trường.
Những ngày ngày, cô trò chúng tôi đang chạy nước rút với kì thi học kì 1. Giáo viên chúng tôi vừa tích cực ôn tập cho các em, vừa phải hoàn thành chấm những bài kiểm tra theo định kì. Vì thế, thỉnh thoảng, tôi lại nhận được những cuộc điện thoại thắc mắc về điểm số của học trò.
Thực tế, mỗi khi chấm bài, bao giờ tôi cũng phê rõ ràng cho các em. Rồi ngày trả bài thì sửa chung và riêng rất chi tiết. Trò nào thắc mắc về điểm số tôi đề giải đáp rõ ràng cho các em trước lớp rồi. Thế nhưng lạ một điều là toàn phụ huynh điện thoại, thắc mắc về điểm số chứ không phải học sinh. Phụ huynh cứ lo lắng, thấp thỏm nếu con không đạt loại giỏi. Thế là họ muốn giáo viên xem lại bài cho các cháu. Nhiều người sau khi tôi giải thích xong vẫn còn hậm hực thắc mắc: "Vậy cô căn cứ vào đâu để chấm Văn. Liệu cô chấm như thế có quá khắt khe với các trò không?".
Bản thân tôi ra trường và đi dạy đã 20 năm. Tôi có thể khẳng định mình là người chấm bài công tâm và khách quan. Khi ra đề, bao giờ tôi cũng thiết kế ma trận và điểm số khá rõ ràng. Bài làm của học sinh được phân loại theo các dạng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đặc biệt khi chấm Văn, tôi rất dị ứng với kiểu bài sao chép văn mẫu. Có thể nói, chấm Văn không chính xác như chấm Toán, nhưng người giáo viên dạy Văn, khi đọc sẽ biết bài nào có chất Văn ngay. Nhiều em viết dài, nhưng cách hành văn khô, chưa có cảm xúc. Câu từ đôi lúc sắp xếp còn lộn xộn... Chính vì thế mà điểm số của các em chưa được cao.
Thực tế bây giờ có một bộ phận phụ huynh rất cuồng về điểm số của con. Điều họ cần không phải là chất lượng học tập thực sự của các con. Chỉ thấy con điểm số thấp một chút là phụ huynh lo lắng ngay. Điều họ lo sợ nhất vẫn là làm sao để con đạt được học sinh giỏi. Vì thế, mỗi mùa thi về, những người thầy như chúng tôi thường bị những áp lực vô hình của phụ huynh mang đến. Nhiều khi chính tôi bị stress vì những câu nói tổn thương của các bậc phụ huynh.
Một chị bạn đồng nghiệp của tôi cũng là giáo viên dạy Văn đã trút bầu tâm sự rằng: "Dạy Văn đã khó, chấm Văn còn khó hơn. Mùa thi về, chị rất sợ phải nghe điện thoại. Điều chị ngại nhất vẫn là bạn bè, người quen nhờ vả nâng điểm số cho trò. Ai cũng cho rằng môn Văn thôi mà. Cho điểm thế nào mà chẳng được. Khó quá để làm gì cơ chứ?". Đã không ít lần chị bị giận dỗi, bị chê trách là cứng nhắc khi nhất quyết không nâng điểm số cho trò. Buồn và chán nhưng chị vẫn không làm trái được lương tâm của người thầy.
Một mùa thi nữa lại về. Rất mong các bậc phụ huynh hiểu cho nỗi lòng của những giáo viên chúng tôi. Xin đừng quan trọng quá về điểm số của các con.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
"Bật mí bí mật" của 3 ngôi trường nổi tiếng ở Hà Nội: Có 1 sở thú ngay trong trường, học hành bị stress quá thì rủ nhau trốn lên "cửa trời" Không phải là những điều mà "ai cũng biết đến" về các ngôi trường THPT nổi tiếng ở Hà Nội, đây là những "bí mật" nó được "bật mí" bởi chính các bạn học sinh của trường. Học sinh cuối cấp thường vỗ ngực nói với đàn em lớp dưới rằng: "Mọi ngóc ngách trong ngôi trường này bọn chị/anh đều thuộc nằm...