Vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên phải đóng bao nhiêu tiền án phí?
Tổng tài sản đem ra tranh chấp trong vụ ly hôn này lên tới 8.400 tỷ đồng. Do đó, mức án phí mà vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên phải nộp có thể lên tới hàng tỷ đồng.
Vợ ông chủ Trung Nguyên: ‘Tôi không chi li, đòi thối lại’ “Tôi không tính toán chi li từng đồng, tôi không đòi thối lại này kia. Tôi chỉ đồng ý làm sao để kết thúc tranh chấp nhanh”, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói.
Vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thu hút sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Khối tài sản tranh chấp giữa vợ chồng “vua cà phê” lên tới gần 8.400 tỷ đồng.
Ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm hôn nhân gia đình 300.000 đồng theo quy định của pháp luật, ông Vũ và bà Thảo còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp mà họ được chia theo phán quyết của tòa. Dựa theo giá trị tài sản tranh chấp thì mức án phí phải nộp trong vụ án này không phải là một số tiền nhỏ.
Tòa sẽ đưa ra phán quyết vụ ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo trong chiều nay, 1.3.
Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, án phí được quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14.
Theo đó, với tranh chấp tài sản trong vụ án dân sự có giá trị tài sản trên 4 tỷ đồng, mỗi bên đương sự sẽ phải nộp tiền án phí cho Nhà nước là 112 triệu đồng 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.
Trong vụ ly hôn này, tài sản tranh chấp bao gồm bất động sản, tiền mặt, vàng và cổ phần. Tuy nhiên, số tiền mặt, vàng trị giá 2.109 tỷ tại các ngân hàng, đại diện VKS cho rằng không đủ điều kiện pháp lý để giải quyết. Còn phán quyết như thế nào sẽ thuộc về HĐXX.
Còn lại là cổ phần tại 7 công ty: Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên giá thẩm định 5.431 tỷ, ông Vũ đứng tên số cổ phần chiếm 20% vốn điều lệ, bà Thảo đứng tên 10%; Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment) giá thẩm định 4.208 tỷ, ông Vũ 60%, bà Thảo 30%; Công ty CP Cà phê Trung Nguyên giá thẩm định 859 tỷ, ông Vũ 10%, bà Thảo 5%;
Công ty CP Trung Nguyên Franchise giá thẩm định 16,313 tỷ, ông Vũ 10%, bà Thảo 5%; Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê giá thẩm định 59,097 tỷ, mỗi người 15%; Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên giá thẩm định là 580,236 tỷ, ông Vũ 10%, bà Thảo 5%; Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông giá thẩm định 6,808 tỷ, ông Vũ 30%.
Tổng số cổ phần mà ông Vũ và bà Thảo sở hữu tại 7 công ty này khoảng 5.654 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị tài sản tranh chấp trong vụ ly hôn này là 8.379 tỷ đồng.
Chủ tọa vụ ly hôn ông Vũ – bà Thảo là Nguyễn Văn Xuân.
Theo cách tính trên thì án phí mà nguyên đơn và bị đơn phải nộp khi có bản án giải quyết vụ ly hôn này là: 112 triệu đồng 0,1% của 8.375 tỷ đồng (trong đó, 8,375 tỷ đồng là kết quả của 8.379 tỷ đồng – 4 tỷ đồng).
Như vậy, mức án phí mức án phí mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có nghĩa vụ phải nộp có thể lên tới khoảng 8,4 tỷ đồng.
Về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, Luật sư Hùng cho biết cả nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đều phải nộp tiền tạm ứng án phí, căn cứ vào phần tài sản được chia.
Theo Hoài Thanh (Zing)
Tranh quyền điều hành Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ nắm lợi thế nhờ Luật hôn nhân gia đình mới
Việc phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn thì tài sản chung trên nguyên tắc là chia đôi 50/50 nhưng có xem xét công tạo lập, phát triển nên tài sản.
Với thương vụ nghìn tỷ Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo, ông Vũ ngoài công sức phát triển Tập đoàn Trung Nguyên, ông còn là người sáng lập. Chiếu theo Luật Hôn nhân gia đình mới, ông Vũ có thể sẽ được lợi.
Chiều nay, ngày 1.3, HĐXX sẽ chính thức đưa ra kết quả cuối cùng về xụ xét xử vụ ly hôn giữa "Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Đây là vụ ly hôn nghìn tỷ ồn ào nhất trong thời gian qua bởi kịch tính đến từ việc tranh chấp tài sản và quyền điều hành Trung Nguyên.
Đến thời điểm hiện tại, vụ ly hôn vẫn chưa ngã ngũ bởi khúc mắc liên quan đến việc phân chia khối tài sản tổng cộng lên tới 8.400 tỷ đồng giữa ông Vũ và bà Lê Hoàng Thảo Diệp.
Thuận tình ly hôn, "vướng"chia tài sản
Trước đó, chiều 25.2, VKSND TP.HCM đã phát biểu quan điểm về vụ ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong vụ án ly hôn của ông chủ cà phê Trung Nguyên. Vị đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận một phần nội dung khởi kiện của hai bên đương sự.
Theo đó, về tình trạng hôn nhân, VKSND TP.HCM đề nghị tòa giải quyết cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được ly hôn theo luật định.
Phần con cái: Đồng ý với sự thống nhất của hai bên đương sự, đề nghị giao cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo là người trực tiếp chăm sóc ba người con (một người đã qua tuổi vị thành niên). Ông Đặng Lê Nguyên Vũ chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con với số tiền 10 tỷ đồng/năm, từ 2013 đến hết học đại học.
Bà Lê Hoàng Thảo Diệp và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại phiên xét xử
Về tài sản là 13 bất động sản phân chia theo sự thỏa thuận của hai bên tại phiên tòa diễn ra trước đó. Đề nghị HĐXX giải quyết theo phương án các bên đưa ra, ai đang sở hữu, sử dụng tài sản nào thì tiếp tục sở hữu bất động sản đó. Bà Thảo chịu trách nhiệm thanh toán lại phần chênh lệch cho ông Vũ.
Bất động sản đã chia, con cái cũng có sự lựa chọn, hiện giờ giữa hai vợ chồng họ chỉ còn khúc mắc về việc phân chia cổ phần trong 7 công ty thuộc tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Cả hai đều muốn chiếm giữ số cổ phần lớn hơn đối phương nhằm mục đích giành quyền điều hành Trung Nguyên bởi những lý lẽ của riêng họ.
Hơn thế nữa, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng bà Lê Hoàng Diệp Thảo trở thành "điểm nghẽn" trong công việc, sự nghiệp, con đường đi tiếp theo của ông để xây dựng, phát triển Trung Nguyên, đưa Trung Nguyên ra toàn cầu. Ba năm ông Đặng Lê Nguyên Vũ đối diện với 18 vụ kiện từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo.Thậm chí bà Lê Hoàng Diệp Thảo còn lập công ty cà phê với thương hiệu King Coffee để trở thành đối thủ của Trung Nguyên.
Theo Đặng Lê Nguyên Vũ cho, lẽ ra bà Thảo phải ủng hộ, hỗ trợ ông tiếp tục gây dựng sự nghiệp lớn mạnh, thì ngược lại, bà Thảo chính là "điểm nghẽn" chưa được khai thông ngăn trở ông.
Còn bà Lê Hoàng Diệp Thảo thì lo sợ ông Vũ bị bệnh, bởi sau 49 ngày thiền ông đã trở thành con người hoàn toàn khác lạ, khác lạ từ cách ăn mặc, hành động, lời nói và đặc biệt bà lo sợ "nhóm lợi ích" phía sau ông Vũ gây lũng đoạn Trung Nguyên rồi dần dẫn đến sụp đổ.
Cũng chính vì nhưng mâu thuẫn này, cao trào và kịch tích của cuộc ly hôn cũng đã được đẩy lên gấp nhiều lần khi có sự tranh chấp quyền điều hành Trung Nguyên thông qua việc phân chia tài sản.
Phần hơn sẽ thuộc Đặng Lê Nguyên Vũ?
Theo số liệu phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ đưa ra thì tổng số tài sản chung của vợ chồng, bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản hiện có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng.
Khi được tòa cho phép đưa ra đề nghị chia tài sản, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã đề nghị chia số tài sản này theo tỷ lệ 70/30.
Tuy nhiên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo không đồng ý chia tỷ lệ từ chồng. Bà đề nghị chia cho mình 51% cổ phần Công ty CP đầu tư Trung Nguyên. Tổng số cổ phần ông Vũ có là 49%. Một bên 51% và một bên 49% sẽ không có việc bên nào dùng ý chí của mình để áp đặt, các bên đều có quyền biểu quyết trong đại hội cổ đông, bà Thảo có quyền tham gia vào hoạt động của công ty này.
Không thống nhất được phương án phân chia, tại phiên nghị án ngày 25.2 vừa qua, VKSND cho rằng, nếu không thỏa thuận được thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính tới yếu tố hoàn cảnh của gia đình, công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì khối tài sản chung.
Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn trên nguyên tắc là chia đôi 50/50, có xem xét công tạo lập, phát triển nên tài sản. Đây là nguyên tắc chung từ trước đến nay.
"Nguyên tắc thì rõ ràng, đóng góp nhiều sẽ được nhiều. Đối với vợ chồng chia đôi chỉ là phương án tối thiểu nhất, bình thường nhất. Những tài sản nào không chứng minh được công sức đóng góp thì sẽ hòa nhau. Còn nếu ai chứng minh được tôi đóng góp nhiều hơn thì khi phân chia tài sản ly hôn, người đó sẽ nhận được nhiều hơn, tính theo công sức và tài sản", ông Đức nhấn mạnh.
Như vậy, theo Luật hôn nhân gia đình, ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa có công sáng lập vừa có công điều hành Trung Nguyên từ đầu đến cuối. Trong khi đó, Lê Hoàng Diệp Thảo sau khi sinh con có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của Trung Nguyên. Từ 2006 đến nay, bà Lê Hoàng Diệp Thảo tham gia quản lý điều hành, đóng góp nhiều công sức cho Trung Nguyên nhưng bà không chứng minh được việc đóng góp, tạo lập được công ty cà phê Trung Nguyên.
Chính vì vậy, nếu tài sản chia 50/50 sẽ gây thiệt thòi cho người đã tạo lập nên công ty đó là ông Vũ. Xét theo Luật hôn nhân gia đình, cũng như quan điểm của VKSND, nhiều khả năng phương án chia tài sản sẽ có lợi cho ông chủ tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ.
"Cũng phải nói thêm rằng, phương án phân chia tài sản giữa ông Vũ bà bà Thảo đúng hay sai phụ thuộc vào việc xem xét công sức đóng góp của 2 bên. Nếu xem xét đúng công sức thì phương án chia là đúng, nhưng nếu đánh giá nhầm công sức đóng góp ví dụ như người đóng ít thì lại bảo đóng nhiều, người đóng nhiều lại bảo đóng ít, thì phương án phân chia tài sản sẽ không còn chính xác nữa. Chính vì vậy, việc đánh giá công sức của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên là yếu tố vô cùng quan trọng.", luật sư khuyến nghị.
Theo Danviet
Điểm mấu chốt cần tháo gỡ trong phiên xử cuối vụ ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên Vụ kiện ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ kéo dài hơn 3 năm, sau 10 lần hòa giải bất thành, tranh chấp khối tài sản ở Trung Nguyên vẫn chưa đi đến hồi kết. Liệu Vũ - Thảo có tái hợp? Ở phiên tòa chiều 25/2, tại phiên tòa xét xử vụ ly hôn của...