Vợ chồng Hương Giang ôm nhau trên núi tuyết
Ông xã người Trung Quốc tình cảm ôm vợ từ sau lưng khi cả hai có chuyến du lịch châu Âu.
Kết hôn đã được 5 năm, Hoa hậu Hương Giang ít khi tiết lộ về người bạn đời với truyền thông. Ông xã cô thi thoảng mới sóng đôi bên vợ xuất hiện tại một vài event nhưng luôn cố gắng né tránh ống kính. Mới đây trên trang cá nhân, người đẹp Hải Dương hạnh phúc khoe những hình ảnh ngọt ngào của vợ chồng cô trong chuyến du lịch châu Âu. Khi đến trượt tuyết trên núi Mont Blanc, Pháp, cả hai ôm nhau ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm.
Hương Giang chú thích, đây là lần trăng mật thứ n của vợ chồng cô. Trước ống kính của ông xã người Trung Quốc, cô rất nhí nhảnh, hồn nhiên.
Nhiều bạn bè của vợ chồng Hoa hậu cũng tham gia chuyến du ngoạn.
Chồng Hương Giang tên Liu Jia, là chuyên viên trong lĩnh vực hàng không.
Video đang HOT
Ngoài vùng núi Mont Blanc (Pháp), vợ chồng cô còn đến thăm Geneve, Thụy Sĩ.
Theo VNE
Diện kiến kỳ nhân 40 năm hành nghề "lặn ma" trên dòng Hương Giang
Vốn sinh ra trên sông nước và có khả năng bơi lội phi thường từ nhỏ, ông Nguyễn Văn Sết (SN 1958), trú tại thôn Lại Tân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) cùng nhiều thế hệ trong gia đình đã cứu được nhiều người có ý định tự tử.
Với thâm niên gần 40 năm làm công việc lặn tìm xác chết và cứu người đuối nước, ông Sết đã gắn chặt đời mình với một cái nghề rất đặc biệt: nghề "lặn ma".
Dân vạn chài xứ Huế gọi ông là Sết "hà bá, Sết "rái cá" còn những ân nhân thì suy tôn ông làm "Hiệp sĩ Hương giang".
Ông Nguyễn Văn Sết sinh trưởng trong một gia đình làm nghề sông nước, cha ông là một người bơi lặn giỏi có tiếng ở xóm vạn đò ngày xưa (Phường Vĩ Dạ - TP Huế).
Cuộc đời ông Sết gắn liền với sóng nước, mảnh lưới và con thuyền từ khi sinh ra cho đến khi lấy vợ, sinh con đẻ cái.
Ông Nguyễn Văn Sết bên con đò của mình
Nói về nghề "lặn" ma, ông Sết kể: "Gia đình tui (tôi - PV) đã có bốn thế hệ làm nghề ni (này - PV) rồi các chú ạ.
"Lặn" ma, cái từ nghe lạ lẫm với nhiều người nhưng với những người gắn liền với con nước như chúng tôi thì quá đỗi quen thuộc.
Đó là công việc của những ngư phủ có tài bơi lặn giỏi như con rái cá, thường ra tay nghĩa hiệp cứu người đuối nước và lặn tìm những xác chết trên sông".
Ngày xưa, từ thời ông nội và cha ông Sết còn sống trên thuyền ở những xóm vạn chài, họ đều là những ngư phủ nổi tiếng bơi lặn nên khi có người chết đuối mất xác, người ta thường nhờ gia đình ông Sết lặn tìm xác dưới đáy sông.
"Lâu thành quen, có chút tiếng tăm, người ta hay nhờ vả nên trở thành cái nghề khi nào không biết.
Đến khi tui lớn, lại cùng với mấy anh em trai quăng mình xuống sông Hương làm nghề cùng ba. Tui vẫn còn nhớ lần vớt xác đầu tiên là lúc lên 16 tuổi", ông Sết chia sẻ.
Tính đến thời điểm này, ông Nguyễn Văn Sết và ba người anh trai của mình đã vớt hàng trăm cái xác trên dòng Hương giang.
Nhưng bây giờ chỉ còn ông Sết bám trụ lại sông Hương cùng hai người con trai tiếp tục theo nghề "lặn ma".
Ông Sết tự hào cho biết: "Hai thằng con tui cũng lặn ghê lắm. Khi có người nhờ giúp là ba cha con tui có khi kêu thêm mấy anh em hàng xóm lại gác chèo, vác dụng cụ đi.
Nghề này, làm càng đông càng hiệu quả, vừa đỡ tốn sức, vừa có người bên cạnh động viên tinh thần".
Cuộc sống giản dị của gia đình theo nghiệp "lặn ma"
Ở Huế, có nhiều sông suối, ao hồ bình thường chúng rất hiền hòa và thơ mộng nhưng đến mùa bão lũ, nước những con sông này dâng cao, chảy xiết cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Cái nghề của ông Sết vì thế bất đắc dĩ mà nhiều người tìm đến nhờ. Bao năm gắn bó với dòng sông, không chỉ vớt xác chết mà ông còn nhiều lần cứu người chết đuối.
Người dân cùng xóm bảo, không dưới 10 trường hợp đã được ông Sết cứu sống.
Trong suốt 40 năm làm nghề, có những lần lặn tìm xác người mà ông Sết không bao giờ muốn nhớ lại.
Theo ông Sết thì trong suốt mấy chục năm làm nghề vớt xác, có lẽ vụ tai nạn vào ngày 5/8/2003 trên dòng sông Hương vào dịp lễ hội Điện Hòn Chén là ông khó quên nhất.
"Hôm đó chủ đò chở khách quá tải nên đò bị lật và chìm dần xuống sông và trong số hành khách thoát nạn còn thiếu 3 người phụ nữ.
Chỗ ấy con nước rất sâu, dưới ngầm nước chảy xiết, nhiều gềnh đá, hang hốc nên việc lặn rất khó khăn.
Trong dòng nước đục ngầu ấy, tôi cùng các anh em nắm tay thành hàng ngang, rồi chia nhau từng ô mà lặn tìm.
Mỗi lần ngoi lên khỏi mặt nước là anh em tôi lại uống ngụm nước mắm, ly rượu đế để bớt lạnh và lấy thêm can đảm.
Sau nhiều giờ liền nỗ lực ngụp lặn, đến 10 giờ đêm chúng tôi mới đưa được thi thể của 3 nữ giới lên bờ".
40 năm qua, vượt lên tất cả những đàm tiếu của thiên hạ và khó khăn của cái nghề cướp cơm hà bá, ông Sết cùng anh em và các con vẫn bám nghề để cứu giúp người bị nạn.
Ông tâm sự, mỗi lần tìm được xác là ông cảm thấy rất thanh thản và vui mừng vì đã giúp người chết được ấm áp và sạch sẽ về với gia đình.
Anh Nguyễn Văn Thanh bên bộ dụng cụ mới
Theo nghiệp của ông là hai chàng trai với nước da ngăm ngăm với bề ngoài rắn rỏi, khỏe khoắn. Họ nhiệt tình khoe chúng tôi xem bộ dụng cụ cứu người do mình sáng chế.
Đó là bình dưỡng khí, dây ống thở, chiếc máy nổ và bộ tạo khí chế từ phanh hơi ô tô. "Có bộ dụng cụ này, ba và hai anh em tui có thể ngụp lặn dưới nước được hơn 15 phút.
Công việc vì thế mà thuận lợi hơn, xác suất tìm thấy xác người thành công hơn nhiều", anh Nguyễn Văn Thanh (con trai ông Sết) chia sẻ.
Theo Tri Thức
Hương Giang Idol: 'Tôi không yếu ớt, vụng về nữa' "Lúc mới đến với cuộc thi, tôi không biết gì về dancesport, khi lên sân khấu tôi run rẩy, yếu ớt, tay chân vụng về còn bây giờ khá hơn rất nhiều", nữ ca sĩ chia sẻ. Chỉ còn hai đêm thi nữa, Bước nhảy hoàn vũ mùa thứ 6 kết thúc. Trước khi đêm bán kết diễn ra, Hương Giang Idol có...