Vợ chồng “hờ” lừa đảo Tcty tài chính dầu khí VN 176 tỷ đồng
Tổng cộng, Hiệp đã được giải ngân 183 tỷ đồng; phần lớn số tiền đó được sử dụng để trả nợ cho các đối tượng và khoản vay trước. Đến thời điểm bị bắt, Hiệp còn chiếm đoạt hơn 176 tỷ đồng của Tổng Công ty tài chính CP dầu khí Việt Nam (PVFC).
Ngày 23-12, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Bùi Văn Quang (trú tại quận Ba Đình, Hà Nội), Giám đốc Công ty CP Kho vận Ngoại thương và Dịch vụ; và Trương Ánh Điệp (trú tại phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty TNHH Kim loại Hoàng Gia.
Một đối tượng đã bị CQĐT khởi tố, bắt giam trước đó là Hoàng Minh Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Kinh tế Hoàng Gia. Tài liệu cơ quan chức năng xác định, 3 bị can trên đã móc ngoặc với nhau để lừa đảo hơn 176 tỷ đồng của Tổng Công ty tài chính CP dầu khí Việt Nam (PVFC).
Cụ thể, trong quá trình thực hiện 2 hợp đồng tín dụng giữa Công ty Kinh tế Hoàng Gia và Công ty Kim loại Hoàng Gia với Phòng giao dịch Trung tâm Ngô Quyền – thuộc PVFC (gọi tắt là PVFC Ngô Quyền), Hoàng Minh Hiệp đã chỉ đạo nhân viên lập 4 công ty “ma”, lập khống nhiều hợp đồng mua bán vật tư và hồ sơ đề nghị giải ngân.
Ngoài ra, Hiệp còn cho người dẫn cán bộ của PVFC Ngô Quyền đi kiểm tra tài sản… không thuộc sở hữu của Công ty Kinh tế Hoàng Gia, cũng như Công ty Kim loại Hoàng Gia. Tổng cộng, Hiệp đã được giải ngân 183 tỷ đồng; phần lớn số tiền đó được sử dụng để trả nợ cho các đối tượng và khoản vay trước. Đến thời điểm bị bắt, Hiệp còn chiếm đoạt hơn 176 tỷ đồng của PVFC.
Video đang HOT
Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định Trương Ánh Điệp (có quan hệ như vợ chồng với Hoàng Minh Hiệp), đã giúp Hiệp lập khống các phương án kinh doanh, hợp đồng mua bán nhằm hoàn thiện hồ sơ vay vốn, cũng như ký nhận khoản nợ hơn 96 tỷ đồng với PVFC Ngô Quyền để Hiệp sử dụng. Bùi Văn Quang là em họ của Hiệp, đã ký khống hợp đồng thuê kho và biên bản xác nhận hàng hóa để Hiệp thực hiện hành vi lừa đảo.
Theo H.Q
An ninh thủ đô
"Ăn" gỗ hỗ trợ thiên tai, "bộ sậu" C.ty công nghiệp rừng Tây Nguyên lĩnh án
Ngày 1/11, tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đắk Lắk, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã kết thúc phiên tòa xét xử phúc thẩm và tuyên phạt 10 bị cáo nguyên là lãnh đạo Công ty công nghiệp rừng Tây Nguyên và Công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Các bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty công nghiệp rừng Tây Nguyên (CNRTN).
Các bị cáo bị truy tố về tội: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", gồm: Vũ Thị Lệ Quỳnh (SN 1969, trú TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) - nguyên Phó giám đốc CNRTN; Phạm Trọng Thi (SN 1960, trú TP Buôn Ma Thuột) - nguyên Phó giám đốc CNRTN; Đào Thị Mai (SN 1965, trú TP Buôn Ma Thuột) - nguyên Phó phòng kế hoạch CNRTN; Trần Quốc Trí (SN 1960, trú TP Buôn Ma Thuột) - nguyên Giám đốc CNRTN; Hồ Thị Thanh Hà (SN 1965, trú TP Buôn Ma Thuột) - nguyên Kế toán trưởng CNRTN; Bùi Văn Tài (SN 1948, trú tại Tiền Giang); Mai Trung Tâm (SN 1963, trú quận Tân Bình, TP HCM); Nguyễn Minh Đông (SN 1956, trú tại quận 5, TP HCM).
Trong khi đó, liên quan đến vụ án này, tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, các bị cáo: Lê Bá (SN 1941, trú tại quận Đống Đa, TP Hà Nội) - nguyên Tổng giám đốc; Phạm Trọng Minh (SN 1954, trú tại quận Tân Bình, TP HCM) - nguyên Phó Tổng giám đốc đềubị truy tố về tội: "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm, ngày 1/11.
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX tuyên y án sơ thẩm với các bị cáo gồm: Vũ Thị Lệ Quỳnh, Phạm Trọng Thi, Đào Thị Mai chịu mức án 10 năm tù; bị cáo Trần Quốc Trí 9 năm tù; bị cáo Hồ Thị Thanh Hà 6 năm tù; Bùi Văn Tài 6 năm tù, Mai Trung Tâm 5 năm tù và Nguyễn Minh Đông 4 năm tù.
Bên cạnh đó, nguyên các lãnh đạo của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam bị tuyên phạt với mức án nhẹ hơn, giảm 1 năm so cấp sơ thẩm. Trong đó, bị cáo Lê Bá bị kết án 2 năm tù, Phạm Trọng Minh 1 năm tù.
Theo cáo trạng, thực hiện Chủ trương của Chính phủ về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 5 năm 1997, khôi phục, phát triển sản xuất cho các tỉnh ven biển Nam Bộ và Nam Trung bộ, từ năm 1998 đến 2006, Công ty công nghiệp rừng Tây Nguyên, nay là Công ty Cổ phần công nghiệp rừng Tây Nguyên được giao nhiệm vụ thu mua, vận chuyển gỗ tròn từ rừng tự nhiên theo chỉ tiêu từng năm ở 4 tỉnh Tây Nguyên để cung ứng, dự trữ đóng tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ, và phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu long và duyên hải miền Trung theo giá chỉ định, nhưng đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
Các bị cáo đã làm trái công vụ trong việc thông qua các tư thương, người môi giới để bán quyền mua gỗ chỉ tiêu hơn 154.855m3 cho các cá nhân, doanh nghiệp không phải là đối tượng được mua gỗ theo chương trình của Chính phủ để thu tiền chênh lệch trái pháp luật là hơn 12 tỷ đồng.
Hậu quả, gỗ bị khai thác nhưng không được sử dụng đúng mục đích, đặc biệt chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với đồng bào bị bão lụt không đến được các đối tượng thụ hưởng, gây bất bình trong dự luận.
Cũng theo cáo trạng, nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên làdo hành vi thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát của lãnh đạo Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đối với Công ty Cổ phần công nghiệp rừng Tây Nguyên trong suốt quá trình thu mua, dự trữ, cung ứng gỗ chỉ tiêu.
Viết Hảo
Theo Dantri
Thuê người tạt axít mẹ người yêu để trả thù Thời gian gần đây, con gái của bà Phương đòi chia tay nên Tri cho rằng bà Phương đã nói xấu mình nên đã sinh lòng thù tức và tìm cách trả thù. Ngày 20/12, cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và...