Vợ chồng giáo viên mong muốn thắp sáng cuộc đời trẻ bằng con chữ
“Giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế tôi luôn mong muốn góp một que diêm thắp sáng cuộc đời của các em”.
Tấm lòng vàng của thầy Chuyền, cô Nhung
11 giờ trưa, thầy Mai Văn Chuyền, giáo viên Trường Trung học cơ sở Ngô Mây (xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) tất bật tay 5, tay 10 chuẩn bị từng cân gạo, thùng mì tôm…tiếp tế cho đồng bào trong buôn đang bị cách ly do dịch bạch hầu.
Nhắc đến thầy Mai Văn Chuyền, cô Vũ Thị Nhung là nhắc đến đôi vợ chồng trẻ mang trong mình nhiệt huyết và tấm lòng thiện nguyện; mong muốn thắp sáng những mảnh đời nghèo khó bằng con chữ.
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Đà Nẵng, thầy Chuyền nhận công tác tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ ở xã Ea M’nang, Cư M’gar.
Đến năm 2015, thầy chuyển công tác sang Trường Trung học cơ sở Ngô Mây (xã Ea M’droh). Đây là xã nghèo nhất nhì huyện Cư M’gar, chủ yếu học sinh người dân tộc thiểu số; các em còn nhút nhát, e dè, khả năng ứng xử còn hạn chế.
Nhận thấy học sinh nơi đây không có một không gian lý tưởng để học tập và vui chơi; nhà trường dù muốn tổ chức những buổi học phụ đạo cho học sinh cũng không có địa điểm; thầy Chuyền bàn với vợ (chị Vũ Thị Nhung) sửa sang tổ ấm nhỏ của mình thành “Ngôi nhà Trí tuệ”.
Ngôi nhà này là địa chỉ học miễn phí và không gian vui chơi cho các em thiếu nhi, học sinh trong trên địa bàn.
Bên cạnh việc tổ chức lớp học miễn phí dạy tiếng Anh, cờ vua…Ngôi nhà Trí tuệ còn diễn ra nhiều hoạt động khác như các trò chơi dân gian, tủ sách nhân ái…giúp các em sảng khoái, vui vẻ mỗi khi đến lớp.
Đây cũng là không gian để các em nhỏ được bạn bè, thầy cô lắng nghe và chia sẻ, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc, vấn đề băn khoăn trong cuộc sống thường ngày.
Thầy giáo Mai Văn Chuyền một lòng vì học sinh (Ảnh: NVCC)
Nhận thấy những lợi ích thiết thực của Ngôi nhà Trí tuệ mang lại, thầy Chuyền phối hợp cùng Đoàn xã Ea M’droh tổ chức và duy trì lớp học miễn phí mang tên “Lớp học yêu thương” giúp các em học lực yếu tự tin đến lớp, tiến bộ trong học tập.
Vậy là từ đó đến nay, bên cạnh các hoạt động chuyên môn trong trường học, đôi vợ chồng giáo viên trẻ Mai Văn Chuyền, Vũ Thị Nhung còn tích cực vun vén cho 2 “tổ ấm” nhỏ là Lớp học yêu thương và Ngôi nhà Trí tuệ.
Video đang HOT
Gian nhà của thầy Chuyền cũng vì thế mà tối nào cũng sáng ánh đèn, tíu tít tiếng cười nói, nô đùa của trẻ nhỏ.
Vào mỗi dịp cuối tuần, thầy Chuyền lại sắm vai đầu bếp phục vụ cà phê miễn phí nhằm khuyến khích cha mẹ đến chơi, đọc sách cùng con.
Giáo viên chung ta tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ học sinh nghèo (Ảnh: NVCC)
Thầy Mai Văn Chuyền tâm sự: “Trong thời điểm dịch bạch hầu đang hoành hành một số giáo viên trong trường cùng tôi tổ chức quyên góp, hỗ trợ bà con đang bị cách ly trong vùng dịch.
Phần quà hỗ trợ bao gồm gạo, mì tôm, bánh kẹo, khẩu trang, nước rửa tay…
Đối với 2 mô hình tôi đang thực hiện song song bao gồm ngôi nhà trí tuệ và lớp học yêu thương chúng tôi luôn đổi mới và hướng đến sự sáng tạo, tinh thần tự học của học sinh.
Tôi làm thiện nguyện không phải là xin quyên góp giúp đỡ các em quần áo, bữa ăn…mà điều tôi hướng đến đó chính là kiến thức”.
Hướng đến giáo dục để thay đổi tương lai
Bản thân thầy Chuyền khi xác định mô hình hoạt động cho Ngôi nhà Trí tuệ và Lớp học yêu thương cũng rất trăn trở: Dạy dỗ điều gì cho học sinh?
Cuối cùng thầy Chuyền quyết định mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ nhỏ.Vì thầy cho rằng: Tiếng Anh chính là chiếc vé thông hành để những đứa trẻ nghèo khó trong buôn có thể hòa nhập với xã hội hiện đại, tìm kiếm công việc tốt hơn.
Thầy Mai Văn Chuyền chia sẻ: “Thời gian đầu tôi cũng rất trăn trở trong việc lựa chọn mô hình hoạt động thiện nguyện.
Như một số nhóm thiện nguyện họ tổ chức quyên góp quần áo, hỗ trợ bữa ăn cho học sinh nghèo.
Nhưng tôi muốn mình là người cho các em chiếc cần câu cá thay vì con cá. Vì thế tôi hướng đến việc học cho các em.
Bên cạnh các kiến thức phổ thông trong trường học, lớp học yêu thương cũng rất chú trọng vào tính sáng tạo, kỹ năng sống của học sinh.
Đặc biệt môn tiếng Anh được chúng tôi đưa vào giảng dạy là môn học quan trọng nhất.
Động lực này đến từ chính những cựu học sinh cũ của tôi. Các em ra trường đều nói với tôi rằng: Mong thầy dạy tiếng Anh cho tụi nhỏ vì tiếng Anh bây giờ rất quan trọng.
Ngoài ra tại địa phương cũng đang mở rộng và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài chính vì thế việc học tốt tiếng Anh sẽ giúp các em có thể có một công việc tốt hơn”.
Ngót nghét chục năm gắn bó với ngành giáo dục nơi đây, thầy Mai Văn Chuyền vẫn một lòng quả quyết: Giáo dục có vai trò và sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân cách và tương lai của những học sinh vùng sâu, vùng xa.
Một lòng trăn trở: Làm sao giúp các em học sinh có một tương lai, một sự định hướng nghề nghiệp tốt hơn? Thầy Mai Văn Chuyền không ngại khó, không ngại khổ luôn cố gắng đưa những mô hình giáo dục tiên tiến chẳng hạn dạy tiếng Anh trực tuyến để các em có thể tiếp cận, bớt thiệt thòi hơn so với các bạn đồng trang lứa tại thành phố.
Thầy Chuyền cho biết: “Tôi nhận ra rằng rất khó để thay đổi tư duy và lý tưởng của những người thế hệ này tức là cha mẹ các em.
Vì thế thay vào đó chúng tôi bắt đầu từ chính các em học sinh. Chúng tôi giúp các em được trang bị kỹ năng không chỉ về kỹ năng sống mà còn là sự sáng tạo, tư duy.
Một đứa trẻ nếu được giáo dục, định hình nhân cách từ sớm khi ra ngoài xã hội các em sẽ trở thành những người có ích.
Bằng chứng là kể từ khi Ngôi nhà trí tuệ, Lớp học yêu thương, Tủ sách nhân ái được đưa vào hoạt động thì tỷ lệ học sinh bỏ học giảm hẳn. Trước đây thay vì học tập và vui chơi các em đi chăn bò, đi rẫy vì thế cảm hứng học tập cũng không có. Hiện nay một số xã đang bắt đầu tham khảo mô hình trên để đưa về địa phương, giúp trẻ có cảm hứng, say mê trong học tập”.
Ngoài “Lớp học yêu thương”, “Ngôi nhà Trí tuệ”, “Tủ sách nhân ái”, vợ chồng thầy Chuyền còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho thế hệ tương lai như dạy bơi miễn phí, vận động tặng con giống, vận động xây “Nhà khăn quàng đỏ” tặng cho học sinh nghèo…
Năm 2020, thầy giáo Mai Văn Chuyền vinh dự nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đắk Lắk: Học sinh vắng nhiều sau đợt nghỉ dài phòng, chống dịch Covid-19
Những ngày đầu đi học sau kỳ nghỉ kéo dài do dịch Covid-19, học sinh các khối tại Đắk Lắk vắng học nhiều. Nhà trường, giáo viên đã phải vận động cho các em quay lại trường học tập.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Đắk Lắk, những ngày đi học trở lại sau kỳ nghỉ chống dịch, vẫn xảy ra tình trạng học sinh vắng học.
Các cô giáo đến tận nhà giao bài tập và vận động các học sinh vùng sâu vùng xa quay lại trường sau thời gian nghỉ học chống dịch
Cụ thể, học sinh toàn tỉnh trong ngày 6/5, học sinh Mầm non đi học đạt 83,88%, bậc Tiểu học đạt 98,79%, bậc THCS đạt 98,66%, bậc THPT đạt 98,65% và GDTX đạt 90,85%.
Bước đầu nhận định nguyên nhân học sinh vắng học do một bộ phận phụ huynh chưa thực sự yên tâm cho con đi học trở lại, đặc biệt là đối với bậc Mầm non và Tiểu học. Bên cạnh đó, một số học sinh trong thời gian nghỉ dịch vừa qua có tham gia đi lao động ở xa vẫn chưa về.
Chị Nguyễn Trần Yến Linh (ngụ TP. Buôn Ma Thuột) cho biết, dù đã qua ngày thứ 4 đi học trở lại nhưng chị vẫn chưa cho cậu con trai 4 tuổi đi học vì còn e dè và lo lắng trước tình hình dịch bệnh.
"Tôi biết hiện dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nhưng do cháu còn nhỏ, ý thức chưa cao nên hiện tôi vẫn để cháu ở nhà cho ông bà trông và thời gian này sẽ tích cực dạy cháu các phòng, chống dịch ở môi trường trường học. Sau 1 tuần nếu thấy ổn hơn, tôi mới bắt đầu cho cháu đi học lại", chị Linh chia sẻ.
Nhiều phụ huynh còn lo ngại khi cho con em đi học trở lại sau nghỉ dịch
Ông Lê Kim Thông - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ea Súp cho biết, trên địa bàn tình trạng học sinh vắng học nhiều ở bậc Mầm non, Tiểu học do nhiều nguyên nhân.
Theo đó, chủ yếu do nhiều phụ huynh tâm lý còn e dè, chờ dịch ổn định mới cho con em đi học; nhiều học sinh vùng sâu vùng xa theo bố mẹ đi rẫy nhà trường chưa liên hệ được và có một số học sinh bậc THCS bỏ học đi làm ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
"Nhà trường cố gắng đến tận nhà, tìm mọi cách để liên hệ, tuyên truyền cho các em và phối hợp với cơ quan ban ngành địa phương để đưa các cháu đi học trở lại", ông Thông cho hay.
Quá trình nghỉ dịch dài ngày đã có xảy ra tình trạng học sinh nghỉ học ở nhà lấy chồng, như trường hợp một nữ sinh lớp 9, dân tộc Dao của trường THCS Ngô Mây (xã Ea M'Droh, huyện Cư M'gar) đã đến nhà chồng ở. Biết được sự việc, thầy cô đã đến tận nhà vận động, tuyên truyền thì nữ sinh này đồng ý về lại nhà bố đẻ nhưng đến nay vẫn chưa chịu đi học trở lại.
Ông Lê Hữu Quynh - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Cư M'gar, cho biết, để đưa học sinh đi học trở lại nhà trường, các thầy cô phải sâu sát, đến tận nhà vận động các em. Tuy nhiên, số học sinh bậc mầm non vẫn vắng nhiều nhất do các em nhỏ được bố mẹ đưa đi làm ăn xa cùng bố mẹ đến nay chưa về.
Trước thực trạng trên, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường rà soát, thống kê số học sinh vắng học, bỏ học, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những biện pháp phù hợp.
Giáo viên vùng cao lặn lội đến tận nhà học sinh để giao bài tập "Nhà cháu nghèo quá, cha mẹ không có tiền mua máy tính để học trực tuyến trong mùa dịch, may nhờ có cô giáo chủ nhiệm đưa bài tập đến nhà mỗi tuần nên cháu mới không quên kiến thức đã học", một học sinh lớp 2 kể. Suốt từ thời điểm học sinh tạm ngừng đến trường vì ảnh hưởng của dịch...