Vợ chồng chiến tranh lạnh vì ép con luyện viết chữ đẹp đến nửa đêm
Chỉ vì câu chuyện có nên cho con luyện viết chữ đẹp hay không mà nhiều gia đình trở nên căng thẳng, vợ chồng mâu thuẫn.
Từ đầu năm học mới tới nay, đều đặn mỗi tối, sau khi con hoàn thành các bài tập trên lớp, chị Nguyễn Nhật Hồng (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại cùng ngồi để “luyện viết chữ đẹp”.
“Con tập trung viết nắn nót thì chữ khá rõ ràng, nhưng chỉ được vài dòng là lơ đễnh muốn buông bút, hết kêu đau tay lại đến mỏi cổ, mẹ luôn phải ngồi cạnh động viên. Nhiều hôm hai mẹ con đánh vật đến gần 12h đêm mới xong hai trang vở luyện viết”, chị Nhật thở dài và cho biết, nếu không ngồi bên kèm cặp sát sao, con gái viết cả ngày mới xong.
Nhiều trẻ bị bố mẹ, ông bà ép luyện chữ đẹp đến 11-12h đêm.
Nhiều lần, nữ phụ huynh bất lực vì con liên tục mất tập trung, chưa kể không có nghiệp vụ sư phạm, chị rất khó giải thích cho con hiểu về độ rộng, điểm bắt đầu, kết thúc của chữ. Thấy con gái chậm tiến bộ chậm, bản thân cũng mệt mỏi, chị Nhật quyết định cho con đến trung tâm luyện chữ đẹp. Thế nhưng, chính phương án này khiến gia đình chị rơi vào cảnh “chiến tranh lạnh”.
“Nghe tôi nói muốn cho con đến trung tâm luyện chữ, chồng ra sức phản đối. Anh bảo chữ dễ nhìn là được, hà cớ chi cứ phải đẹp. Thời gian ép con luyện chữ, thà cho con chơi mấy trò lego, vẽ tranh, trồng cây để phát triển não bộ, tính cách tốt hơn nhiều. Nhưng anh đâu hiểu hết được lợi ích của việc viết chữ đẹp”, chị Nhật nói.
Thời còn học phổ thông, chị là thành viên trong đội tuyển Ngữ văn của trường nên việc viết chữ nhanh và đẹp rất có lợi trong những kỳ thi. Vì vậy, chị luôn đề cao quan điểm rèn chữ là bài học đầu tiên và quan trọng cho con trẻ ngay khi còn nhỏ.
Chị đăng ký một khoá luyện chữ cơ bản tại trung tâm gần nhà với giá 3,5 triệu đồng. “Sang tháng sẽ cho con đi học. Chồng tôi khá tức giận. Sau một hồi tranh cãi, anh tuyên bố tôi tự trả học phí và đưa đón con đi học, anh sẽ không can thiệp vì đây là quyết định của riêng tôi”, chị Nhật kể.
“Mẹ chồng tôi nhiều lần quát tháo, thậm chí dùng cả đòn roi để uốn nắn con. Hai bà cháu luyện chữ ngày đêm, cũng vì chuyện này mà tôi và chồng nhiều lần cãi vã”, nữ phụ huynh bày tỏ. Con nước mắt ngắn dài mỗi khi luyện chữ, bà thì không muốn cháu viết xấu, bị điểm kém, cô chê nên gò ép đến cùng.
Video đang HOT
Góp ý với mẹ chồng, chị nhận được câu trả lời “bà chỉ muốn tốt cho cháu, cứ để yên cho bà dạy” . Là một người mẹ, chị Thoa chỉ muốn con được làm những gì mình thích, nhưng bản thân chị cũng bất lực vì không dám làm trái ý mẹ chồng.
Ép con luyện chữ dến 12h đêm, gia đình cãi nhau do bất đồng quan điểm.
Cô Phạm Thị Tho, giáo viên Tiểu học tại Thái Bình cho biết, hiện có 3 loại chữ viết: viết rất đẹp (có luyện tập), viết xấu, viết rõ ràng. Trẻ nhỏ lớp 1 – 2 chỉ cần viết rõ ràng, không sai chính tả, phụ huynh không nên quá đặt nặng “Quan niệm chữ không đẹp là người cẩu thả, không cẩn thận trong thời đại ngày nay đã có phần lỗi thời và áp đặt. Vì cẩn thận là tính cách của con nguời và được rèn luyện qua nhiều cách, phương diện”, cô Tho nói.
Theo cô Tho, phụ huynh chỉ nên coi viết chữ đẹp là hoạt động ngoại khoá, khuyến khích đối với những em có năng khiếu. Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, không nên ép trẻ luyện viết chữ đẹp.
“Việc rèn chữ cho trẻ phải dựa trên khả năng của từng em chứ không nên gượng ép. Đặc biệt, hình thức dạy trẻ bằng đòn roi, mắng mỏ, thậm chí luyện đến 12h đêm thực sự tệ hại và đáng loại trừ”, nữ giáo viên nhấn mạnh.
Vợ chồng ở Cần Thơ 'rủ' bà con dậy từ 2h sáng làm điều cảm động
Hai ngày trong tuần, tổ cơm chay Hoa Sen của vợ chồng ông Mạch Phú Cường (ngụ TP Cần Thơ) nấu 1.600 suất ăn, phục vụ miễn phí cho bệnh nhân và người chăm nuôi.
Đều đặn vào 2h sáng thứ 2, 3 hàng tuần, gian nhà rộng 100m2 ở khu dân cư xây dựng 8 (thuộc phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) lại sáng đèn, rộn ràng tiếng nói cười của các bà, các cô, các chị.
Họ là thành viên của "Tổ cơm chay miễn phí Hoa Sen" do vợ chồng ông Mạch Phú Cường (63 tuổi), bà Nguyễn Thị Kim Lan (58 tuổi) khởi xướng.
Bếp ăn rộn ràng tiếng nói cười. Ảnh: T.T
60kg gạo được chia làm 12 xửng đưa vào máy hấp, cùng hàng trăm kg rau củ được mọi người rửa sạch, sơ chế cho vào chảo gang đảo đều. Ai nấy luôn tay luôn chân nấu gần 800 suất cơm chay với đủ món thơm nức, tỏa khắp không gian.
Hơn 100 suất ăn đóng hộp, chuyển tới Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ.
5h30 sáng, hơn 100 suất ăn được đóng gói cẩn thận, đưa tới Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ, số còn lại được đưa lên xe tải, chuyển tới Bệnh viện Đa khoa thành phố.
Giờ phát cơm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố bắt đầu từ 7h30, các suất ăn được phát hết chỉ một tiếng sau đó. Không có khung cảnh chen lấn, mọi người nghiêm túc xếp hàng, đợi đến lượt của mình.
Anh Nguyễn Phi Hùng (bìa trái, 49 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) tình nguyện mang xe tải tới chở cơm, đồ ăn đưa đến Bệnh viện Đa khoa thành phố.
"Nhiều hôm hết đồ mà vẫn còn người xếp hàng, tôi thấy giận chính bản thân mình vì không có nhiều cơm hơn để cho người bệnh và người chăm nuôi", bà Lan - Tổ phó "Tổ cơm chay miễn phí Hoa Sen" trăn trở.
Vợ chồng ông Cường làm nghề buôn bán xe máy, phụ tùng, kinh doanh quán cà phê từ những năm 1990. Hơn 10 năm trước, hai vợ chồng quyết định bán cơ ngơi, nghỉ hưu đi làm từ thiện.
"Vợ chồng tôi tìm đến các nhà có hoàn cảnh khó khăn, tặng thực phẩm; nhà nào có người bị bệnh thì hỗ trợ tiền thuốc men. Đi tới, đi lui hoài nhiều khi bất tiện, đầu năm 2023, tôi bàn với chồng mở bếp ăn từ thiện, giúp đỡ bà con và người bệnh", bà Lan tâm sự.
Những suất cơm chay được chuẩn bị kỹ lưỡng
Thời gian đầu khi mới thành lập, vợ chồng ông Cường tự bỏ kinh phí, nấu miễn phí trong 4 ngày. Số thành viên tham gia có gần 20 người, độ tuổi trung bình từ 40-60.
Tuy nhiên, do sức khoẻ của một số thành viên không đảm bảo nên hiện tổ chỉ nấu trong 2 ngày.
Ông Cường cho biết, mỗi tháng chi gần 40 triệu đồng mua thực phẩm, ngoài ra còn có sự giúp đỡ của bệnh viện, thành viên trong tổ và mạnh thường quân.
Gian nhà được ông Cường chia thành các khu tập kết đồ, nấu nướng, nhà kho, phòng ngủ cho các thành viên khi mệt mỏi. Trên bảng ghi cụ thể khối lượng thực phẩm, các món ăn trong ngày.
Thực đơn được thay đổi , bởi ông Cường quan niệm: "Thay đổi món ăn để người bệnh không bị ngán. Mình đãi bà con thì người ta ăn thấy ngon, mình mới vui".
Bà Lê Thanh Lam - Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, "Tổ cơm chay miễn phí Hoa Sen" của vợ chồng ông Cường đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những người chăm nuôi tại bệnh viện. Đây là sự động viên, khích lệ to lớn với mỗi bệnh nhân để chiến đấu và chiến thắng bệnh tật.
"Ngoài tổ ông Cường, đơn vị còn hợp đồng với 6-7 tổ khác, tuỳ từng thời điểm. Việc hợp đồng nhằm phân chia, thống nhất thời gian phát cơm; ràng buộc các tổ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời hỗ trợ cho tổ phần nào nhu yếu phẩm như gạo, rau củ và các loại gia vị từ việc vận động, quyên góp của mạnh thường quân tại bệnh viện", bà Lam thông tin.
Bức ảnh bố mẹ ôm con trai nhỏ giữa phố xem pháo hoa tưởng bình thường nhưng khiến hàng triệu người bật khóc Khung cảnh gia đình nhỏ 3 người ngước mắt nhìn theo pháo hoa đã gây xúc động mạnh mẽ vì câu chuyện đằng sau. Vào ngày 3 tháng 12 vừa, một cặp cha mẹ ở Quý Dương (Trung Quốc) đã đăng lên mạng những bức ảnh chụp mình ôm con trai nhỏ 1 tuổi 4 tháng của họ đứng trên phố. Những hình...