Vợ bị động thai nằm viện cả tuần nhưng chồng không về thăm, biết việc anh ta làm đêm hôm đó, cô đưa ra quyết định cuối cùng
Thời điểm cô ở bệnh viện được 2 ngày thì Dũng có về nhà một lần song không phải về thăm vợ con.
Gia đình, người thân đối với mỗi người là điều vô cùng thiêng liêng và đáng quý trọng. Thế nhưng khi đã lập gia đình, có tổ ấm nhỏ của riêng mình, điều đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm, chăm sóc chính là người bạn đời và con cái – những người sống chung nhà, kề cận bên bạn mỗi ngày không rời.
Tú (28 tuổi) chia sẻ cô vừa kết hôn được hơn 1 năm và hiện tại đang mang bầu 5 tháng. “Khi yêu nhau, thấy chồng là người đàn ông sống tình cảm, biết quan tâm tới người khác, tôi rất mừng đồng thời chắc mẩm sẽ được hạnh phúc khi về làm vợ anh”, cô nói.
Dũng – chồng Tú, là người đàn ông chăm chỉ làm việc, không sa đà vào tệ nạn xấu, có lối sống lành mạnh và luôn đề cao tình cảm gia đình. Một người đàn ông như thế, thiết nghĩ chính là người chồng lý tưởng không có điểm nào để chê.
Thế nhưng sau khi kết hôn Tú mới nhận ra, Dũng thật sự tốt, có điều anh chỉ nhiệt tình và hết lòng với gia đình anh mà thôi, còn vợ con dường như không thuộc cùng nhóm đối tượng. Tú luôn xếp phía sau bố mẹ chồng và anh chị chồng, dù là trong bất cứ chuyện gì.
Ảnh minh họa
Dũng có thể cho anh trai vay sạch tháng lương không cần trả lại, rồi bảo vợ chịu khó bỏ ra toàn bộ chi tiêu trong tháng. Thu nhập của Tú không cao và cô còn đang dành dụm để sinh con. Tú bị ốm, Dũng bảo cô cố gắng tự lo cho mình, đừng quá dựa dẫm vào chồng. Nhỡ lúc không có anh bên cạnh thì cô không làm được gì chắc. Nhưng chị chồng bị ốm, anh rể Dũng có nhà mà Dũng vẫn mua cháo, mua thuốc mang sang tận nơi.
Video đang HOT
Nhiều việc nhỏ nhặt trong cuộc sống khiến Tú chạnh lòng nhưng cô đều tặc lưỡi gạt sang một bên. Cô tự an ủi mình rằng độc lập không cần trông chờ vào ai vẫn là tốt nhất. Việc gì mình tự làm được thì không cần nhờ đến người khác.
Tú cho hay: “Mang thai tôi vẫn đi làm, dự định tới gần ngày sinh mới nghỉ. Hôm ấy đi làm về muộn, trời mưa đường trơn nên tôi bị ngã xe. Tôi bị động thai nhẹ, lo cho sức khỏe của con nên tôi vào viện nằm theo dõi”.
Trùng hợp những ngày đó Dũng đang phải đi công tác ở tỉnh lân cận. Tú gọi điện báo cho chồng nhưng anh không về được, công việc quá bận không thể bứt mình ra nổi. Tú thông cảm, không trách móc gì. Cô vẫn di chuyển nhẹ nhàng được, cần thì nhờ thêm người nhà của các thai phụ chung phòng bệnh.
1 tuần sau Tú xuất viện về nhà, sức khỏe của cô và em bé đã ổn định. Nhưng cũng vào lúc đó, Tú mới biết một chuyện. Thời điểm cô ở bệnh viện được 2 ngày thì Dũng có về nhà một lần song không phải về thăm vợ con.
Nửa đêm hôm đó, Dũng cất công đi hơn 100 cây số về nhà, nói chính xác hơn là về nhà anh trai và chị dâu. Hai người họ cãi nhau, chị dâu anh bị chồng tát 1 cái đã gọi điện khóc lóc, than thở với Dũng. Lo cho hạnh phúc gia đình anh trai, Dũng lập tức về hòa giải mâu thuẫn vợ chồng họ ngay trong đêm. Tờ mờ sáng anh cấp tốc quay trở lại nơi công tác để kịp giờ làm sáng hôm sau.
“Chồng tôi không có thời gian về thăm vợ nằm viện vì động thai nhưng vẫn có thể về hàn gắn tình cảm vợ chồng cho anh trai và chị dâu. Vậy ra không phải anh ấy không thể về, vì anh ấy không muốn về mà thôi. Khi người ta đã muốn thì có rất nhiều cách để thực hiện cho bằng được…”, Tú tâm sự.
Ảnh minh họa
Tú đã có cuộc nói chuyện nghiêm túc, thẳng thắn với chồng. “Phải, bố mẹ và anh chị đã sống bên tôi mấy chục năm, chảy chung dòng máu với tôi. Còn cô, nay cô là vợ tôi, mai cô có thể đã trở thành người dưng…”, Dũng bực bội tuyên bố. Lúc này Tú mới hiểu dù cô đã là vợ anh, sắp sinh đứa con của hai người nhưng trong thâm tâm Dũng, cô chưa bao giờ là người nhà.
Mọi thứ đã rõ ràng, Tú có hai lựa chọn, một là tiếp tục cuộc hôn nhân “tạm bợ” này, nơi mà cô và Dũng là vợ chồng nhưng lại “thân ai người đấy lo”. Hai là chấm dứt tất cả để tìm hướng đi khác cho bản thân. Tú đã chọn ly thân, dẫu sao hiện tại điều quan trọng nhất với cô là sinh con ra thật khỏe mạnh. Nếu Dũng còn cần vợ con thì anh sẽ tự biết phải làm thế nào. Ngược lại, Tú cũng không tiếc nuối gì cả.
Không rõ Dũng sẽ chọn lựa và hành động ra sao. Nhưng có một điều chắc chắn rằng muốn hái được trái ngọt thì phải bỏ công vun trồng, chăm sóc. Nếu bước vào hôn nhân với tâm lý đề phòng, toan tính và thiếu chân thành như Dũng thì anh sẽ chẳng bao giờ có được một tổ ấm đúng nghĩa cho riêng mình.
Mẹ vừa từ bệnh viện trở về, cả nhà tôi không ngờ em dâu lại có hành động cạn tình đến vậy
Vì cháu mà mẹ tôi phải nằm viện cả tuần, tưởng em dâu sẽ tận tụy báo đáp. Nào ngờ lại có hành động không thể chấp nhận nổi.
Nhà tôi có hai chị em, tôi lấy chồng xa, còn em trai đã lập gia đình được 4 năm và sống chung với bố mẹ tôi.
Sau khi em dâu sinh nở, mẹ tôi nghỉ bán hàng, ở nhà chăm sóc con cháu. Mẹ bảo phải đối xử tốt với con cái thì sau này về già các con mới quan tâm tới bố mẹ. Tôi ở xa chẳng giúp được mẹ gì, chỉ mong gia đình hòa thuận vui vẻ là đủ rồi.
2 tháng trước, tôi về quê chơi một tuần mà thấy thương bố mẹ vô cùng. Hai em đi làm từ sáng đến tối muộn mới về. Còn ông bà vật lộn với hai đứa nhỏ và chuyện cơm nước. Cả hai đứa cháu đều bám bà, bố mẹ đi làm về chẳng quan tâm đến con. Trong bữa cơm em dâu ngồi ăn cơm yên ổn từ đầu đến cuối bữa, còn mẹ tôi phải bón cơm, phục vụ vệ sinh, lau rửa rồi lấy nước uống... cho cháu.
Buổi tối hai cháu nằm cùng với bà, mỗi đêm mẹ tôi trở dậy vài lần, ngủ chẳng ngon giấc. Tôi muốn góp ý với em dâu về chuyện con cái, đẻ ra không chăm sóc con mà giao phó hoàn toàn cho ông bà thế là không ổn. Thế nhưng mẹ ngăn cản lại bảo gia đình đang yên ổn, tôi mà nói ra làm vợ chồng em trai giận dỗi, rồi về già bố mẹ biết dựa vào ai?
Ông bà vất vả vì các cháu suốt 3 năm, thế mà giờ bà bị ngã không ở lại chăm sóc đòi ra ở riêng? (Ảnh minh họa)
Hai tuần trước, trong lúc đi đón cháu lớn ở trường mầm non, mẹ tôi không may bị ngã xe và gãy xương, còn cháu chỉ bị xước ngoài da. Tôi đã phải xin nghỉ phép và vượt gần 1000 cây số về chăm sóc mẹ suốt một tuần. Khi đó vợ chồng em dâu vẫn đi làm, hai cháu thì gửi qua bà ngoại chăm sóc, buổi tối thì em trai với em dâu cũng vào thăm.
Ngày mẹ tôi xuất viện, vừa về đến nhà ngồi chưa nóng chỗ em dâu đã xin phép được dọn ra ở riêng. Em ấy bảo: "Hai cháu quấn bà, ở chung một nhà sợ ồn ào ảnh hưởng đến sức khỏe của bà". Nghe em dâu nói mà cả nhà sững sờ, còn em trai thì hiền như đất, chẳng có ý kiến gì.
Đến lúc này tôi không nhịn được nữa nên hỏi em dâu là ông bà vất vả vì các cháu suốt 3 năm, thế mà giờ bà bị ngã không ở lại chăm sóc đòi ra ở riêng? Em dâu nói hai vợ chồng đi làm cả ngày, ở chung cũng chẳng giúp được ông bà việc gì chỉ làm phiền thôi.
Thấy tình hình căng thẳng bố tôi bảo đi hết đi, hai ông bà tự chăm sóc nhau được không cần con nào cả. Mẹ tôi mới bị gãy xương mà em dâu đã đối xử tệ rồi, sau này về già liệu có mong chờ được không đây?
(minhxuyen...@gmail.com)
Vợ bị tai nạn xe máy, tôi hốt hoảng lao tới hiện trường, nhìn thấy món đồ trong túi xách của cô ấy mà tôi vừa buồn vừa hận Càng nghĩ tôi càng thấy buồn xen lẫn cả nỗi uất hận. Hôm đó tôi đang ở nhà thì nhận được cuộc điện thoại của vợ. Giọng nói ở đầu dây bên kia lại hoàn toàn xa lạ. Người đó nói họ chỉ là người dân bên đường, vợ tôi bị tai nạn giao thông đã được người tốt bụng đưa đến bệnh...