Vỏ bảo vệ kháng khuẩn cho điện thoại có giúp chống Covid-19?
Nhiều công ty sản xuất vỏ bảo vệ điện thoại như Gear4, Tech21, Speck và OtterBox đã thêm lớp phủ kháng khuẩn vào các sản phẩm của mình và thu hút khách hàng, nhưng liệu nó có giúp chống lại Covid-19 hay không?
Những vỏ bảo vệ kháng khuẩn không được chứng minh khả năng chống virus Corona chủng mới
Theo Pocket-linkt, về cơ bản, lớp phủ kháng khuẩn trên vỏ bảo vệ điện thoại có thể giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn trên vỏ hoặc màn hình điện thoại, nhưng liệu với virus Corona chủng mới thì sao?
Trước câu hỏi này, nhà nghiên cứu Chris Micklem của Đại học Cambridge (Anh) cho biết mọi người cần có sự phân biệt giữa vi khuẩn, nấm và virus, và hoạt động của chúng là khác nhau. Micklem cho rằng có những vật liệu chứng minh khả năng giảm tuổi thọ của một số virus nhất định trên bề mặt của chúng nhưng chưa rõ liệu công nghệ phủ kháng khuẩn có tác dụng với virus Corona chủng mới hay không.
Micklem tin điều quan trọng mọi người cần nhận ra là một lớp phủ kháng khuẩn sẽ không làm được gì nhiều để chống lại virus Corona chủng mới, bởi virus không phải là vi khuẩn mà là loại thực thể hoàn toàn khác. Thay vào đó, để chống virus thì nhiều dịch vụ y tế trên thế giới đang nhắc lại rằng mọi người nên tập trung vào rửa tay và xa cách xã hội thay vì dựa vào lớp phủ kháng khuẩn trên vỏ điện thoại.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát với các bác sĩ tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cho thấy, không ai tuyên bố lớp phủ kháng khuẩn của vỏ điện thoại có thể chống virus Corona chủng mới. Chính các thuật ngữ như kháng vi trùng và kháng khuẩn đã dẫn đến sự mơ hồ cho người tiêu dùng.
Hiểu điều này, một trong những nhà sản xuất sơn chống khuẩn hàng đầu thế giới là Microban đã đưa ra một tuyên bố cho thấy công nghệ kháng khuẩn tích hợp trên sản phẩm của họ có hiệu quả chống vi khuẩn gây hại cho sản phẩm và chưa được chứng minh có bất kỳ đặc tính chống virus nào khi tích hợp vào sản phẩm. Được biết, công nghệ của Microban được sử dụng trong vỏ bảo vệ của Speck.
Vì vậy, người dùng đừng nên ảo tưởng rằng vỏ bảo vệ kháng khuẩn sẽ giúp chống virus Corona chủng mới khi nó chỉ đơn giản là đảm bảo bề mặt sạch vi khuẩn mà thôi. Điều quan trọng, hãy rửa tay thường xuyên và dùng các dung dịch vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với điện thoại.
Ốp lưng điện thoại kháng khuẩn đang được nhiều nơi chào bán liệu có giúp ngừa Covid-19?
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều hãng sản xuất ốp lưng đã ra mắt thêm dòng ốp lưng phủ lớp kháng khuẩn. Tuy nhiên, lớp kháng khuẩn này có giúp ngừa lây nhiễm bệnh?
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, virus corona chủng mới có thể tồn tại lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại. Nếu một người khoẻ mạnh bị nhiễm bệnh dù chưa từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân trước, rất có khả năng họ bị lây qua mặt phẳng kính của màn hình smartphone.
Phát hiện này cho thấy, ngoài đảm bảo vệ sinh cá nhân thì việc đảm bảo vệ sinh cho các thiết bị cá nhân cũng là điều hết sức cần thiết.
Một mẫu quảng cáo ốp lưng iPhone kháng khuẩn. (Ảnh: Tech21)
Cũng bắt đầu từ đây, nhiều công ty sản xuất ốp lưng điện thoại như Gear4, Tech21, Speck và OtterBox đã ra mắt thêm dòng ốp lưng phủ lớp kháng khuẩn vào các sản phẩm của mình. Những sản phẩm kiểu này nhanh chóng hút hàng nhưng cũng đặt ra nghi vấn: "Liệu nó có giúp chống lây nhiễm Covid-19 hay không?"
Để giải đáp câu hỏi này, điều đầu tiên mà mọi người cần biết là sự khác nhau giữa vi khuẩn - nấm - virus, và cả hoạt động của chúng, theo nhà nghiên cứu Chris Micklem của Đại học Cambridge (Anh).
Nhà nghiên cứu này cho rằng, có những vật chất có khả năng giảm tuổi thọ của một số virus nhất định trên bề mặt nhưng chưa rõ liệu công nghệ kháng khuẩn này có tác dụng với virus corona chủng mới hay không.
Không nhà sản xuất nào khẳng định lớp phủ kháng khuẩn trên ốp lưng điện thoại có thể chống virus corona chủng mới.
Dẫu vậy, một điều quan trọng mà nhà nghiên cứu Micklem muốn mọi người biết đó là: một lớp phủ kháng khuẩn sẽ không "kìm" được virus corona chủng mới, bởi virus không phải là vi khuẩn mà là loại thực thể hoàn toàn khác.
Một khảo sát với các bác sĩ tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) gần đây cho thấy, không nhà sản xuất nào khẳng định lớp phủ kháng khuẩn trên ốp lưng điện thoại có thể chống virus corona chủng mới. Tuy nhiên, chính các thuật ngữ như kháng virus và kháng khuẩn đã dẫn đến sự mơ hồ cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng hãy dừng tin vào những quảng cáo ốp lưng điện thoại kháng khuẩn có thể giúp ngăn lây nhiễm Covid-19.
Do đó, người tiêu dùng hãy dừng tin vào những quảng cáo ốp lưng điện thoại kháng khuẩn có thể giúp ngăn lây nhiễm virus corona chủng mới.
Thay vào đó, mọi người nên thường xuyên lau chùi tất cả những đồ dùng cá nhân xung quanh, kể cả điện thoại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và hạn chế ra tiếp xúc nhiều người thay vì dựa vào lớp phủ kháng khuẩn "mỏng manh" trên ốp lưng điện thoại.
Duy Huỳnh
Galaxy A71 được xác nhận sẽ có dung lượng pin 4.500 mAh Mới đây, một hình ảnh rò rỉ đã hé lộ dung lượng pin thực tế của chiếc điện thoại Galaxy A71 mà Samsung đang phát triển. Dòng Galaxy A series của Samsung từ lâu đã nổi danh nhờ thế mạnh về dung lượng pin lớn đem tới trải nghiệm dài lâu trong quá trình sử dụng. Có vẻ như các sản phẩm mới...