Vở bài tập: Tiện lợi nhưng không bắt buộc!
Vở bài tập không nằm trong danh mục bắt buộc học sinh phải có. Tuy nhiên, như một luật bất thành văn, đây lại được xem như là một hạng mục không thể thiếu.
Mập mờ vở bài tập
Đối với sách lớp 1 năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT quy định 8 đầu sách bắt buộc gồm Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mĩ thuật và thêm một môn bắt buộc.
Với các khối lớp khác cũng vậy, chỉ sách giáo khoa (SGK) được xem là bắt buộc, còn các sách khác, kể cả vở bài tập đều là tài liệu bổ trợ, không bắt buộc.
Vở bài tập chiếm một số lượng lớn trong các danh mục sách nhiều trường giới thiệu cho phụ huynh
Thế nhưng, thực tế trong các hạng mục mua sắm sách vở đầu năm của phụ huynh, vở bài tập luôn như một phần không thể thiếu. Ngay nhiều trường, khi giới thiệu, hay bán sách cho phụ huynh cũng luôn kèm vở bài tập.
Vở bài tập chiếm số lượng lớn trong các hạng mục sách, như lớp 1 năm nay, có ít nhất là 9 cuốn vở bài tập cho cả năm học. Ngoài Toán, Tiếng Việt có vở bài tập các môn Đạo Đức, Âm nhạc, Hoạt động Trải nghiệm…
Vở bài tập nên hay không kéo cũng kéo theo nhiều ý kiến trái chiều, tranh cãi không hồi kết. Nhiều người cho rằng vở bài tập cần thiết, nhưng cũng không ít người cho rằng đây là… “vẽ” thêm sách cho học sinh.
Với học sinh lớp 1 năm nay không chỉ giá SGK cao mà quá nhiều vở bài tập. Đã nhiều môn, môn nào cũng có vở bài tập đi kèm.
Chị Nguyễn Hằng, một phụ huynh và cũng là một giáo viên chia sẻ, không nhất thiết phải có vở bài tập tương ứng với từng môn. Với các em nhỏ, không cần thiết phải có đủ loại vở bài tập như vậy.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh nhầm tưởng, vở bài tập là hạnh mục sách bắt buộc (ảnh minh họa)
Trong khi, với bậc Tiểu học đã có quy định không giao bài tập về nhà. Vậy các con giải quyết vở bài tập này trên lớp? Nhiều giáo viên giao bài trên lớp theo vở bài tập thì học sinh lại phải có vở. Vậy vậy vở bài tập khi đó chẳng khác nào là hạng mục bắt buộc chứ không phải là tài liệu bổ trợ?
“Có vở bài tập, có thể giáo viên khi dạy sẽ “bám” vào đó, không thoát ra được. Và khi đó, vở bài tập lại trở thành bắt buộc với học sinh?”, chị Hằng băn khoăn.
Nên bỏ vở bài tập
Anh Nguyễn Trọng Đức, có con học tiểu học ở Bình Thạnh, TPHCM cho hay, một cuốn sách được “gắn mác” vở bài tập, như đi kèm sách giáo khoa là rất nhập nhèm. Đây là cuốn vở theo anh không nên có trong chương trình dạy học vì vở bài tập chỉ dạy cho con trẻ tính lười biếng. Các em không cần phải viết gì hết, đọc cái qua cái đề, rồi điền vào chỗ trống.
Trong khi, theo anh, với bài học, còn là hành trình, cách giải, sáng tạo, trình bày của từng học sinh… chứ không đơn thuần chỉ cần kết quả.
Tiện lợi chứ không bắt buộc
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mỗi cuốn vở bài tập tính ra giá chỉ bằng hoặc cao hơn cuốn vở trắng một chút (giá vở bài tập các môn ở lớp 1 dao động từ 9.000 – 20.000 đồng/cuốn) nhưng lại quyết được nhiều vấn đề.
Một lớp vài chục học sinh, giáo viên không thể viết mẫu trong từng quyển vở cho học sinh, học sinh, nhất là học sinh lớp 1 cũng chưa thể chép đề.
Khi đó, có thể giáo viên phải đề nghị phụ huynh đóng tiền, rồi đi phô tô giấy in cho học sinh. Mà việc in thì chưa chắc khoa học, có thể không có màu, hình, chất lượng như một cuốn vở bài tập đã qua một hội đồng thẩm định được cấp phép.
Học sinh có thể học mà không cần phải có vở bài tập (Ảnh minh họa)
Nhiều phụ huynh, giáo viên và ngay cả nhiều trường học cũng tự mặc định học sinh phải có vở bài tập. Giáo viên trên lớp giao học sinh làm bài trong vở bài tập, thì học sinh không thể không có.
Tuy nhiên, cô Trần Thị Anh, một giáo viên tiểu học TPHCM khẳng định, không có vở bài tập, giáo viên vẫn có thể dạy được, các em vẫn nắm được bài. Các em có thể làm trong tập thông qua phiếu bài tập của giáo viên.
Theo cô Anh, áp lực tiền sách, tiền trường đầu năm với phụ huynh rất lớn, tiền SGK cao, thêm vở bài tập là gánh nặng với nhiều gia đình. Vở bài tập nếu có sẽ thuận lợi hơn khi các em về tự học, làm thêm với sự hỗ trợ của bố mẹ nhưng không nhất thiết phải có.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Bình Dương cho biết, vở bài tập giúp học sinh tiện lợi hơn trong việc học nhưng không phải là danh mục sách bắt buộc hay là nhất thiết phải có. Có điều, vở bài tập còn nhập nhèm, không rõ ràng khi đi kèm SGK, cách dạy của giáo viên nên số đông phụ huynh tưởng vở bài tập là bắt buộc.
Theo vị hiệu trưởng này, các cấp quản lý, nhà trường, giáo viên cần rõ ràng, đừng đánh đồng SGK kèm vở bài tập như yêu cầu bắt buộc sẽ gây áp lực cho phụ huynh.
Phụ huynh có quyền lựa chọn, có thể mua nếu có điều kiện nhưng có thể từ chối vì khó khăn hay vì không thích.
“Nhà trường khuyến khích phụ huynh, nếu có điều kiện, có thể mua vở bài tập Toán, Tiếng Việt. Còn các môn khác, không cần thiết”, Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Bình Dương
Chỉ có sách giáo khoa là tài liệu bắt buộc
Theo văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT TPHCM gửi các Phòng GD&ĐT các quận huyện trên địa bàn, chỉ có SGK là tài liệu bắt buộc sử dụng trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định.
Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc.
Thành phố Hồ Chí Minh: Yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về sách giáo khoa sử dụng trong nhà trường
Ngày 9-9, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo 24 quận, huyện về hướng dẫn trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.
Phụ huynh tìm mua sách giáo khoa cho năm học mới.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các trưởng phòng GD-ĐT triển khai cho các trường tiểu học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc thực hiện các nội dung về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo đã được quy định tại Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30-12-2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cụ thể, sách giáo khoa là tài liệu bắt buộc sử dụng trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định. Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục.
Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo. Phụ huynh và học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc.
Bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021, thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới, được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, gồm 8 môn học bắt buộc: Toán, tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên - xã hội, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, âm nhạc, mĩ thuật và 1 môn học tự chọn là môn ngoại ngữ 1 (tiếng Anh).
Trường tiểu học phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường để học sinh và gia đình học sinh biết, thực hiện mua sắm.
Trước đó, phụ huynh nhiều trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phản ánh phải mua bộ sách giáo khoa lớp 1 với giá 700.000 - 800.000 đồng. Thực tế, ngoài sách giáo khoa, phụ huynh còn được các trường giới thiệu mua vở bài tập, bộ đồ dùng học tập các loại.
Điển hình như Trường Tiểu học An Phong, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đưa ra bảng liệt kê 23 đầu sách lớp 1, có giá 807.000 đồng/bộ. Theo bảng liệt kê này, ngoài sách giáo khoa, còn có vở bài tập, sách tiếng Anh; 10 cuốn vở trắng, bảng viết...
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Dương Văn Dần, Trưởng phòng GD-ĐT, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã phê bình Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong vì "không rõ ràng" khi thực hiện bán sách giáo khoa cho phụ huynh, gây hiểu nhầm.
Phòng đã yêu cầu trường tách bạch giữa sách giáo khoa và tài liệu bổ trợ, tham khảo để phụ huynh nắm thông tin và đăng ký mua theo nhu cầu, không nhập 2 loại này thành một danh sách như trước đó.
Những đầu sách giáo khoa lớp 1 bắt buộc phải có trong năm học 2020- 2021 Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các Sở GD-ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Năm học mới 2020-2021 đã chính thức bắt đầu, nhiều phụ huynh đang còn băn khoăn, nhà trường gửi danh mục sách giáo khoa và sản phẩm giáo...