VnSAT Hiệu quả Dự án nông nghiệp từ nguồn vốn hỗ trợ của WorldBank
Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) đã tạo nên những dấu ấn riêng đối với sự phát triển của 2 ngành cà phê và lúa gạo.
Mô hình sản xuất cà phê bền vững đang phát huy hiệu quả.
Những con số ấn tượng
Đến hết năm thứ 3 (năm 2018), dự án đã giúp 647.235 người thụ hưởng trực tiếp (chiếm khoảng 81% mục tiêu cuối cùng của dự án là 800.000 người). Diện tích thực hiện canh tác bền vững đã đạt 84.766 ha đối với lúa (chiếm 56% mục tiêu cuối cùng là 150.000 ha) và 21.814 ha đối với cà phê (chiếm 43% mục tiêu cuối cùng là 50.000 ha).
Nông dân trồng lúa đã tăng lợi nhuận trung bình 21.3% trên mỗi ha (so với mục tiêu cuối cùng của dự án là 20%), nông dân trồng cà phê tăng 4,5%.
Khẳng định vai trò của đại dự án ngành nông nghiệp.
“ Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững” được giới chuyên môn đánh giá là một dự án khó trong công tác triển khai do phạm vi thực hiện lớn, lĩnh vực hoạt động đa dạng.
Video đang HOT
Tuy nhiên chính sự tổng thể và toàn diện của Dự án lại là cú hích mạnh cho hoạt động sản xuất của 2 ngành hàng lúa gạo và Cà phê.
Hình thành các TCND kiểu mới: có trình độ sản xuất tiên tiến , được đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc , trang thiết bị hiện đại – hướng đến mô hình hợp tác xã doanh nghiệp.
Hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp và các TCND: Giải ngân cho tái canh cà phê đạt 50 triệu USD (100% tổng số vốn được phân bổ cho tái canh cà phê).Khoảng 11,5 triệu USD đã cung cấp cho tám (08) doanh nghiệp chế biến lúa gạo tại 4 tỉnh (Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp). Dự án cũng hợp tác với một dự án của UNIDO để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho 2 nhà máy lúa gạo nhằm cải thiện hiệu quả năng lượng.
Kết nối chuỗi – ổn định đầu ra cho người nông dân: Năm 2018 là năm bản lề của các hoạt động trong vùng dự án, điển hình là chú trọng xây dựng và hướng dẫn các TCND/HTX liên kết sản xuất theo hướng canh tác bền vững. Tính đến hết tháng 03/2019: 66% diện tích cà phê và 38 % diện tích trồng lúa tham gia Dự án VnSAT có hợp đồng bao tiêu với Doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu và năng cáo giá trị thặng dư nông sản: Nhận thấy bà con nông dân không chỉ cần nâng cao trình độ sản xuất, giảm chi phí để tăng thu nhập mà còn cần được ổn định đầu ra, tăng giá bán cho nông sản , dự VnSAT đã chỉ đạo đơn vị truyền thông cấp trung ương là Công ty cổ phần Đầu tư và Truyền thông Tầm Nhìn cho ra mắt thương hiệu Gạo và Cà phê riêng của Dự án với thương hiệu “Ruộng nhà mình” tiêu thụ trong thị trường nội địa. Đây là một hoạt động mang tính bứt phá trong liên kết chuỗi . Đặc biệt hoạt động này hoàn toàn sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa của doanh nghiệp.
Sự ra đời của thương hiệu “Ruộng nhà mình” phân phối hai sản phẩm chiến lược Gạo và Cà phê nhân được sự ủng hộ của đông đảo các cơ quan báo chí và người tiêu dùng trong nước.
Vụ lúa Đông xuân vừa qua , trong khi nhiều doanh nghiệp “bỏ của”, phá hợp đồng bao tiêu với bà con nông dân thì Thương hiệu Ruộng nhà mình và Công ty lương thực Đồng Tháp không những giữ đúng cam kết thu mua lúa trên diện tích gần 200 hecta của các TCND tham gia dự án VnSAT mà còn chi trả thêm 150đ/ 1kg cho toàn bộ diện tích lúa Đài thơm 8 và ST24 sản xuất đạt chất lượng an toàn của hai HTX Thuận Tiến và Tiến Cường của Đồng Tháp.
Chuẩn bị để bứt phá trong năm 2019
Dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh và sự đồng hành hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới năm 2019 sẽ là một năm tạo nên sự đột phá của Dự án VnSAT với các hoạt động trọng điểm:
Hoàn thành việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các Hợp tác xã tam gia dự án , đào tạo kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh doanh và xúc tiến thương mại cho ban lãnh đạo các HTX từ đó hình thành các mô hình Hợp tác xã kiểu mới.
Bản đồ hóa các vùng sản xuất lúa gạo và cà phê bền vững tham gia dự án VnSAT. Từ đó quy hoạch các vùng liên kết chuỗi trên bản đồ vệ tinh. Nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm – thích ứng biến đổi khí hậu (phủ rộng 80% khu vực hoạt động của Dự án và 68% toàn vùng canh tác cà phê của Tây Nguyên).
Xây dựng mô hình Cà phê cảnh quan với nguyên tắc “Cảnh quan – Sinh kế – An toàn – Bền vững – Hiệu quả”. Mô hình đầu tiên sẽ được xây dựng tại Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng với hơn 200 hecta cà phê được trồng bên hồ cảnh quan vô cùng tươi đẹp cùng buôn làng và các nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên. Đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến du lịch trải nghiệm nông nghiệp hấp dẫn mới của Tỉnh Lâm Đồng và điểm nhấn xây dựng thương hiệu cà phê của Việt Nam.
Xây dựng hệ sinh thái sản xuất, thương mại và phân phối sản phẩm nông sản an toàn thông qua việc tích hợp công nghệ 4.0.
Theo Danviet
Lâm Đồng: Tiết kiệm 50% nước tưới cà phê bằng công nghệ thông minh
Tiết kiệm 50% lượng nước, kiểm soát được phân bón, giảm chi phí mà vẫn tăng năng suất cà phê là hiệu quả từ mô hình tưới nước bằng cảm biến và công nghệ thông minh đang được triển khai tại Lâm Đồng.
Tỉnh Lâm Đồng có trên 170.000ha cà phê với sản lượng trên 450.000 tấn/năm, nhưng một phần diện tích này luôn trong tình trạng thiếu nước, đặc biệt là tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm. Vì vậy, Ngân hàng Thế giới (WB) đã tài trợ cho dự án VnSAT với các mô hình thí điểm tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê bằng cảm biến và công nghệ tưới thông minh.
Đại diện VnSAT giới thiệu dự án tại huyện Di Linh. Ảnh: P.V
Dự án đã hỗ trợ cho các nông hộ 50% chi phí để lắp đặt hệ thống tưới cho cà phê. Hiện đã có 17 hộ dân áp dụng thí điểm, được lắp ráp các thiết bị tưới thông minh như đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đo lưu lượng nước tưới, trạm đo khí hậu...
Ông Nguyễn Viết Hợi (ngụ thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà) cho biết, tưới tiết kiệm giống như "mưa dầm thấm lâu", lượng nước tưới không ồ ạt mà được thấm dần vào đất, tập trung tại gốc cà phê, cung cấp nước và dinh dưỡng vừa đủ một cách thường xuyên theo nhu cầu sinh trưởng của cây. Việc bón phân hòa tan trong nước tưới cũng sẽ hạn chế thất thoát, giảm công sức lao động.
Cũng là người tiên phong lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, bà Lại Thị Hiền (xã Tân Lâm, huyện Di Linh) cho biết, gia đình bà đã xây bể chứa nước khoảng 10m3 nước cùng hệ thống máy bơm, đồng hồ đo nước và các van chia ra nhiều hướng khác nhau. Một hệ thống ống nước nhỏ được lắp đặt dưới mặt đất khoảng 2 - 5cm thuận lợi cho việc tưới nhỏ giọt.
Bà Hiền phấn khởi nói: "Với mô hình này, lượng nước luôn được kiểm soát, không thừa mà cũng không thiếu, đồng thời giúp nông dân kiểm soát được phân bón, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng".
Ông Trần Nhật Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết, những mô hình tưới tiết kiệm, vừa đủ lượng nước cho từng loại cây trồng rất được khuyến khích tại địa phương. Tuy nhiên, người dân cũng cần thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng tiết kiệm nước tại những vùng thiếu nước, áp dụng các biện pháp tưới nhỏ giọt, phun mưa tự động.
Đại diện VnSAT tại Lâm Đồng cho hay, dự án được khởi động từ giữa năm 2015 với tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 197 tỷ đồng, triển khai trên 8 huyện, thành phố trọng điểm trồng cà phê của Lâm Đồng. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ 14.700 hộ nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến để canh tác bền vững trên diện tích tối thiểu 16.000ha cà phê, đồng thời khuyến khích áp dụng rộng rãi.
Theo Danviet
Phát triển cây ăn quả phía Nam: Nâng chất, không "đua" số lượng Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Thúc đẩy bền vững cây ăn quả (CĂQ) các tỉnh phía Nam, tổ chức ngày hôm qua 15/3. Theo ông Lê Văn Đức - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, diện tích CĂQ khu vực phía Nam còn phân tán, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho đầu tư cơ...