VNPT sẽ là doanh nghiệp ICT hàng đầu châu Á
Mục tiêu này đã được Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đặt ra cho giai đoạn phát triển 2010-2015. VNPT không chỉ là doanh nghiệp số 1 trên thị trường ICT Việt mà còn trở thành một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp viễn thông, CNTT hàng đầu khu vực châu Á.
Để có những bước phát triển vững mạnh trong nhiều năm qua và ngay cả ở thời điểm này, Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã luôn ban hành những Nghị quyết, xây dựng Chương trình hành động phù hợp, kịp thời với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.
Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Truyền thống ngành Bưu điện Việt Nam, phóng viên VnMedia đã có dịp trao đổi với ông Hoàng Đức Sơn – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn về vai trò của Đảng bộ VNPT trong công tác kinh doanh, phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Ông Hoàng Đức Sơn – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn VNPT
- Thưa ông Hoàng Đức Sơn, VNPT trong những năm gần đây có những bước phát triển vững mạnh về chất, đáp ứng được nhu cầu về công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông cho người dân. Để có được thành quả đó, Đảng ủy VNPT đã thể hiện vai trò nòng cốt của mình như thế nào trong phát triển công tác kinh doanh, sản xuất?
Ông Hoàng Đức Sơn: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hết sức căn bản của Đảng ủy Tập đoàn VNPT. Với số lượng trên 5.200 Đảng viên và đang nắm nhiều vị trí nòng cốt trong công tác quản lý của Tập đoàn, vai trò của Đảng ủy VNPT với hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng.
Những năm qua, Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành nhiều Nghị quyết trong từng nhiệm kỳ, đề ra chủ trương, mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh lên hàng đầu. Nhiều Nghị quyết được đánh giá là có tác dụng và rất sát với các hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT.
Năm 2009, Đảng ủy Tập đoàn ra Nghị quyết 136 về tăng cường lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh của Tập đoàn với nhiều mục tiêu phấn đấu. Cũng ở thời điểm đó, Đảng ủy cũng ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ 3G để giành được giấy phép 3G về thông tin di động.
Năm 2009 là một năm đầy khó khăn và thách thức với VNPT, trước đòi hỏi đổi mới về công
VNPT và những con số:
Tỷ lệ số xã trên cả nước được VNPT cáp quang hóa là 95%
Số điểm phục vụ BCVT của VNPT trên toàn quốc là 33.000 điểm
40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện đã được mạng viễn thông quốc tế của VNPT kết nối trực tiếp
Thị phần dịch vụ điện thoại cố định của VNPT tính đến hiện tại là 80%
Tỷ lệ số xã trên cả nước đã được VNPT cáp quang hóa là 95%
Tính đến hết quý 1/2012, thị phần thuê bao di động của VNPT là 60%
Thị phần dịch vụ Internet của VNPT tính đến hết quý I/2012 là 67%
nghệ, dịch vụ cũng như sự cạnh tranh của nhiều đơn vị viễn thông, công nghệ thông tin khác. Nhưng cùng với các Nghị quyết về 3G, về phát triển trạm BTS cùng với Nghị quyết 136, Đảng ủy VNPT đã thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự đoàn kết, nỗ lực cùng phát triển của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Video đang HOT
Nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng ủy, năm 2009, VNPT đã có bước đột phá về doanh thu và tạo tiền đề cho VNPT đạt danh hiệu Anh hùng Lao động vào cuối năm. Bước sang 2010, cùng với Nghị quyết số 1 của Đảng về phát huy danh hiệu Anh hùng Lao động, thực hiện phấn đấu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2010, đã tạo khí thế phát huy sức mạnh VNPT cán mốc trên 100 nghìn tỷ đồng doanh thu.
Năm 2011, Đảng ủy ban hành một Nghị quyết hết sức mạnh mẽ là Nghị quyết 123 về vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đổi mới toàn diện các cơ chế nội bộ, tăng cường sức cạnh tranh của Tập đoàn. Theo đó, Đảng ủy đã đưa ra những định hướng quan trọng trong sử dụng chung cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi phí, tránh đầu tư dàn trải, chồng chéo và thực hiện được việc đổi mới toàn diện cơ chế kinh tế nội bộ trong Tập đoàn.
Năm nay, Đảng ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 11 thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng. Những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng ủy đặt ra trong 2012 là tái cấu trúc Tập đoàn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh tránh đầu tư dàn trải ra ngoài, thoái vốn với những doanh nghiệp không hiệu quả…
Trong các báo cáo đánh giá sơ kết, tổng kết, đánh giá nhiệm vụ chính trị luôn được đặt lên hàng đầu. Công tác Đảng có mạnh là phải hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ chính trị thì công tác Đảng không mạnh được. Đấy là nền tảng rất lớn, nếu Đảng lãnh đạo tốt, có định hướng đúng với sản xuất kinh doanh, sẽ giúp cho Đảng có nền tảng vững chắc, trong sạch, vững mạnh và bền vững hơn.
- Đảng ủy VNPT đã đổi mới phương thức hoạt động của Đảng trong doanh nghiệp VNPT như thế nào?
Ông Hoàng Đức Sơn: Trong quá trình cạnh tranh, việc phát huy nội lực là quan trọng nhưng
cũng cần phải nhìn nhận sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh. Qua đó, tìm mọi biện pháp đổi mới, phát huy nội lực để giữ vững vị thế của mình trên thị trường và phát triển mạnh hơn nữa. Sức mạnh của VNPT là có nhiều tiềm năng, lúc này, nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đảng là làm thế nào tập hợp, khơi được sức mạnh nội tại của VNPT từ truyền thống đến hiện tại tốt nhất.
Hiện tại, Đảng ủy cũng chú trọng đổi mới các nội dung hoạt động công tác Đảng để phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Trong đó, có nhiệm vụ là hiện đại hóa công tác quản lý Đảng viên, phát triển các tổ chức Đảng.
Đảng ủy VNPT chú trọng vừa phát huy truyền thống, vừa tiếp tục cập nhật các dịch vụ mới, lấy nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin của khách hàng, xã hội làm nền tảng phát triển. Một mặt, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mặt khác cũng nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của khách hàng VNPT.
Mục tiêu cuối cùng là phát huy sự tham gia của các Đảng viên, cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đơn vị cung cấp viễn thông, CNTT khác cũng như sự đòi hỏi phải đổi mới của chính doanh nghiệp cho phù hợp với sự hội nhập, Đảng ủy sẽ tiếp tục thể hiện vai trò như thế nào trong việc giữ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực CNTT- truyền thông của VNPT?
Ông Hoàng Đức Sơn: Sau khi nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng và sau một thời gian phấn đấu về doanh thu, hiện nay, Tập đoàn có chủ trương phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu, đi vào hiệu quả.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Ban lãnh đạo chuyên môn chỉ đạo, nhưng Đảng ủy có vai trò quan trọng là chủ trương hóa, đưa ra định hướng để các đơn vị thực hiện trong quá trình đổi mới. Thời gian tới, sẽ có nhiều nội dung là đổi mới về công nghệ, dịch vụ, đổi mới về công tác tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới.
Trong sự cạnh tranh đó, VNPT đặt ra vấn đề đổi mới hệ thống cơ chế kinh tế nội bộ và văn hóa doanh nghiệp. Cùng với chương trình hành động 11, Đảng ủy Tập đoàn cũng đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2010 – 2015 là phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Đảng bộ Tập đoàn vững mạnh, toàn diện, duy trì Tập đoàn giữ vững vị trí số 1 trên thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT của Việt Nam và trở thành một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp viễn thông, CNTT hàng đầu khu vực châu Á vào năm 2015.
Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề để cạnh tranh với các đơn vị khác. Dù có thể đạt hay vượt mục tiêu hoặc chỉ tiến sát đến mục tiêu đã đặt ra, quan trọng hơn cả là phấn đấu vượt qua chính mình trong giai đoạn cạnh tranh này.
Xin cảm ơn ông!
Những năm qua, VNPT liên tục nhận được các chứng nhận/giải thưởng tiêu biểu như: Thương hiệu quốc gia, Thương hiệu nổi tiểng, Thương hiệu mạnh Việt Nam, Top 3 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR 500, Giải thưởng toàn quốc “Nhân Ái Việt Nam”, ICT Award, Mobile Award, VIFOTEC, Top 100 doanh nghiệp nhận cúp vàng “Doanh nghiệp vì cộng đồng”, giải thưởng quốc tế về băng rộng (broadband infovion awards)…
Theo Vietbao
Được và mất khi bạn "chuyển mạng, vẫn giữ số"
Chuyển mạng, giữ nguyên số di động sẽ bảo đảm quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của khách hàng. Tuy nhiên, cũng không phải cứ thích là có thể chuyển mạng...
Bộ Thông tin và Truyền thông đã bắt đầu trưng cầu ý kiến rộng rãi về đề án "Chuyển mạng giữ số di động". Theo dự kiến, năm 2014, chính sách này sẽ được áp dụng tại Việt Nam .
Chuyển mạng, giữ nguyên số là gì?
Dịch vụ giữ nguyên số - Number Portability là dịch vụ cho phép thuê bao điện thoại thay đổi vị trí địa lý, nhà cung cấp dịch vụ hoặc loại dịch vụ sử dụng mà vẫn giữ nguyên số điện thoại của mình.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có khoảng 70 quốc gia đã cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho khách hàng. Tùy theo đặc điểm thị trường viễn thông mà các quốc gia đã lựa chọn cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho riêng thuê bao di động hoặc cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho cả thuê bao di động và cố định.
Các quốc gia đã cung cấp dịch vụ chuyển mạng đều cung cấp dịch vụ cho thuê bao di động. Trong đó, có một số quốc gia (khoảng 20 quốc gia) cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho các thuê bao cố định như: Mỹ, Đức, Mexico, Hong Kong, Nhật Bản, Hà Quốc, Đan Mạch, Hy Lạp, Na Uy, Tây Ban Nha, Anh, Úc, Thụy Điển,... Hầu hết các quốc gia này đều là các nước có thị trường viễn thông cố định phát triển rất sớm.
Xu hướng tất yếu
Chuyển mạng giữ số được nhận định là một xu thế tất yếu, được triển khai với tốc độ ngày một nhanh, mạnh ở hầu khắp các khu vực trên thế giới: khu vực Châu Âu đã hoàn tất, các nước phát triển ở Châu Mỹ đã triển khai và trong thời gian tới đây là giai đoạn mở rộng ở các nước châu Á.
Tại Việt Nam , thị trường viễn thông hiện nay tập trung chủ yếu vào viễn thông di động với hơn 90% số thuê bao. Tỷ lệ này đang có xu thế tiếp tục tăng lên do những ưu điểm của dịch vụ di động. Chính vì vậy, việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao được nhận định nên áp dụng với thị trường viễn thông di động trước. Sau một vài năm triển khai sẽ tiếp tục đánh giá khả năng triển khai đối với dịch vụ viễn thông cố định.
Với các điều kiện hiện tại của thị trường viễn thông di động Việt, việc bắt tay vào triển khai ngay dịch vụ chuyển mạng để đáp ứng các lợi ích đặt ra là một nhu cầu cấp thiết cần được quan tâm và thực hiện sớm nhất có thể.
Ngoài ra, việc triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho thuê bao cũng là khuyến nghị và yêu cầu của một số tổ chức, hiệp hội viễn thông quốc tế mà Việt Nam là một nước thành viên. Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tham gia đàm phán chương Viễn thông thuộc Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình dương (TPP). Dự thảo của Hiệp định này yêu cầu Việt Nam triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao trong vòng 5 năm tới. Ngay sau đó cần xem xét triển khai dịch vụ chuyển mạng đối với thuê bao cố định.
Đề án đa lợi ích
Xét dưới khía cạnh người sử dụng dịch vụ, với nhiều lợi ích mang lại, đặc biệt là việc bảo đảm quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, việc triển khai dịch vụ chuyển mạng trong mọi trường hợp đều có thể coi là thành công và là mục tiêu chính để các quốc gia thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng.
Thêm vào đó, dịch vụ chuyển mạng còn đưa đến những ảnh hưởng tích cực đối với thị trường viễn thông di động, đặc biệt là thúc đẩy cạnh tranh khi thị trường đi vào bão hòa. Triển khai dịch vụ chuyển mạng sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và các doanh nghiệp di động.
Theo nghiên cứu và đánh giá của Cục Viễn thông, thị trường Viễn thông di động Việt Nam hiện tại đã hội tụ tương đối đầy đủ các yếu tố cần thiết để bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng.
Việc chuẩn bị để sẵn sàng triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông liên quan. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành giai đoạn triển khai chuẩn bị cung cấp dịch vụ chính thức cho khách hàng.
Tuy nhiên, không phải thuê bao cứ muốn chuyển mạng là chuyển ngay được. Kinh nghiệm của các quốc gia đã áp dụng chuyển mạng giữ số cho thấy, mỗi thuê bao khi chuyển sang mạng mới phải ở mạng đó ít nhất trong ba tháng mới có thể tiếp tục chuyển sang mạng khác nếu có nhu cầu.
Sẽ phải có chính sách để các thuê bao không thể liên tục chuyển từ mạng này sang mạng khác được. Sẽ có hai chính sách, được áp dụng đối với thuê bao có nhu cầu chuyển mạng. Thứ nhất là tiền, muốn chuyển mạng thuê bao sẽ phải nộp một mức phí nhất định. Ban đầu, có thể mức phí này sẽ cao, sau đó mới được điều chỉnh thấp dần.
Và như vậy, rất có thể, việc đổi mạng di động còn khó hơn việc người dùng thích mạng nào là mua sim của mạng đó sử dụng như trên thị trường Việt hiện nay.
Theo VNE
Hàn Quốc: Tin tặc tấn công dữ liệu khách hàng viễn thông để bán Nhà chức trách Hàn Quốc mới đây đã bắt giữ hai lập trình viên máy tính do bị tình nghi đã tấn công vào cơ sở dữ liệu khách hàng của hãng viễn thông Hàn Quốc Korea Telecom và đánh cắp thông tin cá nhân của khoảng 8.700.000 chủ sở hữu thuê bao di động. Theo nhà cung cấp, những dữ liệu này...