VNNIC hỗ trợ khắc phục sự cố đứt cáp Internet quốc tế
Trung tâm Internet Việt Nam ( VNNIC) đã có công văn gửi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nhằm giúp các đơn vị ứng cứu sự cố do việc đứt cáp quang biển AAG.
Việc cáp quang biển AAG bị đứt khiến đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị chậm. (Ảnh: T.H/Vietnam )
Trước đó, vào sáng 21/12, FPT Telecom phát đi thông báo cho biết, có tới 60% lưu lượng Internet Việt Nam ra quốc tế bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG (Asia-America Gateway) vào 18 giờ 1 phút ngày 20/12.
Thông tin từ đại diện VNNIC đưa ra ngày 25/12 cho biết, sự cố đứt cáp AAG ngoài việc gây ảnh hưởng tới việc truy cập Internet quốc tế, trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới truy cập các dịch vụ sử dụng tên miền .vn nếu băng thông quốc tế không đảm bảo.
Video đang HOT
Do đó, VNNIC hướng dẫn các ISP có thể cấu hình tự động DNS chuyển tiếp truy vấn vào hai hệ thống Caching Name Sever (DNS Cache) của VNNIC để đảm bảo an toàn truy cập các dịch vụ sử dụng tên miền .vn.
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của VNNIC cho hay, thông thường khi sự cố này xảy ra, các doanh nghiệp thường chuyển sang hướng kết nối quốc tế khác. Tuy nhiên, các tuyến này cũng có thể bị quá tải nên buộc doanh nghiệp phải mở rộng băng thông và cần thời gian.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể “đi nhờ” qua doanh nghiệp khác bằng cách thông qua kết nối trực tiếp sẵn có của mình. Hoặc, doanh nghiệp có thể thông qua Trạm trung chuyển Internet quốc gia ( VNIX – thuộc VNNIC) để “đi nhờ” kết nối quốc tế của doanh nghiệp khác.
“Trước đây FPT Telecom cũng bị đứt cáp quốc tế nên đã đi nhờ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam qua VNIX,” ông Thắng đưa ra ví dụ.
Người phụ trách kỹ thuật của VNNIC cũng chia sẻ, đơn vị này đã xây dựng 7 cụm DNS quốc gia, triển khai trên 70 thành phố lớn trên thế giới ở 5 châu lục và với 2 hệ thống DNS Caching (đệm) để đảm bảo hệ thống dẫn đường của Internet Việt Nam (.vn) sẵn sàng phục vụ với các tình huống xấu nhất. Vì vậy, truy cập dịch vụ Internet trên tên miền .vn vẫn đảm bảo an toàn trong nhiều năm qua và đặc biệt là sự cố đứt cáp quang biển vừa rồi.
“Trong các ngày tới, VNNIC sẽ tiếp tục theo dõi, phối hợp với các doanh nghiệp để chuyển hướng lưu lượng, dự phòng ứng cứu tốt nhất đảm bảo truy cập Internet được thông suốt,” ông Thắng chốt lại./.
Theo Vietnamplus
VNNIC hợp tác với Nhật Bản phát triển IPv6
Từ năm 2014, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Trung tâm Thông tin mạng Nhật Bản (JPNIC) sẽ tiến hành một số hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực quản lý tài nguyên Internet, trong đó hoạt động hợp tác được nhắc đến đầu tiên là thúc đẩy phát triển IPv6.
Bộ TT&TT đang khuyến khích các doanh nghiệp triển khai IPv6 trong bối cảnh địa chỉ IPv4 đã cạn kiệt. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Từ năm 2002, Việt Nam đã chuẩn bị thử nghiệm mạng IPv6, đến năm 2003 đã kết nối thử nghiệm dịch vụ với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Ngày 6/5/2013, mạng IPv6 quốc gia chính thức khai trương với sự kết nối của VNNIC (hệ thống DNS.vn và VNIX quốc gia) với 5 ISP (gồm Viettel, VNPT, Netnam, FPT Telecom, SPT, VTC), mới đây có thêm SCTV, CMC Telecom, VTN tham gia kết nối song song cả IPv4 và IPv6.
Tuy nhiên, việc triển khai IPv6 trong cộng đồng và các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số còn rất hạn chế. Tính đến tháng 10/2013 mới có 20 chủ website, 35 website .vn triển khai IPv6 và 6 nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ IPv6 (gồm Viettel R&D, FPT Telecom, VNPT Technology, D-Link, Zyxel, Ruckus Wireless Inc).
Theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, VNNIC và các doanh nghiệp liên quan đang "tăng tốc" triển khai IPv6 tại Việt Nam.
Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây của đoàn công tác VNNIC do Giám đốc Hoàng Minh Cường dẫn đầu, VNNIC đã ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác với JPNIC, trong đó, nội dung hợp tác cụ thể được đề xuất đầu tiên chính là thúc đẩy phát triển IPv6.
Những nội dung chính khác trong thỏa thuận ghi nhớ gồm: tăng cường hợp tác, trao đổi, thảo luận về xây dựng chính sách quản lý tài nguyên tại hai nước và trong khu vực, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý tài nguyên Internet như RPKI, IPv6, DNSSEC...
Ngay sau lễ ký, VNNIC và JPNIC đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến chính sách quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, đào tạo nhân lực, triển khai dịch vụ và sản phẩm trên nền IPv6 và thống nhất sẽ hiện thực hóa các chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Theo ICTnews
Internet đi quốc tế chậm vì đứt cáp quang biển FPT Telecom sang 21/12 phát đi thông báo cho biết, có tới 60% lưu lượng Internet Việt Nam ra quốc tế bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp quang biển AAG (Asia-America Gateway) vào 18 giờ 1 phút ngày 20/12. Theo đó, vị trí đứt cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 278km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà...