VnDirect dự báo VN-Index có thể lên sát 1.200 điểm trong năm 2021
VnDirect kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.180 điểm trong năm 2021 nhờ các yếu tố sau: (1) P/E của VN-Index sẽ duy trì ổn định ở mức P/E trung bình 5 năm trước đây là 15,9 lần; (2) Dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn bộ chỉ số VN-Index sẽ tăng 23% so với cùng kỳ và tỷ suất cổ tức của VN-Index đạt 1,8% trong năm 2021.
Trong báo cáo mới được công bố, VnDirect đã có những đánh giá lạc quan về triển vọng kinh tế cũng như TTCK Việt Nam trong năm 2021.
Theo VnDirect, việc thành công trong kiểm soát đại dịch Covid-19 giúp Việt Nam tránh được sự suy thoái và duy trì GDP tăng trưởng dương trong năm 2020. VnDirect kỳ vọng GDP 2021 tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ được tiếp sức bởi tăng trưởng 8,8% của ngành chế biến chế tạo và 7,1% của khu vực dịch vụ.
VnDirect dự báo xuất khẩu tăng tốc với tăng trưởng 12% trong năm 2021 khi tổng cầu phục hồi ở các nước sau khi vaccine được thử nghiệm và sử dụng đại trà. Đồng Việt Nam nhiều khả năng mạnh lên do thặng dư thương mại và dự trữ ngoại hối ở mức cao. Trong khi đó, áp lực lạm phát không lớn khi mà giá thực phẩm đang hạ nhiệt.
Video đang HOT
VnDirect ước tính tổng lợi nhuận các công ty trên TTCK Việt Nam (HoSE, HNX, UPCom) trong quý 3/2020 chỉ giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khẳng định sự hồi phục chữ V bất chấp đợt bùng phát Covid-19 lần thứ hai vào tháng 7.
Với đà hồi phục mạnh của kinh tế vĩ mô và mô hình hồi phục chữ V của lợi nhuận thị trường, VnDirect dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng trưởng 23% trong năm 2021.
Theo VnDirect, trong năm 2021, đà tăng trưởng của tổng cầu nội địa và niềm tin người tiêu dùng hồi phục sẽ trợ lực giúp bán lẻ, thực phẩm và đồ uống hồi phục nhanh hơn các ngành khác. Đầu tư Công tiếp tục được đẩy mạnh, tập trung vào cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng và hạ tầng hàng không. Bên cạnh đó, môi trường lãi suất thấp sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng và các doanh nghiệp phát triển bất động sản.
Về diễn biến TTCK, VnDirect kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.180 điểm trong năm 2021 nhờ các yếu tố sau: (1) P/E của VN-Index sẽ duy trì ổn định ở mức P/E trung bình 5 năm trước đây là 15,9 lần; (2) Dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn bộ chỉ số VN-Index sẽ tăng 23% so với cùng kỳ và tỷ suất cổ tức của VN-Index đạt 1,8% trong năm 2021.
Động lực tăng giá của thị trường trong năm 2021 có thể đến từ việc TTCK Việt Nam được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI từ Thị trường Cận biên sang Thị trường Mới nổi trong kỳ đánh giá hàng năm vào tháng 6/21. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 của FTSE trong kỳ đánh giá hàng năm vào tháng 9/21 và vắc-xin Covid-19 được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến.
Dù vậy, thị trường cũng có thể đối mặt với rủi ro khi kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự kiến và lợi nhuận của các công ty niêm yết phục hồi chậm hơn dự kiến.
VN-Index giảm hơn 15 điểm
Lực bán tăng đột biến cuối phiên ở nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là MSN và VIC, kéo thị trường giảm 15,5 điểm, về gần ngưỡng 950 điểm.
Chứng khoán khởi động tuần này trong trạng thái tích cực, nối tiếp chuỗi phiên tăng điểm cuối tuần trước. VN-Index giữ sắc xanh sau ATO, tiến gần ngưỡng 973 điểm chỉ sau vài phút đầu giờ. Tuy nhiên, càng giao dịch, lực cầu càng tỏ ra yếu thế. Bên bán gia tăng áp lực khiến thị trường dần thu hẹp đà tăng. Đến nửa cuối phiên sáng, VN-Index đã về dưới tham chiếu.
Sang phiên chiều, lực mua có phần tích cực hơn nhưng chỉ kéo thị trường về gần tham chiếu. Đến phiên ATC, bên cầm cổ phiếu bán quyết liệt khiến chỉ số rơi thẳng đứng. Đà giảm không chỉ trong nhóm vốn hóa lớn mà còn lan rộng ra toàn thị trường.
Chốt phiên, VN-Index giảm 15,5 điểm (1,6%), còn 950,79 điểm. VN30-Index giảm 1,64% còn 915,97 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm gần 1%, trong khi UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.
VN-Index giảm 1,6% trong phiên đầu tuần 16/11. Ảnh: VNDirect.
Sắc đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn với số mã giảm hơn gấp đôi số mã tăng trên HoSE. Riêng nhóm VN30, 29/30 mã vốn hóa lớn giao dịch dưới tham chiếu.
Tác động mạnh nhất lên chỉ số là cổ phiếu MSN, VIC và VHM. Đến cuối phiên, MSN bị ép về gần mức giá sàn, giảm 6,9%. VIC cũng giảm 5%, VHM giảm 2,2%. Theo VNDirect , riêng ba mã này đã khiến VN-Index giảm hơn 8,5 điểm.
Ngoài ra, TCH giảm 2,9%, HDB giảm 2,5%, PNJ giảm 2,3%, KDH, REE, STB giảm gần 2%. Ngược lại, HPG là cổ phiếu duy nhất tăng giá trong nhóm vốn hóa lớn, có thêm gần 1%.
Thanh khoản hai sàn niêm yết tăng đột biến lên hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE giao dịch hơn 10.100 tỷ. Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng với quy mô hơn 400 tỷ đồng trên HoSE.
Thị trường tài chính 24h: Giá vàng lao dốc VN-Index lên gần 940 điểm; Lời khuyên cho các nhà đầu tư nên hay không nên làm trong ngày bầu cử; Mua theo cổ đông nội bộ: Không dễ "ăn sóng"; VNDIRECT: VN-Index có thể kết thúc năm 2020 trong vùng 900-960 điểm; Chứng khoán châu Á đa số tăng tốt; Phong tỏa tăng áp lực với kinh tế Pháp, du lịch Tây...