VN-Index ‘lao dốc’ ngay đầu phiên sáng 30/3
Trước diễn biến mới về tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước và thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam sáng 30/3 lại “lao dốc” ngay khi mở cửa.
Lúc 9 giờ 40 phút, VN-Index giảm tới gần 35 điểm xuống hơn 661 điểm. Toàn sàn có tới 279 mã giảm giá, trong khi chỉ có 30 mã tăng giá và 25 mã đứng giá.
HNX-Index cũng gần 4 điểm xuống hơn 93 điểm. Toàn sàn có 96 mã giảm giá, trong khi chỉ có 9 mã tăng giá và 29 mã đứng giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 (30 mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất lên chỉ số VN-Index) thì cả 30 mã chìm trong sắc đỏ; trong đó, nhóm cổ phiếu họ Vingroup có VHM và VRE giảm sàn, VIC cũng nhiều thời điểm giảm xuống giá sàn, sau đó có tăng đôi chút và thoát giá sàn.
Bên cạnh đó, cổ phiếu đầu ngành bán lẻ là MWG cũng giảm xuống giá sàn. Các mã VJC, BVH, PNJ đều giảm hơn 6%, trong khi VNM, SAB, MSN, REE… cũng có mức giảm rất sâu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn mã nào tăng giá, tất cả đều ở chiều giảm giá. Nhiều mã thậm chí còn giảm xuống giá sàn như: VPB, TPB, KLB. Các mã còn lại nhiều mã có mức giảm rất sâu, xuống sát giá sàn như: EIB, CTG, HDB đều giảm hơn 6%. VCB, BID, ACB, SHB… có mức giảm tới hơn 5%.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng diễn biến rất tiêu cực. Các mã GAS, PLX, POW, PVS, PVC, PVD… đều có mức giảm rất sâu; trong đó, PVD giảm 7% xuống mức gián sàn.
Lúc 10 giờ 30 pút, xu hướng giảm của thị trường vẫn tiếp tục. Theo đó, VN-Index giảm 36,53 điểm (5,22%); trong khi HNX-Index giảm 3,79 điểm (3,91%).
Video đang HOT
Các thị trường chứng khoán ở châu Á giảm điểm vào đầu phiên giao dịch sáng 30/3 khi giới đầu tư tiếp tục quan ngại trước diễn biến mới của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2.
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm 3,26% (tương đương 631,50 điểm) xuống còn 18.757,93 điểm. Còn chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) mất 1,97% (463,43 điểm) xuống 23.020,85 điểm.
Cùng chung xu thế đi xuống, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 1,17% (32,48 điểm) xuống 2.739,72 điểm, chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) giảm 2,76% (tương đương 47,39 điểm) xuống còn 1.670,34 điểm.
Trưởng chiến lược gia Yoshihiro Ito của Okasan Online Securities cho rằng hoạt động bán ra để chốt lời đã chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán Nhật Bản với sự tăng giá của đồng yen của Nhật Bản. Tỷ giá giữa đồng USD và yen ở thị trường châu Á vào đầu phiên giao dịch 30/3 được giao dịch ở mức 107,55 yen/USD, thấp hơn so với mức 107,88 yen/USD ở thị trường New York (Mỹ) trong ngày 27/3.
Trong khi đó, theo các nhà phân tích, hoạt động bán ra trên thị trường cũng được thúc đẩy bởi việc quyền đăng ký nhận cổ tức của doanh nghiệp hết hạn vào ngày 30/3, khiến nhiều nhà đầu tư quyết định bán cổ phiếu.
Văn Giáp
Chứng khoán ngày 16/12: Cổ phiếu trụ cột giảm sâu
Sự giảm giá mạnh của những mã cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu thị trường và nhóm cổ phiếu ngân hàng đã khiến VN - Index kết phiên đầu tuần trong sắc đỏ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/12, chỉ số VN - Index giảm 4,71 điểm xuống 691,47 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 278,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 5.671,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 141 mã tăng giá, 62 mã đứng giá và 178 mã giảm giá.
HNX - Index tăng 0,28 điểm lên 103,22 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 39,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 388,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 78 mã tăng giá, 50 mã đứng giá và 70 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có 14 mã giảm giá, trong khi có 13 mã tăng giá. Tuy nhiên, các mã vốn hóa lớn trong nhóm này có mức giảm rất mạnh như: VHM giảm tới 3,4%, FPT giảm 1,1%, VJC giảm 1%... đã tạo áp lực giảm điểm rất lớn lên chỉ số.
Ở chiều tăng giá, đáng chú ý trong nhóm này BVH tăng tới 6,9% lên mức giá trần 72.700 đồng/cổ phiếu, DPM và CTD đều tăng 1,5%, GMD tăng 1,3%, VRE tăng 1%, VNM tăng 0,6%.
Tuy vậy, sự giảm giá mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tạo thêm áp lực giảm điểm lên chỉ số. Theo đó, VCB giảm 2,7%, MBB giảm 1,8%, CTG giảm 1,5%, HDB giảm 1,4%, ACB giảm 0,9%...
Ở chiều tăng giá, đáng chú ý SHB tăng tới 6,7%. Đây cũng là mức tăng nhiều nhất so với các mã cổ phiếu ngân hàng ở chiều tăng giá.
Tại nhóm cổ phiếu dầu khí sự tích cực vẫn được duy trì. Cụ thể, PLX tăng 1,4%, PVD tăng 1,3%, PVS tăng 1,1%...
Ngoài ra, điểm tích cực nữa là khối ngoại đã trở lại mua ròng mạnh trên sàn HOSE. Cụ thể, trên sàn này, khối ngoại mua ròng 95,74 tỷ đồng. MBB là mã được mua ròng mạnh nhất sàn với giá trị hơn 185,3 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 3,49 tỷ đồng. Mã bị bán ròng mạnh là SHB, đạt hơn 3,3 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 5,05 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là VEA (hơn 4,55 tỷ đồng), LPP (hơn 3,66 tỷ đồng).
Trong phiên giao dịch chiều 16/12, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bối cảnh các nhà quan sát vẫn đang chờ đợi thông tin chi tiết liên quan đến thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,3% xuống 23.952,35 điểm, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong (Trung Quốc) giảm 0,7% xuống 27.508,09 điểm. Cùng đà giảm, các chỉ số chứng khoán tại Seoul (Hàn Quốc) và Manila (Philippines) giảm lần lượt 0,1% và 1%.
Trong khi đó, tại Thượng Hải (Trung Quốc) chỉ số Shanghai Composite đã tăng 0,6% lên 2.984,39 điểm, sau số liệu khả quan về lĩnh vực bán lẻ và công nghiệp của Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán tại Sydney cũng tăng 1,6%.
Ngày 13/12, Mỹ và Trung Quốc đã hạ nhiệt cuộc chiến thương mại song phương, với việc công bố về thỏa thuận "Giai đoạn 1". Theo đó, Mỹ sẽ hạn chế áp thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc, song vẫn duy trì mức thuế 25% đã áp trước đây. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ hoãn kế hoạch áp thuế bổ sung từ 5 - 10% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá gần 160 tỷ USD của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cam kết mua bổ sung lượng hàng hóa tối thiểu trị giá 200 triệu USD từ các nhà sản xuất, nông dân, công ty năng lượng và nhà cung cấp dịch vụ Mỹ trong vòng 2 năm tới. Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã đưa ra đánh giá tích cực về thỏa thuận nói trên.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi thông tin cụ thể về thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1". Theo ông Lighthizer, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang thảo luận về thời gian và địa điểm để quan chức hai nước chính thức ký kết thỏa thuận.
Theo chuyên gia Stephen Innes tại AxiTrader, mặc dù sự leo thang căng thẳng thương mại dường như không còn nữa, song con đường tiến đến một thỏa thuận toàn diện giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn rất xa.
Theo Văn Giáp (TTXVN)
Số liệu thị trường chứng khoán tháng 9 năm 2019 Số liệu thị trường chứng khoán tháng 9 năm 2019. Tháng 9/2019, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có xu hướng tăng điểm. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9/2019, VN-Index chốt ở 996,56 điểm, tăng 12,5 điểm (tương ứng với mức tăng 1,27%); HNX - Index đạt 105,05 điểm, tăng 2,73 điểm (tương ứng với mức tăng 2,66%) so...