‘VN-Index có thể đạt 1.700 điểm vào cuối năm’, sắp được giao dịch T+0
Cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 – 1.700 điểm với điều kiện có thể khống chế dịch COVID-19 trong tháng 8-9 – ông Lã Giang Trung, tổng giám đốc Passion Investment, dự báo.
Thị trường chứng khoán kỳ vọng hồi phục – Ảnh: BÔNG MAI
Chứng khoán hồi phục mạnh nếu dịch được kiểm soát sớm
Từ mốc thanh khoản lên đến 30.000 tỉ đồng/phiên, những ngày gần đây dòng tiền đổ vào giao dịch trên thị trường chứng khoán đã suy yếu.
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021″ do báo Đầu Tư tổ chức vừa diễn ra vào hôm nay 28-7, ông Lê Anh Tuấn, giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital, nhìn nhận thanh khoản 25.000 – 30.000 tỉ đồng không thực chất, khó ổn định trong thời gian dài. Mức thanh khoản 15.000 – 17.000 tỉ đồng trên sàn HoSE, chiếm khoảng 80% vốn hóa là mức hợp lý.
Theo ông Tuấn, do COVID-19 đang trở thành vấn đề lớn, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết năm 2021 giảm từ 50% xuống 40% (bao gồm cả UPCoM).
“Nhưng nhìn ngược lại thời điểm hồi năm ngoái, không ai dám nói năm 2021 lợi nhuận sẽ tăng trưởng 30-40%. Khi COVID-19 đi qua, sự hồi phục của các nền kinh tế rất mạnh”, ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn, xét kỹ hơn về định giá năm 2021, với tăng trưởng lợi nhuận 35-40%, P/E (hệ số giá trên lợi nhuận của cổ phiếu) đạt khoảng 14-15 lần. Năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận 22-25% thì P/E đạt 11,5-12 lần, mức hấp dẫn và không đắt.
Ông Lê Quang Minh, giám đốc phân tích đầu tư Chứng khoán Mirae Asset, chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá khi VN-Index giảm về vùng 1.200 điểm là cơ hội để nhà đầu tư mua vào”.
Lý do được đưa ra là triển vọng của nền kinh tế Việt Nam rất lớn. Thế giới đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam, là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam chỉ sau Hong Kong…
Bà Nguyễn Thị Phương Lam, giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư Chứng khoán Rồng Việt, cho rằng nhìn dài hạn, dòng tiền có nhu cầu đầu tư trong dân rất lớn, hơn 100.000 tài khoản mở mới/tháng.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Passion Investment – ông Lã Giang Trung cho hay các nhịp điều chỉnh là không thể tránh khỏi. Theo thống kê, bình quân mỗi nhịp điều chỉnh kéo dài 6 tháng, với tỉ lệ 17%. Trong tháng 7, mức giảm 13% cơ bản đã tạo đáy. Sau nhịp điều chỉnh thị trường có thể lên 30-40%.
“Tôi cho rằng cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 – 1.700 điểm với điều kiện COVID-19 khống chế trong tháng 8-9″.
Hiện nay, nhà đầu tư trong nước chiếm tới 83% tỉ trọng giao dịch toàn thị trường. Dù kỳ vọng chứng khoán hồi phục và tăng mạnh, các chuyên gia cũng cho rằng rủi ro đến từ việc khối ngoại bán ròng, tăng trưởng phụ thuộc nhà đầu tư trong nước, dịch bệnh COVID-19 khiến giãn cách kéo dài hơn.
Sắp được có bảng riêng giao dịch lô lẻ, áp dụng T0
Chia sẻ về tiến độ triển khai hệ thống công nghệ thông tin với nhà thầu KRX ( Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc), bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên phụ trách hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), cho biết hiện nay dự án đã đi vào giai đoạn kiểm thử nội bộ đối với 3 đơn vị là HoSE, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), kết hợp kiểm thử đến các công ty chứng khoán từ ngày 14-6, dự kiến kết thúc 16-8.
Sau giai đoạn này sẽ kiểm thử với toàn bộ thành viên thị trường, kiểm thử tổng thể lần cuối để vận hành chính thức.
Bà Việt Hà cho biết: “Tin tưởng đầu năm tới có thể vận hành hệ thống KRX”, nâng cao năng lực xử lý hệ thống, cho phép giao dịch lô lẻ với 1 bảng riêng, giao dịch chứng khoán trong ngày T0.
Ông Nguyễn Sơn, chủ tịch VSD, cho biết đơn vị đã chuẩn bị về mặt công nghệ, để khi hệ thống KRX đi vào hoạt động, nhà đầu tư sẽ được ký quỹ tỉ trọng nhỏ 10 – 20% tiền trước khi đặt lệnh mua bán, có đòn bẩy tài chính tốt hơn, bỏ mức ký quỹ 100% như hiện nay.
Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước – ông Phạm Hồng Sơn chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp phát hành tổng khối lượng gần 50.000 tỉ đồng, tăng so với năm trước. Các đợt phát hành cơ bản thành công, mang lại nguồn vốn tốt cho doanh nghiệp.
Cuối năm nay, VN-Index sẽ lên 1.700 điểm?
Theo chuyên gia, nếu dịch bệnh được khống chế trong tháng 8, 9 thì thị trường chứng khoán có thể tăng 30-40%, cuối năm nay VN-Index đạt 1.600 - 1.700 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay 28/7, chỉ số VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.277,07 điểm. Toàn sàn có 141 mã tăng, 214 mã giảm và 67 mã đứng giá.
Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng 0,25 điểm (0,08%) lên 306,25 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 112 mã giảm và 189 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,22%) lên 84,96 điểm.
Phiên hôm nay chứng kiến sự sụt giảm mạnh về thanh khoản trên thị trường. Tổng giá trị giao dịch đạt 16.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 13.600 tỷ đồng, giảm 31%, riêng sàn HoSE giảm 29,8% xuống 11.500 tỷ đồng. Đây cũng là mức thấp nhất trong vòng gần 6 tháng qua kể từ thời điểm đầu tháng 2/2021.
Tuy vậy, các chuyên gia vẫn giữ sự lạc quan khi dự đoán về thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm 2021.
Nhà đầu tư có nên "bắt đáy"?
Tại toạ đàm trực tuyến "Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021" diễn ra sáng 28/7, ông Lã Giang Trung, Tổng giám đốc Passion Investment cho biết, trong tháng 7, thị trường điều chỉnh giảm 13%, cơ bản đã tạo đáy vào thời điểm cuối tháng.
Cụ thể, nhìn vào chu kỳ kinh tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ nhận định suy thoái kinh tế do COVID-19 đã kết thúc vào tháng 4/2020. Đây là nền kinh tế đầu tầu trên thế giới, vượt qua giai đoạn suy thái đã hồi phục và thị trường chứng khoán vì thế cũng xanh theo. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, do đó cũng tương đồng với nhiều thị trường khác trên thế giới.
Giai đoạn 2009 - 2010, khi kinh tế Mỹ vượt qua suy thoái năm 2009 và thị trường chứng khoán tạo đáy thì Việt Nam cũng tương tự tạo đáy vào tháng 3/2009. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu nhiều mặt hàng của thế giới, cũng đã xuất hiện đáy chứng khoán vào cuối tháng 3/2020 và sau đó nền kinh tế đi lên.
VN-Index được dự đoán sẽ tăng lên 1.700 điểm vào cuối năm 2021. (Ảnh minh họa)
Theo ông Trung, trong một chu kỳ tăng trưởng chứng khoán có thế kéo dài 7 - 10 năm thì việc điều chỉnh giảm trong ngắn hạn không bị coi là vấn đề lớn.
" Theo thống kê, trong chu kỳ tăng trưởng 7-10 năm, mỗi một nhịp điều chỉnh bình quân là 17%, thời gian bình quân các nhịp đi lên là 6 tháng. Việt Nam từ tháng 3/2020 đến nay có 4 nhịp điều chỉnh, gồm tháng 6 - 7/2020, 1/2021 và 7/2021, ba nhịp điều chỉnh này khá tương đồng với các con số trong quá khứ về nhịp điều chỉnh. Và trong tháng 7/2021, giảm 13% là cơ bản tạo đáy ở cuối tháng 7 ", ông Trung nhấn mạnh.
Tổng giám đốc Passion Investment cũng dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi khi Chính phủ kỳ vọng khống chế được COVID-19 sớm. Sau nhịp điều đỉnh thì thị trường có thể lên 30-40%. Với các giả định này, ông Trung dự đoán cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 - 1.700 điểm với điều kiện đại dịch được khống chế cơ bản trong tháng 8-9, nhà đầu tư tận dụng thời điểm để cơ cấu danh mục cho tương lai.
Trong khi đó, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital cũng nhìn nhận dịch COVID-19 đang trở thành vấn đề lớn, dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết năm 2021 giảm từ 50% xuống 40% (bao gồm cả UPCoM).
Nhưng nhìn ngược lại thì có thể thấy năm ngoái, khi COVID-19 đi qua, sự hồi phục của nền kinh tế là rất mạnh. Trước đó, không ai dám nói năm 2021 lợi nhuận sẽ tăng trưởng 30-40%.
Theo ông Tuấn, xét kỹ hơn về định giá năm 2021, với tăng trưởng lợi nhuận 35-40%, P/E (hệ số giá trên lợi nhuận của cổ phiếu) dạt khoảng 14-15 lần. Năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận 22-25% thì P/E đạt 11,5-12 lần, là mức hấp dẫn và không đắt.
Đồng quan điểm, ông Lê Quang Minh, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty CK Mirae Asset cho rằng, các thị trường khác trong khu vực cũng đã ghi nhận giảm 10-15% trong giai đoạn đỉnh dịch nên với thị trường chứng khoán trong nước, nếu kiểm soát được dịch bệnh, dòng tiền sẽ sớm quay trở lại. Bởi tâm thế của thị trường hiện nay đã khác, không như thời điểm quý I/2020, khi dịch bệnh mới diễn ra.
Nếu trong tháng 8, Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh tại các thành phố lớn thì dòng tiền sẽ sớm quay trở lại, bởi tiền trong dân rất lớn. Ông Minh cũng dự báo nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành như công nghệ, logistic... vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt trong quý 3/2021.
Kỳ vọng vận hành KRX vào đầu năm 2022
Chia sẻ về tiến độ triển khai hệ thống công nghệ thông tin với nhà thầu KRX (Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc), bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên phụ trách Hội đồng quản trị Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện nay dự án đã đi vào giai đoạn kiểm thử nội bộ đối với 3 đơn vị là HoSE, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), kết hợp kiểm thử đến các công ty chứng khoán từ 14/6 dự kiến kết thúc 16/8.
Sau giai đoạn này sẽ kiểm thử với toàn bộ thành viên thị trường, kiểm thử tổng thể lần cuối để vận hành chính thức.
" Tin tưởng đầu năm tới có thể vận hành hệ thống KRX", nâng cao năng lực xử lý hệ thống, cho phép giao dịch lô lẻ với 1 bảng riêng, giao dịch chứng khoán trong ngày T 0 ", bà Việt Hà chia sẻ.
Cũng trong buổi tọa đàm, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch VSD chia sẻ về nền tảng căn bản để triển khai những sản phẩm, nghiệp vụ mới cho giai đoạn tăng trưởng của thị trường. Theo ông, ngoài khung pháp lý về mặt thể chế gồm Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn, vấn đề quan trọng là nền tảng về hệ thống công nghệ, trong đó có gói thầu công nghệ KRX mà HoSE đang triển khai.
Trong vấn đề liên quan đến công nghệ, có 2 nội dung liên quan đến sản phẩm của VSD cần chuẩn bị mặc dù pháp lý đã có từ khá lâu. Đó là là hệ thống bù trừ đối tác trung tâm cho thị trường cơ sở (hay được gọi là CCP) và triển khai các sản phẩm nghiệp vụ chứng khoán kèm theo như bán khống và giao dịch trong ngày (T 0).
Với CCP, nhà đầu tư sẽ không phải ký quỹ 100% tiền mặt trước khi đặt lệnh mua chứng khoán. Thay vào đó, họ chỉ cần ký quỹ với tỷ lệ khoảng 10 - 20%. Điều này giúp các NĐT trên thị trường có đòn bẩy tốt hơn để ra quyết định mua bán trên thị trường. Đây cũng là một trong những yếu tố mấu chốt khiến các tổ chức nâng hạng thị trường con quan ngại khi đánh giá nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN, cho biết sẽ kiên định với việc hạn chế can thiệp hành chính vào thị trường chứng khoán, đảm bảo thị trường được hoạt động xuyên suốt, công bằng, minh bạch.
Bên cạnh đó Ủy ban cũng sẽ thúc đẩy hoàn thành dự án hệ thống giao dịch mới KRX phục vụ cho hoạt động giao dịch, thanh toán, triển khai sản phẩm tài chính mới. Cơ quan quản lý sẽ thực hiện tái cấu trúc thị trường trên cơ sở 4 trụ cột hàng hóa, nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán tháng 5: Thời gian để cơ cấu danh mục Bước sang tháng 5, nhà đầu tư được khuyến nghị cần phải lựa chọn cổ phiếu một cách kỹ lưỡng hơn so với giai đoạn trước đó. Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL. Chứng khoán tháng 5: Thời gian để cơ cấu danh mục Tiếp nối xung lực tăng của tháng 3, thị trường chứng khoán Việt...