Vlogger Vinh Vật Vờ trong mùa dịch Covid-19: đúng là dân mạng ở nhà sẽ xem video nhiều, nhưng họ không xem video công nghệ
Vinh là một trong số ít người may mắn sở hữu công việc có thể làm online, nhưng điều đó không có nghĩa Covid-19 không ảnh hưởng tới cậu.
Lịch sinh hoạt một ngày quay vòng với làm việc online – ăn cơm – giải trí – ngủ – dậy làm việc khiến tôi da diết nhớ những ngày đi làm với đồng nghiệp và những cuộc vui với bạn bè. Quả thật, nếu không có mạng Internet, giai đoạn cách ly xã hội hôm nay sẽ ăn mòn chúng ta cả về tài chính lẫn tinh thần. Không còn những buổi tụ tập, nhưng cả đồng nghiệp lẫn bạn bè vẫn có thể gặp nhau trên mạng, âu cũng là cái tiện!
Sự quan trọng của Internet khiến tôi nghĩ tới một người bạn lâu năm khác, một thanh niên trẻ dùng Internet làm “cần câu cơm”, đó là vlogger Trần Xuân Vinh, hay còn được netizen gọi là Vinh Vật Vờ. Cậu là một reviewer đồ công nghệ có tiếng và chúng tôi đã có vinh dự được ngồi phỏng vấn nhau hai lần. Đây sẽ là lần thứ ba cậu xuất hiện, với một chủ đề rất nóng: tình hình cuộc sống và kinh doanh trong sự kiện Covid-19 sẽ trở thành dấu mốc lịch sử nhân loại.
Buổi phỏng vấn được thực hiện qua Internet, hai người ngồi hai căn phòng khác nhau nhưng chuyện qua lại thì cùng một chủ đề.
Tôi hỏi về tình hình kinh doanh của Vinh thời đại dịch. Cậu kể:
Hiện mình đã phải đóng cửa quán cafe Kone ngay mặt đường Khâm Thiên, lỗ mất vài chục triệu tiền thuê địa điểm nhưng biết làm sao được, nhà nước đã có chỉ thị cách ly xã hội rồi.
Các mảng kinh doanh khác của mình cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cửa hàng điện thoại ngừng bán thì đâu cần lên video sản phẩm nữa. Thậm chí mình còn phải từ chối hợp đồng một số nơi, khi mà không thể ra đường để mà test camera điện thoại. Thời buổi này, hãng nào cũng tập trung vào camera mà không nói chi tiết được mảng này thì khó làm video.
Tình hình kinh doanh ảm đạm như buổi tan tầm thời Covid, Vinh còn có thể duy trì hoạt động không?
Doanh thu giảm mạnh vì các nhãn hàng đều dừng hoạt động, nhưng được cái mình không chịu áp lực từ việc trả lương cho nhân viên. Các bạn nhận tiền theo khối lượng công việc làm được, mà công việc trì trệ thì chẳng mấy việc để bận rộn.
Hiện mình đã cho những bạn làm bán thời gian nghỉ, chỉ còn những bạn làm fulltime thôi. Công việc của các bạn cũng không nhiều, chỉ xoay quanh dựng, quay và edit video.
Tuy nhiên, cũng như quán cafe, mình vẫn phải “trả lương” cho chủ mặt bằng. Vẫn là một khoản lỗ trong thời buổi đại dịch này.
Việc có thể làm online vẫn cho Vinh một lợi thế nhất định trong thời buổi cắt giảm nhân lực chứ?
Video đang HOT
Đúng! Làm các vlog review game di động tại nhà thì chẳng mất mấy công sức. Bên cạnh đó, còn có thể làm nội dung liên quan tới những thứ thú vị có thể làm được tại nhà nữa.
Dù thế, thị hiếu người xem đã thay đổi trong hoàn cảnh đại dịch này. Người ta không thích xem review sản phẩm nữa, vì làm gì còn ai mua đồ trong tình hình hiện tại? Cư dân mạng cũng đã thay đổi cả cách tìm kiếm nội dung, họ có thiên hướng xem các nội dung giải trí, mình cũng phải dựa vào đó để làm content cho hợp lý. Khi không còn ai quan tâm tới sản phẩm công nghệ nữa, thì tất nhiên nó sẽ không thể trend được nữa.
Trong thời buổi người người xem YouTube ở nhà, view kênh của Vinh khá hơn trước nhiều chứ? Nếu có, view ảnh hưởng nhiều tới tiền quảng cáo Google Adsense không?
Ban đầu mình cũng có kỳ vọng như vậy, nhưng hóa ra cư dân mạng ở nhà thì lại thích xem video giải trí và xem phim là nhiều. Họ không mua điện thoại, thì cũng chẳng xem video về điện thoại mà làm gì.
Giai đoạn này, tiền quảng cáo từ Google cũng chẳng thay đổi gì, vẫn vậy như bao lâu nay. Có một điểm khác biệt là họ nhạy cảm hơn với nội dung liên quan tới Covid-19. Ví dụ như khi mình làm video về ứng dụng liên quan tới Covid-19 của Bộ Y tế thì bị kiểm soát chặt, hoặc sẽ bị tắt chức năng kiếm tiền của video đó, hoặc bị hạn chế quảng cáo.
Theo mình được biết, các video khác liên quan tới Covid-19 cũng được tự động lọc như vậy.
Dịch Covid-19 có làm gián đoạn nhiều dự định của Vinh không?
Từ đầu năm đến giờ, hàng loạt sự kiện công nghệ lớn của thế giới đều đã phải hoãn; nào là Triển lãm Di động Toàn cầu MWC 2020 ở Barcelona, rồi đến sự kiện ra mắt Huawei P40 tại Pháp khiến hãng phải chuyển sang ra mắt online.
Đáng lẽ, đầu tháng Tư này, mình sẽ đáp thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện buổi ra mắt Realme 6 kèm talkshow rất hay, đã lên kịch bản kỹ lưỡng rồi nhưng cũng đã đổ bể. Dự tính sẽ tiến hành quay vào ngày mùng 5/4, nhưng rồi lại có chỉ thị cách ly tới ngày 15/4 đó, không biết có còn thực hiện được không.
Dịch Covid-19 khiến dự định đầu 2020 của mình đi trật hướng hết, giờ chỉ mong kiểm soát thành công để cuộc sống trở lại bình thường.
Này, ở nhà chán thế thì mà …. à nhầm, cậu làm gì?
Mình vẫn trung thành với Đế chế, nhưng giờ còn có thêm bộ Nintendo Switch để giải trí những lúc rảnh nữa. Khi chán chơi game, mình lại ngồi lôi mấy bộ manga cũ ra đọc, hiện đang “cày” lại Doraemon (Đô-rê-mon) và Yu-Gi-OH (Du-ghi-âu).
Ngồi xem chúng nó đánh bài ma thuật mà lại nhớ tới hồi xưa hai thằng mình ngồi đọc hiệu ứng bài rồi “đánh nhau”.
Nhận thấy nỗi cô đơn trong giọng nói của Vinh, đầu tôi định sẵn kế hoạch sang nhà bạn chơi Đế chế, cùng giải sầu với bộ máy Switch, cùng nhau đọc những mẩu truyện tranh tuổi thơ, … Nhưng hiểu rõ bạn mình là một người tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh, ắt bạn sẽ từ chối lời đề nghị đầy rủi ro, tôi đã không thốt ra dự định đó. Khi Vinh đọc được những dòng này, bạn hãy cười mà hiểu cho tôi.
Vinh là một trong nhiều nhà kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thế nhưng cậu vẫn may mắn vì là một trong số ít những cá nhân có thể làm việc từ nhà. Tôi mong cậu cũng như bất kỳ ai đang gắng gượng trong dịch Covid-19 này có thể vượt qua khó khăn, vững vàng niềm tin rằng với ý thức tốt và phương pháp kiểm dịch hiệu quả, chúng ta có thể cùng nhau đánh bại “giặc” Covid-19!
Cảm ơn Vinh về buổi nói chuyện, và cảm ơn cả những tấm ảnh chính bạn đã cung cấp nữa, không biết chụp bằng camera gì mà đẹp thế.
Dink
Fanpage Ghét bếp, không nghiện nhà vừa xuất hiện "bá đạo", ông Hoàng Nam Tiến tham gia ngay
Fanpage "Ghét bếp, không nghiện nhà" vừa xuất hiện đã tăng 40.000 thành viên trong chưa đầy 5 tiếng, bài viết ở đây chọn góc tiếp cận hài hước về "tai nạn" khi làm bếp, dọn nhà nên gây cười.
Sự xuất hiện của "Ghét bếp, không nghiện nhà" đang gây chú ý, bởi trang Fanpage đang tăng chóng mặt số người tham gia khi chỉ trong thời gian ngắn đã có 70.000 thành viên, sau khoảng 5 tiếng là 40.000 thành viên mới gia nhập.
Nếu đặt trong tương quan với hai Fanpage "Yêu bếp" và "Nghiện nhà" đang rất "hot" trong những ngày qua, thì rõ ràng, trang Facebook này có hướng tiếp cận hài hước về công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, nhằm giảm tải áp lực trong cuộc sống hàng ngày, nhất là trong thời điểm toàn dân đang cách ly xã hội, nhiều người làm việc online tại nhà.
Hầu hết nội dung các bài đăng trên "Ghét bếp, không nghiện nhà" là chia sẻ các tình huống "dở khóc, dở cười" như chế biến món ăn bị hỏng, cháy đen hoặc không như tưởng tượng của các thành viên. Vấn đề nhà cửa cũng muôn thuở với sự bừa bộn hay điểm ngắm cảnh tù túng, không đẹp như trên mạng vẫn thường chia sẻ.
Tình huống hấp bánh bao của thành viên Nguyen Van nhận hơn 4.400 lượt tương tác trên nhóm.
Chiếc bánh bông lan "lỡ nhịp" chuyển thành nấm hương khổng lồ.
Bún mọc và luộc gà cánh tiên phiên bản lỗi góp vui cùng hội.
Thay vì xuýt xoa, ngưỡng mộ tài năng của người khác thì các câu chuyện trong Fanpage này đặc biệt gây cười. Thậm chí, các thành viên cũng vẫn vui vẻ tự nhận mình là "siêu đầu bếp" hay "kiến trúc sư tại gia" vì những món ăn độc đáo hay căn phòng khác lạ do chính mình bài trí.
Không chỉ vậy, trong nhóm cũng có những thành viên là những doanh nhân, người nổi tiếng như ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Bài đăng "diễn chuẩn nhưng thái dọc thớ" của sếp FPT được hơn 400 lượt tương tác vì nói trúng tim đen bao người lâu nay không thể phân biệt thớ thịt dọc - ngang.
Sếp FPT gia nhập "Ghét bếp, không nghiện nhà".
"Vào nhóm mà trẻ ra 10 tuổi luôn, em không nghĩ thế giới này có nhiều người hậu đậu giống em quá, an ủi bao nhiêu", thành viên Ninh Lan bình luận trong "Ghét bếp, không nghiện nhà".
Dành phần lớn thời gian rảnh để xem các bài viết trên trang Fanpage, Cẩm Linh (30 tuổi, nhân viên văn phòng) cho hay, vì góc nhìn hài hước của các thành viên trong nhóm mà bất cứ hình ảnh hay chia sẻ nào cũng giúp người đọc cảm thấy thoải mái hơn.
"Có rất nhiều thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, rồi sự u ám của bệnh dịch, vì thế mình muốn cười nhiều hơn, đọc để giải trí và thư giãn thôi, nhưng biết đâu cũng tránh được những tình huống oái oăm như mọi người chia sẻ", Cẩm Linh nói.
Nở rộ các hội, nhóm về nhà và bếp trên mạng xã hội Facebook.
Gia nhập các hội nhóm trên Facebook để giao lưu và chia sẻ sở thích, kinh nghiệm về một đam mê chung là cách giải trí của không ít người. Sau hai nhóm là Yêu bếp và nhóm Nghiện nhà, mạng xã hội cũng nở rộ rất nhiều nhóm khác nhau như "Yêu bếp và yêu nhà" hay "Bếp và nhà".
Ngay từ tên gọi của các nhóm này cũng cho thấy, chúng đánh vào đúng hoàn cảnh của rất nhiều người khi đang thực hiện cách ly xã hội chống dịch Covid-19 đó là ở nhà và vào bếp nội trợ. Tuy nhiên, nhờ yếu tố gây cười mà các bài viết vẫn hấp dẫn người đọc một cách rất riêng.
Hoàng Linh
Nghịch lý Phượng Chanel: Ở nhà tránh dịch còn lên đồ chỉn chu, làm tóc ưng mắt hơn hẳn khi dự sự kiện Vì dịch nên phải ở nhà nhưng style của Phượng Chanel thậm chí còn có phần ưng mắt, chỉn chu hơn hẳn mọi khi. Trong thời điểm này, cũng giống như bao người, Phượng Chanel hạn chế ra ngoài để tránh dịch bệnh lây lan. Dẫu vậy, cô vẫn phải họp online để điều hành công việc. Chính vì lẽ đó nên dù...