vivo khẳng định vị thế Top 5 thương hiệu smartphone hàng đầu thế giới năm 2020
Báo cáo từ hãng nghiên cứu thị trường IDC cho thấy vivo đã lọt top những thương hiệu smartphone có doanh số cao nhất toàn cầu, với thị phần tăng lên 8,6%, cùng số lượng máy bán ra vượt qua con số 110 triệu.
Trong thời điểm thị trường đang “lao đao” vì dịch Covid-19, hãng điện thoại đã nắm cơ hội để “bứt tốc” và hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì việc ra mắt những sản phẩm đột phá trong năm 2021.
Theo báo cáo của IDC, thị trường smartphone năm 2020 đã chứng kiến sự sụt giảm 5,9% doanh thu so với năm trước. Đây là một điều không quá bất ngờ, khi mà tình hình dịch bệnh phức tạp trong năm vừa qua đã phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu sắm mới smartphone của người dùng trên toàn thế giới.
Mặc dù thị trường đã phần nào phục hồi trong những tháng cuối năm, rất khó để các ông lớn smartphone tìm lại được “ánh hào quang” xưa. Thế nhưng, hãng điện thoại vivo là một ngoại lệ tích cực. Số liệu báo cáo của IDC cho thấy số lượng điện thoại vivo bán ra vượt mức 110 triệu chiếc trong năm 2020, giúp hãng chiếm 8,6 thị trường toàn cầu. vivo còn là một trong số những hãng điện thoại hiếm hoi duy trì được mức tăng trưởng hàng năm.
Đường đua dài hơi
Video đang HOT
Một trong những thay đổi quan trọng nhất đối với vivo trong năm 2020 là tiếp nối việc xây dựng một đường đua mang tính “dài hơi” nhằm nâng cấp công nghệ cho các sản phẩm của hãng. Những công nghệ tiên tiến nhất đã được vivo phát triển và áp dụng vào các dòng sản phẩm một cách nhanh chóng.
Nằm trong Top 5 thương hiệu smartphone toàn cầu, vivo là một trong số ít những công ty điện thoại có năng lực tự sản xuất và tự nghiên cứu chế tạo. Với 9 trung tâm R&D (Nghiên cứu và Phát triển) trên toàn thế giới, vivo có khả năng sản xuất và tạo ra gần 200 triệu sản phẩm mỗi năm. Khả năng sản xuất độc lập cũng cho phép vivo không phụ thuộc vào bên thứ ba và bị bất ngờ trước sự gián đoạn trong các khâu cung ứng linh kiện, sản xuất và bán hàng trước tình hình leo thang nhanh chóng của đại dịch.
Năng lực sản xuất và khả năng tự chủ cũng cho phép vivo duy trì tốc độ ra mắt sản phẩm đón đầu công nghệ mạng 5G. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi mạng 5G được đưa vào khai thác tại một số quốc gia, vivo đã ra mắt hơn 20 mẫu sản phẩm điện thoại tương thích với 5G ở các phân khúc giá khác nhau, qua đó đáp ứng được nhu cầu của người dùng ở các phân khúc thị trường khác nhau.
Trong năm 2020 vivo đã mở rộng thị trường tới hơn 40 quốc gia và khu vực, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường, tạo ra xu hướng. Vào tháng 10 vừa qua, vivo chính thức đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa bằng màn “chào sân” tại sáu quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh. Tại sự kiện này, vivo cũng đã công bố quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA, cũng như đóng vai trò “Smartphone Toàn Cầu của Giải Vô địch Bóng đá Châu Âu UEFA EURO” 2020 (tổ chức vào năm 2021) và 2024.
“Trung tâm R&D của chúng tôi quy tụ hơn 10.500 chuyên gia nhằm tham gia nghiên cứu và phát triển smartphone cũng như các thiết bị tương thích, từ thiết kế sản phẩm, phần mềm, chức năng chụp ảnh, đến Internet di động, trí tuệ nhân tạo, cũng như các công nghệ khác,” ông Denny Deng, Phó Chủ tịch vivo kiêm Chủ tịch Kinh doanh vivo Châu Âu nhấn mạnh và chia sẻ thêm.
Ông Shi Yujian – Phó chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của vivo, đã tóm tắt lại ba yếu tố giúp quá trình toàn cầu hóa của hãng diễn ra thành công và suôn sẻ. Thứ nhất, vivo luôn nỗ lực đưa quá trình toàn cầu hóa đi theo đúng hướng; thứ hai, trải nghiệm “địa phương nhiều hơn, toàn cầu hơn” được sử dụng như một định hướng chiến lược để giúp vivo mở rộng thị trường toàn cầu; và cuối cùng các trung tâm R&D toàn cầu liên tục đào tạo và chiêu mộ những tài năng xuất sắc, từ đó tạo ra nhiều đổi mới trong công nghệ hình ảnh, AI, thiết kế sản phẩm và 5G.
Tại Việt Nam, có thể nói năm 2020 tuy là thử thách lớn với nhiều hãng smartphone nhưng lại là cơ hội cho nhiều thương hiệu khác, trong đó có vivo. Với nhiều sản phẩm tạo được thành công nổi bật như smartphone tầm trung thời thượng V20 thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới trẻ, vivo còn chứng minh được bước đột phá lớn về công nghệ khi đưa dòng flagship cao cấp X50 series về Việt Nam. Với nhiều công nghệ nổi bật về tính năng, thiết kế, camera chụp ảnh không thua kém máy ảnh chuyên nghiệp,… đã gây được sự bất ngờ lớn từ phía những người ưa chuộng smartphone tại Việt Nam.
Điện thoại Trung Quốc 'xâu xé' miếng bánh của Huawei
Xiaomi, Oppo, Vivo đang thực hiện nhiều nước đi quyết liệt nhằm giành giật thị phần từ đối thủ Huawei đang 'xây xẩm' vì lệnh cấm của Mỹ.
Huawei vừa bán thương hiệu smartphone giá rẻ Honor để bảo vệ chuỗi cung ứng của Honor trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Cùng lúc này, các đối thủ đồng hương của hãng cũng nhận ra cơ hội trên thị trường từ trung tới cao cấp. Vào tháng 8, một quan chức Huawei cho biết,công ty không thể sản xuất chip dùng trong flagship vì bị Mỹ cấm vận.
Derek Wang, người phụ trách sản xuất của hãng điện thoại Realme nhận định, dù là Xiaomi, Oppo hay Vivo, họ đều nâng mức dự báo của năm 2021. "Họ tin rằng lệnh trừng phạt đối với Huawei sẽ làm tổn thương thị trường quốc tế của hãng dù ít hay nhiều và họ có thể muốn giành thị phần từ Huawei".
Thành lập năm 2018, Realme tăng gấp đôi sản lượng smartphone năm nay, lên 50 triệu máy. Realme xây dựng được nền tảng vững chắc trên phân khúc giá rẻ tại Đông Nam Á và Ấn Độ. Công ty đang nhằm vào thị trường châu Âu và Trung Quốc vào năm sau với nỗ lực xâm nhập thị trường cao cấp, bất kể tình hình Huawei ra sao.
Tháng 8, Bộ Thương mại Mỹ siết chặt hơn nữa lệnh cấm Huawei khi tước quyền tiếp cận công nghệ thiết yếu với bộ phận di động. Nửa đầu năm nay, Huawei vượt qua Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trước khi đơn hàng quý III giảm 23% còn 51,7 triệu máy.
Theo hãng nghiên cứu Canalys, Huawei vẫn nắm 14,9% thị phần smartphone toàn cầu trong quý này, tiếp theo là Xiaomi (13,5%), Apple (12,4%), Vivo (9,1%).
Giới quan sát xác nhận có sự tăng mạnh về đơn hàng từ các nhà sản xuất smartphone. Trong đó, Xiaomi dường như lạc quan nhất khi đặt hàng đủ để sản xuất 100 triệu điện thoại từ quý IV/2020 đến quý I/2021, tăng 50% so với dự báo trước tháng 8. Dự báo sản lượng của Oppo và Vivo cũng tăng khoảng 8% trong cùng kỳ, tương ứng 90 triệu máy và 70 triệu máy. Ngược lại, đơn hàng của Huawei giảm 55% xuống 42 triệu máy.
Theo một nguồn tin của Reuters, Xiaomi đang cố gắng làm thân với các nhà phân phối Huawei tại Đông Nam Á và châu Âu với hi vọng giành được các thỏa thuận độc quyền. Công ty còn tích cực đánh vào phân khúc cao cấp của Huawei tại quê nhà.
Một số nhà phân tích cho rằng, các công ty có thể đã quá lạc quan với mục tiêu của họ. Tuy nhiên, Derek Wang chia sẻ họ dự trữ linh kiện một phần vì gián đoạn trong sản xuất do Covid-19 gây ra hồi đầu năm. Bên cạnh đó, Huawei cũng tăng cường thu mua, làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của đối thủ.
Giám đốc dự án chuỗi cung ứng Paul Weedman nhận xét cuộc đua bảo đảm nguồn cung đang trở nên gấp gáp với giá tăng vọt thời gian gần đây. Mua đủ màn hình LCD, kể cả với máy tính bảng, cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Ngấm đòn trừng phạt của Mỹ, Huawei tụt từ vị trí số 1 xuống số 6 trong danh sách những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới Các lô hàng điện thoại thông minh của Huawei tiếp tục lao dốc do các lệnh trừng phạt của Mỹ, khiến 41% sản lượng sụt giảm so với năm ngoái.. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã xuất xưởng 33 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới trong quý 4/2020, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó,...