Vịt tiềm kiểu miền Nam
Vịt tiềm nấu kiểu miền Nam không phải chiên (như kiểu người Hoa) mà khi nấu chín xong có thể vớt bớt mỡ cho đỡ béo, ăn kém mì, bún hay cơm đều rất hợp.
- 1/2 con vịt (khoảng 1.5kg)
- 1 nhánh gừng nhỏ (khoảng 30g)
- 2-3 củ hành tím (khoảng 30g)
- 1 muỗng canh rượu trắng
- 1 củ sắn (khảng 200g)
- 1 củ cà rốt (khoảng200g)
- Vài tai nấm đống cô
- Nấm rơm (tùy thích)
- 1 trái dừa xiêm
Gừng, hành giã nhuyễn.
Vịt chặt miếng lớn ướp với 1 muỗng canh rượu trắng, 1 muỗng café đường, 1 muỗng café muối, gừng giã nhuyễn, để vịt ngấm khoảng nữa giờ.
Nấm đông cô ngâm mềm, rửa sạch.
Video đang HOT
Cà rốt, củ sắn tỉa hoa cho đẹp, cắt miếng dày khảng 0,5cm.
Xếp nấm đông cô ở dưới, vịt, gừng, củ sắn, thêm nước dừa xiêm cho xâm xấp nguyên liệu.
Nếu nấu bằng nồi áp suất thì khi nghe tiếng nước sôi, hạ lửa thật nhỏ và để sôi trong 15 phút.
Tắt bếp, đến khi hết nghe tiếng sôi thì mở nắm được.
Nếu nấu bằng nồi thường, bạn để nồi vịt sôi trên lửa riu riu cho đến khi chín mềm (khoảng 1 giờ), nhớ mở nắp và thỉnh thoảng vớt bọt cho nước được trong.
Khi nồi vịt đã mềm bạm vớt mỡ cho bớt béo, nêm lại với đường, muối cho vừa ăn, cho cà rốt vào nấu chín (cà rốt nếu cho vào sớm, nấu lâu hoặc nấu bằng nồi áp suất lâu sẽ bị nhừ, nát, không ngon).
Nếu thích ăn nấm rơm thì cho vào sau cùng, đợi sôi lại thì tắt bếp là dùng được.
Vịt tiềm ăn với bún, mì hoặc dọn với cơm như món canh cũng rất ngon.
Nhớ dọn kèm chén nước chấm tương, dấm (pha 1 muỗng canh nước tương: muỗng canh dấm đỏ, nếu thích ngọt thì thêm tí xíu đường), tương ớt hoặc ớt cắt khoanh sẽ rất hợp.
Chúc các bạn thành công!
Cách nấu xôi gấc dẻo thơm cực kì đơn giản tại nhà
Xôi gấc dẻo là món ăn tuổi thơ chúng ta thường được ăn. Là món ăn được yêu thích bởi màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon, vị dẻo ngọt của nếp, chắc hẳn ai cũng muốn có được bí quyết để nấu món ăn này.
Hôm nay, hãy vào bếp cùng Bách hóa XANH chế biến ngay món này nhé.
Xôi gấc được xem là món ăn biểu tượng cho sự may mắn, thường được dùng trong các dịp Lễ Tết, cúng quan trọng. Thế nhưng không phải ai cũng biết được rằng chứa đựng trong màng gấc đỏ tươi ấy chính là một hợp chất chống oxy hóa tuyệt vời, tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Tác dụng của xôi gấc không chỉ dừng lại ở chỗ cung cấp năng lượng mà còn giúp làm đẹp và chống lại một số bệnh thường gặp như: tốt cho tim mạch, ngừa ung thư, chống lão hóa,..và còn nhiều hơn nữa. Thế còn chần chờ gì mà không làm ngay món xôi gấc bằng nồi cơm điện ngay nào.
Nguyên liệu
2 kg gạo nếp
Quả dừa xiêm
1 quả gấc chín
Rượu trắng
Muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, đậu phộng
Xửng hấp
Cách làm xôi gấc dẻo thơm tại nhà
Bước 1: Sơ chế
Gạo nếp
Gạo nếp được vo sạch vừa phải, cho vào một thao nhỏ đổ nước sắp mặt khoảng 2 lóng tay ngăm trong 6 tiếng cho gạo nếp được nở ra, vớt ra xả lại qua nước, để cho ráo nước.
Gấc
- Bổ đôi quả gấc, dùng muỗng hớt hết phần thịt để riêng, phần hạt dùng tay bóp nhẹ để tách hết phần thịt ra khỏi hạt, sau đó để chúng chung lại với nhau.
- Pha muỗng rượu trắng 1 chút xíu muối thịt gấc, để trong vòng 6 tiếng, cho phần thịt gấc được đậm đà.
Dừa xiêm
- Bổ đôi quả dừa xiêm lấy nước, phần thịt dừa nạo ra chia làm 2 phần, 1 phần cắt sợi nhuyễn để ăn chung với xôi cho đỡ ngán. Phần còn lại cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn chúng ra. Cho phần nước dừa xác dừa được xay nhuyễn vào nồi đun sôi khoảng 20 phút, sau đó vắt lấy nước và hòa tan cùng 3 muỗng dầu ăn.
- Mục đích của việc lấy thịt dừa nấu cùng nước dừa là để tạo độ béo cho xôi gấc thêm đậm đà hơn.
Bước 2: Cách nấu xôi gấc
- Dùng 1 thao lớn trộn đều phần gạo nếp đã được phơi ráo nước thịt gấc nước cốt dừa một chút xíu muối.
- Cho vào hỗn hợp vào xửng hấp và hấp trong vòng 30 - 40 phút. Nhưng cứ 20 phút bạn mở nấp nồi ra, lau sạch mồ hôi nước tụ trên nấp và cho thêm phần nước cốt dừa còn lại vào gạo nếp. Cho vừa tay, không nên cho quá nhiều nước sẽ làm xôi bị nhão. Lưu ý là dùng đũa xới tơi xôi lên.
Thành phẩm
- Sau 40 phút, khi phần nước trong xửng cạn dần và gạo nếp đã nở đều và dẻo thì vặn thặt nhỏ lửa để trong vòng 5 phút nhé. Sau đó, xới ra để nguội ăn kèm phần thịt dừa cắt sợi.
- Để tạo độ ngon cho xôi gấc hơn, bạn nên kết hợp cùng với muối mè cho vị thêm đậm đà nhé. Cách làm muối mè cũng rất đơn giản: Bạn rang đậu phộng lên cho vàng, giã nhuyễn. Trộn đều đậu phộng với muối đường.
- Khi dùng xôi, bạn rưới muối mè lên mặt xôi gấc ăn là vừa ngon nhé!
Các bạn thấy đấy, không cần nồi nấu chuyên dụng hay chõ đồ xôi mà cũng có thể tạo ra món xôi dẻo thơm, hấp dẫn bằng nồi cơm điện đấy. Hãy dành một ít thời gian để làm cho gia đình cùng thưởng thức nhé.
Cá thu rim nước dừa Nước dừa làm dịu đi những ngày nóng bức, thứ nước giải khát ngọt lịm ưa thích của nhiều người trở thành một nguyên liệu giúp món ăn ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng. - 600g cá thu - 200g hành tây - 1 trái dừa xiêm - 1 trái ớt sừng - 2 thìa cà phê hạt nêm - Một ít hành...