Vịt quay lá mắc mật ngon ‘rớt nước miếng’
Vịt quay có ở nhiều nơi với nhiều hương vị và cách chế biến khác nhau, nhưng ngon và lạ nhất là quay với lá mắc mật.
Đây là loại lá gia vị thường dùng để chế biến trong các món ăn của đồng bào các dân tộc Nùng, Tày như: heo quay, các món thịt xào…
Để có một món vịt quay ngon, trước tiên vịt được làm sạch, sau đó để ráo, rồi cho lá mắc mật đã được rửa sạch vào bụng con vịt, dùng chỉ khâu kín lại và được cố định bằng thanh cây xiên qua con vịt. Thông thường người ta sẽ cố định bằng cây trúc hoặc lồ ô vì đây là loại cây chịu lửa tốt đồng thời tăng thêm hương vị cho món quay.
Vịt quay lá mắc mật ngon theo cách khác biệt – Ảnh: Tô Văn Quy
Vịt được quay đều trên than hồng khoảng 1-2 giờ đồng hồ thì chín và vàng đều. Lúc ấy, hương vị của lá mắc mật thấm đều từ trong ra ngoài, lan tỏa xung quanh một mùi hương thật hấp dẫn.
Khi ăn, vịt được chặt ra từng miếng xếp đều trên đĩa, chấm miếng vịt quay với nước của trái mắc mật càng ngon hơn. Vịt quay lá mắc mật ngoài cái vị độc đáo của lá, còn mang nét riêng, truyền thống của đồng bào các dân tộc Nùng, Tày phía bắc.
Theo Thanhnien
Heo quay lá mác mật đúng điệu
Trong các món quay, heo quay với lá mác mật là món ngon và đáng nhớ nhất.
Món quay được nhiều người ưa thích, trong đó phải nói, heo quay với lá mác mật là món ngon nhất và đáng nhớ nhất. Đây cũng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ tết, sinh nhật hay vào nhà mới của dân tộc Nùng, Tày.
Heo quay thì khó nơi nào có thể sánh bằng Lạng Sơn. Bởi lẽ, nếu đơn thuần chỉ chọn lấy con heo làm thịt rồi quay với các gia vị khác thì không tạo nên tính độc đáo của món quay này. Cái riêng heo quay là phải chọn con vừa phải, nếu heo sữa thì càng tốt. Còn trong các dịp lễ đông khách, có thể chọn con có trọng lượng khoảng 10 - 35kg để quay. Cái độc đáo của món này làm người ăn một lần rồi "ghiền" chính là hương vị của lá mác mật. Đây là loại cây cho lá và trái rất thơm, hương lạ và thường được dùng trong các món ăn của các dân tộc Nùng, Tày nước ta.
Nước chấm với heo quay lá mác mật này phải dùng trái mác mật để dầm vào trong nước chấm mới đúng điệu.
Sau khi mổ heo, làm sạch người ta lấy một cái cây xuyên qua con heo từ miệng đến đuôi và được cố định bằng dây cột ở sống lưng để giữ vững vị trí. Tiếp theo sẽ dựng con heo lên cho khô ráo rồi lấy lá mác mật tươi xào qua với gia vị như bột ngọt, muối và thêm một gia vị khác là tàu-choong đưa vào trong bụng heo; dùng chỉ khâu thật kỹ lại để hương vị của hỗn hợp đó ngấm vào thịt heo.
Heo sẽ được quay với thanh củi trong khoảng từ 1 - 4 tiếng tuỳ theo trọng lượng con heo. Quá trình quay phải thường xuyên lau nước và mỡ rịn ra trên da heo và dùng mật ong pha với nước phết lên ở thời gian đầu cho con heo được chín đều, vàng đẹp như ý.
Heo quay có đặc điểm ít béo bởi trong quá trình quay mỡ đã chảy bớt ra ngoài. Sau khi quay chín, chặt từng miếng xếp ra dĩa, hương vị của lá mác mật toả thơm ngát. Nước chấm dùng với món này là trái mác mật, muối, bột ngọt hoặc dùng nước mắm ớt bỏ trái mác mật vào sẽ làm món ăn thêm trọn vẹn.
Với người Nùng, Tày ở Lạng Sơn heo quay lá mác mật là món ăn truyền thống bao đời của họ, đi đâu, làm gì họ cũng giữ được món ăn độc đáo của mình. Hiện nay món quay này cũng có mặt ở các bản làng của người Nùng, Tày tại các tỉnh Phú Yên. Dăk Lăk, Dăk Nông...
Theo SGTT
Ngon miên man ốc vú nàng Ngày đầu mới quen bà xã, lúc đến nhà chơi, tôi được mời món ốc vú nàng cực kỳ ngon ngọt để nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Lúc vui, đem câu chuyện ẩm thực ngon lành thời đôi lứa yêu nhau kể cho bạn bè nghe, chúng nó cứ bảo tôi trúng mánh. Ừ, thì tụi nó nói trúng mánh cũng...