Virus tống tiền mới tấn công sân bay, ngân hàng khắp châu Âu
Kaspersky xác định virus này có tên Petrwrap, tấn công đòi tiền chuộc bằng Bitcoin tương tự WannaCry.
Một vụ tấn công tống tiền lớn đang khiến nhiều doanh nghiệp khắp châu Âu phải đóng cửa. Trong đó, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Ukraine khi hệ thống tại ngân hàng trung ương, tàu điện ngầm và sân bay Boryspil tại thủ đô Kiev phải dừng hoạt động, theo The Verge.
Đơn vị cung cấp điện Ukrenego cũng dừng hoạt động nhưng người đại diện của họ nói nguồn điện không bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công.
Thêm một vụ tấn công mạng để tống tiền quy mô lớn nổ ra tại châu Âu. Ảnh: MediPro.
Bên cạnh đó, các website của công ty vận chuyển hàng hóa Đan Mạch là Maersk cũng bị tấn công. Nhiều người dùng độc lập tại Pháp và Anh cũng ghi nhận dính phải mã độc tống tiền mới. Con virus này còn tấn công server của công ty dầu mỏ Nga là Rosnoft, dù chưa rõ mức độ phá hoại của nó.
Một chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab xác định con virus có tên Petrwrap, một biến thể của mã độc tống tiền Petya từng bị phát hiện hồi tháng 3. Theo Virus Total, chỉ có 4 trên tổng số 61 dịch vụ diệt virus tại châu Âu có thể phát hiện ra con virus này.
Hiện chưa rõ cách thức lây lan của con virus mới. Một vài hãng bảo mật cho hay loại mã độc tống tiền mới khai thác chung lỗ hổng EternalBlue giống WannaCry. Đươc công bố bởi Shadow Brokers hồi tháng 4, EternalBlue khai thác hệ thống chia sẻ file SMB trên Windows.
Microsoft đã tung bản vá lỗ hổng cho mọi phiên bản Windows nhưng không phải người dùng nào cũng thường xuyên nâng cấp phần mềm.
Video đang HOT
Virus có tên Petrwrap đang tấn công máy tính tại nhiều nước châu Âu. Ảnh: Payload Security.
Petrwrap có vẻ là một chương trình tấn công tống tiền trực diện. Một khi nhiễm phải, virus này sẽ mã hóa máy tính bằng một chìa khóa riêng, không cho phép sử dụng dữ liệu cho đến khi được giải mã.
Với máy tính bị nhiễm, chủ nhân của nó cũng được yêu trả 300 USD bằng Bitcoin, giống WannaCry. Tài khoản email trong ví Bicoin tống tiền và ID cá nhân là tài khoản email do Posteo cung cấp.
Cho đến hiện tại, nó đã thực hiện 8 giao dịch với tổng số tiền là 2.300 USD. Con số này đang liên tục tăng lên. Hiện chưa rõ hệ thống máy tính có được khôi phục sau khi thực hiện thanh toán hay không.
Phản ứng trước động thái tấn công này, Ukraine tỏ ra khá lạc quan. Ngay sau khi phát hiện cuộc tấn công, tài khoản Twitter chính thức của quốc gia này phát đi thông điệp yêu cầu công dân không hoảng loạn. Họ thậm chí còn đính kèm thông báo này một bức ảnh meme khá hài hước.
Thành Duy
Theo Zing
Không chỉ tống tiền, mã độc WannaCry có thể gây chết người
Loại mã độc tấn công tống tiền mới vô hiệu hóa nhiều máy tính tại các bệnh viện ở Anh, khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe bị đình trệ.
Mã độc tấn công tống tiền ransomware đã lan tràn trên phạm vi 150 quốc gia, theo thông báo mới đây của Kaspersky. Không đơn thuần là những vụ tấn công ăn cắp dữ liệu như trước đây, loại mã độc nguy hiểm này đang gián tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.
Những kẻ tấn công đã nhằm vào máy tính bên trong Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe Quốc gia (NHS) của nước Anh, gây xáo trộn lớn đến hoạt động của cơ quan này. Nhiều máy tính của cơ quan này ngừng hoạt động, có thể gây nguy hại đến tình trạng sức khỏe của hàng loạt bệnh nhân, theo Mashable.
Loại mã độc WannaCry đang lan tràn với tốc độ cực lớn tại nhiều quốc gia. Ảnh: The Hacker News.
Các chuyên gia bảo mật từ lâu đã dùng cụm từ "bit và byte có thể tạo ra máu và nước mắt" nhưng phải đến cuộc tấn công mới đây, người ta mới thực sự hiểu sâu sắc vấn đề này.
Hiện tại, chưa có báo cáo nào công bố có người bị chết do ảnh hưởng của cuộc tấn công. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện tại Anh đã buộc phải di chuyển các bệnh nhân từ nơi có máy tính bị nhiễm mã độc. Nhân viên tại các bệnh viện này cũng yêu cầu bệnh nhân không đến bệnh viện, trừ khi gặp trường hợp khẩn cấp.
Tại nhiều bệnh viện ở Anh, nhân viên không thể xem xét hồ sơ bệnh án. Một số khác phải hoãn lại các cuộc hẹn với bệnh nhân. Business Insider khẳng định nhân viên bệnh viện đang phải dùng giấy và bút để làm việc.
Tưởng tượng ra một viễn cảnh, bệnh viện tại 150 quốc gia đang có mã độc WannaCry lây lan đều bị tấn công. Nó sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tại một quốc gia tân tiến như Mỹ, các chuyên gia bảo mật còn cảm thấy vô cùng lo ngại.
Joshua Corman thuộc lực lượng an ninh mạng ngành chăm sóc y tế Mỹ (Bộ Y tế và Dịch vụ con người) vẽ lên bức tranh ảm đạm về tình trạng bảo mật tại các bệnh viện nước này. Theo ông, 85% bệnh viện tại Mỹ không có nổi một chuyên gia bảo mật đúng nghĩa.
Ngay cả khi họ có một nhân sự như vậy, người này có thể cũng vô vọng trong việc ngăn chặn vụ tấn công tống tiền đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Các bệnh viện thường sử dụng máy tính lỗi thời, dễ dàng nhiễm nhiều loại mã độc .
Một trong những điểm nguy hiểm của mã độc WannaCry khiến người ta lo lắng là nó có mức độ phá hoại rất lớn nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào khiến người dùng cảnh giác. Cách thức tấn công của nó giống với hàng loạt vụ tấn công khác, gửi tài liệu kèm mã độc và đợi cho người dùng mở lên.
Khi được mở, loại mã độc này sẽ khóa toàn bộ dữ liệu của người dùng, yêu cầu trả Bitcoin để mở khóa trở lại.
Tại Việt Nam, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính (VNCERT) vừa gửi cảnh báo đến các cơ quan, bộ ngành, doanh nghiệp cả nước về việc phòng ngừa và ngăn chặn tấn công bằng mã độc WannaCry. Theo VNCERT, đây là loại mã độc cực kỳ nguy hiểm, yêu cầu các cơ quan tổ chức phải thực hiện nghiêm lệnh điều phối ứng cứu khẩn cấp.
Loại công cụ tấn công tống tiền mới được cho sử dụng công cụ bị rò rỉ từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Nó khai thác một lỗ hổng từ hệ điều hành Windows để tiến hành xâm nhập và mã hóa dữ liệu của người dùng.
Microsoft đã phát hành bản vá chính thức mang tên MS12-010 cách đây vài tháng nhưng không phải máy tính nào cũng cập nhật bản vá này.
Thành Duy
Theo Zing
Kaspersky phát hành công cụ giải mã độc tống tiền Jaff Kaspersky Labs vừa phát hành phiên bản cập nhật 1.21.2.1 của công cụ giải mã mã độc tống tiền (ransomware) RakhniDecryptor miễn phí, cho phép hóa giải các tập tin bị khóa bởi loại mã độc Jaff. Tập tin mã hóa bởi ransomware Jaff đã có thể giải mã mà không tốn một xu. ẢNH: SHUTTERSTOCK Theo Thehackernews, các nhà nghiên cứu bảo...