Virus sinh sôi khi trời lạnh ẩm: Làm 7 điều này miễn dịch cực tốt, địch lại virus
Mùa đông là mùa mọi người hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Vậy các tác nhân gây ra bệnh về đường hô hấp? Mọi người cần làm gì để phòng tránh bệnh đường hô hấp trong mùa dịch này?
Hệ hô hấp là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên thường rất nhạy cảm với thời tiết. Vào mùa đông, thời tiết lạnh ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Mùa đông lạnh cũng khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm…vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Các bác sĩ gia đình TQ chỉ ra một số các tác nhân gây ra bệnh đường hô hấp
1. Rhinovirus
Đây là virus thuộc họ Picornavirus, có kích thước từ 15-30nm. Rhinovirus nhân lên tốt nhất ở nhiệt độ 33 độ C, tốt hơn so với nhiệt độ 37 độ C trong cơ thể người. Vì vậy, Rhinovirus thường gây ra các bệnh về đường hô hấp trên, chủ yếu là cảm lạnh và các bệnh về mũi họng. Tuy nhiên, bệnh do Rhinovirus gây ra thường rất nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần.
Rhinovirus gây các bệnh về đường hô hấp trên
2. Coronavirus
Coronavirus là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi và có thể lây lan sang người. Coronavirus có đường kính từ 80-150nm, có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và khiến người bệnh tử vong.
3. Virus hợp bào hô hấp
Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Virus RSV đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay. Virus RSV có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi của trẻ. Đây là loại virus chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em và gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ với người trưởng thành. Tuy nhiên, virus này sẽ gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn ở người già và bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Các loại virus gây ra các bênh đường hô hấp có thể lây nhiễm trong cộng đồng thông qua 2 cách:
Một là lây trực tiếp từ người sang người khi hít phải những hạt nhỏ li ti từ dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Hai là lây gián tiếp qua lòng bàn tay, khăn tay, đồ dùng cá nhân, bề mặt bàn, ghế… bị nhiễm dịch tiết từ mũi hoặc dịch tiết từ đường hô hấp có chứa virus của người bệnh, sau đó dùng tay tự chùi mũi, dụi mắt theo thói quen hằng ngày.
Những việc cần làm trong mùa đông cũng như mùa dịch để bảo vệ sức khoẻ
1. Giữ ấm
Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông, mọi người cần lưu ý giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt là người già, trẻ em và những người có sức khỏe kém càng phải chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để bổ sung quần áo phù hợp với thời tiết và giữ ấm cho cơ thể. Khi ra ngoài cần chú ý giữ ấm vùng đầu và lưng, nên đeo khẩu trang, đội mũ, có biện pháp đầy đủ để giữ ấm cho cơ thể.
2. Chú ý vệ sinh, tránh lây nhiễm chéo
Các virus gây bệnh thường xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng. Vì vậy, để phòng tránh mọi người nên rửa tay với xà phòng thường xuyên dù là trước bữa ăn, sau khi đi đại tiện hay sau khi đi từ bên ngoài về.
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các đồ vật trong gia đình, thường xuyên lau chùi bàn ghế và các bề mặt dễ bám vi khuẩn. Một tuần nên giặt và thay chăn, ga, gối, và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
Trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, mọi người cần tránh đến chỗ đông người, những nơi có không gian chật hẹp để tránh lây nhiễm chéo. Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc gần để giảm nguy cơ nhiễm virus.
3. Ăn uống hợp lý, duy trì cân bằng dinh dưỡng
Trong mùa đông và đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, mọi người cũng nên hạn chế ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, cay nóng thay vào đó nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ và các loại vitamin như rau xanh, hoa quả,…
Ảnh minh họa: Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để tăng cường miễn dịch
4. Tập thể dục để tăng cường thể lực
Chỉ có nâng cao sức đề kháng của bản thân thì chúng ta mới có thể tránh được sự xâm nhập của virus một cách hiệu quả. Vào mùa đông, buổi sáng nhiệt độ rất thấp, nhiều sương, vì vậy mọi người không nên ra ngoài tập thể dục buổi sáng để tránh hít phải các chất độc hại, vi khuẩn, virus trong không khí gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Thay vào đó, mọi người có thể lựa chọn thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà, chẳng hạn như bài tập thể dục nhịp điệu, yoga, chạy bộ trong nhà,…
5. Nghỉ ngơi đầy đủ
Một giấc ngủ ngon có thể cải thiện hiệu quả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tình trạng mệt mỏi quá độ trong thời gian dài như thức khuya sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Vào mùa dịch, mọi người nên đi ngủ sớm và dậy sớm, không nên thức khuya. Mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng một ngày để tăng cường miễn dịch hiệu quả và chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
6. Tiêm vaccine phòng bệnh
Tiêm vaccine là cách giúp cơ thể nâng đáp ứng miễn dịch với virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp như: Cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà… để được bảo vệ cơ thể một cách tối đa. Ngoài ra, trong mùa dịch, mọi người nên thực hiện tiêm đủ các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại của vaccine phòng Covid-19 để giảm nhẹ các triệu chứng khi vô tình nhiễm virus Sar-Covi-2.
7. Đi khám kịp thời
Trong mùa dịch, khi có các triệu chứng của Covid-19 như ho, sốt, khó thở,…. và tự điều trị một tuần không khỏi, mọi người có thể tự test nhanh tại nhà. Nếu dương tính cần liên hệ với các bác sĩ để được phát thuốc và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên, tránh bệnh tình trở nặng.
Báo động biến thể Covid-19 mới có số đột biến cao
Giới khoa học nói biến thể virus gây Covid-19 được phát hiện ở Botswana sở hữu số lượng đột biến "cực cao" và dường như tránh thoát cơ chế phòng vệ của cơ thể, từ đó có thể thúc đẩy những làn sóng dịch kế tiếp.
Mô phỏng hình dạng của virus Corona chủng mới. Ảnh BRAIN LIGHT
Các chuyên gia y tế Anh đã lên tiếng cảnh báo về biến thể Covid-19 mới, xuất hiện ở Botswana, và hiện là phiên bản mang nhiều đột biến nhất của SARS-CoV-2. Họ gọi đây là biến thể Botswana (B.1.1.529), theo tờ The Guardian hôm 24.11.
Tính đến nay, giới nghiên cứu mới ghi nhận 10 trường hợp tại 3 nước, được xác nhận thông qua việc giải trình tự gien. Tuy nhiên, biến thể này đặc biệt gây quan ngại vì nó xuất hiện các đột biến dường như có thể giúp virus né tránh hệ miễn dịch.
Tổng cộng biến thể Botswana có đến 32 đột biến ở protein gai, bộ phận của virus mà hầu hết các dòng vắc xin hiện tại đang tập trung vận động hệ miễn dịch chống Covid-19. Đột biến ở protein gai có thể ảnh hưởng năng lực của virus trong việc tấn công tế bào và gây lây nhiễm, đồng thời khiến các tế bào miễn dịch khó tấn công virus hơn.
Mối đe dọa từ Covid-19 có kéo dài bất tận?
Bên cạnh Botswana, quốc gia đầu tiên được ghi nhận, Nam Phi hiện xác nhận 6 trường hợp và một người ở Hồng Kông vừa quay về từ Nam Phi.
Tiến sĩ Tom Peacock, nhà virus học của Đại học Hoàng gia London (Anh), kêu gọi giới nghiên cứu hãy theo sát diễn biến của biến thể Botswana. Ông cũng hy vọng có thể những đột biến trên có thể sẽ không gia tăng năng lực lây nhiễm của virus.
Tuy nhiên, giáo sư Ravi Gupta của Đại học Cambridge (Anh) cung cấp báo cáo nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy hai trong số các biến thể B.1.1.529 gia tăng mức độ lây nhiễm và giảm năng lực nhận thức của kháng thể.
Dù vậy, cần phải có kết quả tổng quan trước khi rút ra kết luận về biến thể mới.
Sau 15-10, nếu dịch ổn định, TP.HCM tính toán trở về 'bình thường', không còn 'bình thường mới' Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói "bình thường mới" mà là "bình thường". Người dân đi lại trên đường phố TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã tham gia chương trình "Dân hỏi...