Virus sinh sôi khi trời lạnh ẩm: Làm 7 điều này miễn dịch cực tốt, địch lại virus
Mùa đông là mùa mọi người hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Vậy các tác nhân gây ra bệnh về đường hô hấp? Mọi người cần làm gì để phòng tránh bệnh đường hô hấp trong mùa dịch này?
Hệ hô hấp là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên thường rất nhạy cảm với thời tiết. Vào mùa đông, thời tiết lạnh ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Mùa đông lạnh cũng khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm…vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Các bác sĩ gia đình TQ chỉ ra một số các tác nhân gây ra bệnh đường hô hấp
1. Rhinovirus
Đây là virus thuộc họ Picornavirus, có kích thước từ 15-30nm. Rhinovirus nhân lên tốt nhất ở nhiệt độ 33 độ C, tốt hơn so với nhiệt độ 37 độ C trong cơ thể người. Vì vậy, Rhinovirus thường gây ra các bệnh về đường hô hấp trên, chủ yếu là cảm lạnh và các bệnh về mũi họng. Tuy nhiên, bệnh do Rhinovirus gây ra thường rất nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần.
Rhinovirus gây các bệnh về đường hô hấp trên
2. Coronavirus
Coronavirus là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi và có thể lây lan sang người. Coronavirus có đường kính từ 80-150nm, có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi và khiến người bệnh tử vong.
3. Virus hợp bào hô hấp
Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Virus RSV đi vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng. Loại virus này dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay. Virus RSV có thể tồn tại nhiều giờ trên các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi của trẻ. Đây là loại virus chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ em và gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ với người trưởng thành. Tuy nhiên, virus này sẽ gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn ở người già và bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Các loại virus gây ra các bênh đường hô hấp có thể lây nhiễm trong cộng đồng thông qua 2 cách:
Một là lây trực tiếp từ người sang người khi hít phải những hạt nhỏ li ti từ dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.
Hai là lây gián tiếp qua lòng bàn tay, khăn tay, đồ dùng cá nhân, bề mặt bàn, ghế… bị nhiễm dịch tiết từ mũi hoặc dịch tiết từ đường hô hấp có chứa virus của người bệnh, sau đó dùng tay tự chùi mũi, dụi mắt theo thói quen hằng ngày.
Những việc cần làm trong mùa đông cũng như mùa dịch để bảo vệ sức khoẻ
1. Giữ ấm
Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông, mọi người cần lưu ý giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt là người già, trẻ em và những người có sức khỏe kém càng phải chú ý đến sự thay đổi của thời tiết để bổ sung quần áo phù hợp với thời tiết và giữ ấm cho cơ thể. Khi ra ngoài cần chú ý giữ ấm vùng đầu và lưng, nên đeo khẩu trang, đội mũ, có biện pháp đầy đủ để giữ ấm cho cơ thể.
2. Chú ý vệ sinh, tránh lây nhiễm chéo
Các virus gây bệnh thường xâm nhập vào cơ thể thông qua mắt, mũi, miệng. Vì vậy, để phòng tránh mọi người nên rửa tay với xà phòng thường xuyên dù là trước bữa ăn, sau khi đi đại tiện hay sau khi đi từ bên ngoài về.
Video đang HOT
Ngoài ra, bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các đồ vật trong gia đình, thường xuyên lau chùi bàn ghế và các bề mặt dễ bám vi khuẩn. Một tuần nên giặt và thay chăn, ga, gối, và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn, virus.
Trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, mọi người cần tránh đến chỗ đông người, những nơi có không gian chật hẹp để tránh lây nhiễm chéo. Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc gần để giảm nguy cơ nhiễm virus.
3. Ăn uống hợp lý, duy trì cân bằng dinh dưỡng
Trong mùa đông và đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, mọi người cũng nên hạn chế ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, cay nóng thay vào đó nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ và các loại vitamin như rau xanh, hoa quả,…
Ảnh minh họa: Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để tăng cường miễn dịch
4. Tập thể dục để tăng cường thể lực
Chỉ có nâng cao sức đề kháng của bản thân thì chúng ta mới có thể tránh được sự xâm nhập của virus một cách hiệu quả. Vào mùa đông, buổi sáng nhiệt độ rất thấp, nhiều sương, vì vậy mọi người không nên ra ngoài tập thể dục buổi sáng để tránh hít phải các chất độc hại, vi khuẩn, virus trong không khí gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Thay vào đó, mọi người có thể lựa chọn thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà, chẳng hạn như bài tập thể dục nhịp điệu, yoga, chạy bộ trong nhà,…
5. Nghỉ ngơi đầy đủ
Một giấc ngủ ngon có thể cải thiện hiệu quả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tình trạng mệt mỏi quá độ trong thời gian dài như thức khuya sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Vào mùa dịch, mọi người nên đi ngủ sớm và dậy sớm, không nên thức khuya. Mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng một ngày để tăng cường miễn dịch hiệu quả và chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
6. Tiêm vaccine phòng bệnh
Tiêm vaccine là cách giúp cơ thể nâng đáp ứng miễn dịch với virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp như: Cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà… để được bảo vệ cơ thể một cách tối đa. Ngoài ra, trong mùa dịch, mọi người nên thực hiện tiêm đủ các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại của vaccine phòng Covid-19 để giảm nhẹ các triệu chứng khi vô tình nhiễm virus Sar-Covi-2.
7. Đi khám kịp thời
Trong mùa dịch, khi có các triệu chứng của Covid-19 như ho, sốt, khó thở,…. và tự điều trị một tuần không khỏi, mọi người có thể tự test nhanh tại nhà. Nếu dương tính cần liên hệ với các bác sĩ để được phát thuốc và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên, tránh bệnh tình trở nặng.
Sau 15-10, nếu dịch ổn định, TP.HCM tính toán trở về 'bình thường', không còn 'bình thường mới'
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói "bình thường mới" mà là "bình thường".
Người dân đi lại trên đường phố TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã tham gia chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" để trả lời trực tiếp các thắc mắc của người dân về chủ đề "Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới", bắt đầu từ 20h ngày 8-10.
Ngay cả ngân sách thành phố cũng khó khăn
Bà Thắng cho hay 8 ngày qua, kể từ khi "mở cửa" trở lại, thành phố phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới, sản xuất kinh doanh trở lại, song "không thể tiêu diệt ngay virus", thậm chí sau này sẽ có nhiều biến chủng mới, do đó phải chấp nhận sống và làm việc với tình trạng có dịch trong thời gian nhất định mà không thể nói trước bao lâu.
Theo bà Thắng, trong điều kiện bình thường mới này, tất cả các chủ thể trong xã hội đều phải thích nghi linh hoạt cuộc sống, phát triển kinh tế hợp lý với tình hình dịch bệnh.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng
Theo bà Thắng, thành phố đã có những bước chuẩn bị, như tập trung vắc xin cho các khu công nghiệp để hoạt động sau ngày 1-10 với tỉ lệ tiêm 2 mũi với tỉ lệ cao và các chuỗi cung ứng cũng đa số tiêm đầy đủ mũi 2. Đến nay, đã gần 70% người dân trên 18 tuổi ở thành phố đã tiêm mũi 2, cơ bản đủ điều kiện hoạt động trở lại.
Bà Thắng cho hay 3 tháng qua không chỉ người dân, doanh nghiệp, mà cả chính quyền thành phố cũng khó khăn.
"Toàn bộ những dự toán kinh phí phòng chống dịch bệnh, dù đầu năm có tính toán nhưng không ai tiên lượng dịch bệnh phức tạp, xảy ra đến như thế này. Ngay cả ngân sách của thành phố cũng khó khăn" - bà Thắng nói.
Hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?
Trước thắc mắc về kế hoạch hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho hay các doanh nghiệp phản ánh tại Ngân hàng Nhà nước để tìm hiểu các chính sách hỗ trợ, giảm, giãn nợ, khoanh nợ, không cho nhảy nhóm nợ...
Người dân đi siêu thị - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo bà Thắng, thành phố đã làm việc với hệ thống các ngân hàng để ban hành các thông tư 01, 03 và 14 để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tập trung vào các hạng mục chính là giãn, giảm, khoanh nợ và không cho nhảy nhóm nợ đối với các doanh nghiệp đang vay vốn.
Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu tiếp cận vốn cần liên hệ với các ngân hàng chính sách, các tổ chức hội đoàn ngay trên địa bàn đăng ký nhu cầu.
Theo kế hoạch của thành phố, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ được cho vay không quá 2 tỉ đồng, cá nhân không quá 100 triệu đồng. Còn các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo... cũng sẽ được vay nhiều lần, nhưng tổng số lần vay không quá 100 triệu đồng với lãi suất 0,5%/tháng.
Tiền doanh nghiệp phòng chống dịch sẽ được "hạch toán vào chi phí"?
Trước băn khoăn chi phí xét nghiệm quá cao, doanh nghiệp đang kiệt quệ không đủ kinh phí, "liệu thành phố có hiểu và có giải pháp gì cho doanh nghiệp bớt chi phí xét nghiệm hay không?", bà Thắng thừa nhận nỗi khổ này của doanh nghiệp là 'có thật và hoàn toàn chia sẻ", đặc biệt trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ tiềm lực tài chính để tự bảo vệ cho người lao động, môi trường làm việc an toàn.
"Chi phí một doanh nghiệp bỏ ra trong thời gian tổ chức 3 tại chỗ không dưới 5 triệu đồng/công nhân. Thành phố vô cùng chia sẻ và cảm ơn những doanh nghiệp đã rất kiên cường vượt qua khó khăn trong thời gian qua", bà Thắng chia sẻ.
Tuy nhiên, với tình hình khó khăn hiện nay của thành phố, bà Thắng cho rằng "thành phố không thể bao cấp cho doanh nghiệp được nữa", nên doanh nghiệp phải tự chủ động, sắp xếp theo tình hình thực tế.
Thời gian tới, rất có khả năng những chi phí phòng chống dịch mà doanh nghiệp bỏ ra "sẽ được hạch toán vào chi phí", bà Thắng thông tin.
Đường 3 Tháng 2 nhộn nhịp xe cộ đi lại sau khi thành phố mở cửa - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sẽ không phạt xe chưa kịp đăng kiểm trong tháng 10
Trước thắc mắc của các doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh khi nào mới được hoạt động trở lại sau một thời gian kéo dài, hiện gặp rất nhiều khó khăn, bà Thắng cho hay điều này tùy thuộc vào sự phối hợp với các tỉnh.
"Thành phố đang làm việc tích cực với nhiều tỉnh thành, địa phương và kỳ vọng ngày 1-11 tới đây sẽ được chạy liên tỉnh trở lại. Tất nhiên, việc hoạt động sẽ trên tinh thần thăm dò, giám sát và linh hoạt mở rộng địa bàn khi điều kiện thuận lợi", bà Thắng nói.
Nói về tình trạng đăng kiểm quá tải, bà Thắng cho biết Sở Giao thông vận tải thành phố đã có văn bản, thống nhất tạm thời không phạt xe chưa kịp đăng kiểm đến ngày 30-10.
Sẽ không để việc đóng cửa "tái diễn
Về chuỗi cung ứng, bà Thắng cho biết "bình thường nhu cầu của người dân thích ăn cá hồi, đồ ăn sang hơn", nhưng trong thời gian qua thành phố chỉ "đảm bảo đồ thiết yếu nhất", vì các tỉnh có dịch bệnh, nông dân không thu hoạch, chợ tại thành phố bị dừng nên đứt gãy.
Hiện nay thành phố dần dần khôi phục, tập trung tính toán, kết nối sở công thương các tỉnh với nhau, để tổ chức hội chợ, kết nối chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, các tiểu thương kinh doanh chợ đầu mối bán vẫn chưa thoát khỏi tâm lý lo lắng "thành phố có đóng cửa trở lại hay không" sau một thời gian được hoạt động trở lại, bà Thắng thừa nhận "thành phố kỳ vọng việc tổ chức sản xuất, mở cửa lưu thông hàng hóa sẽ được giữ nguyên "chứ không phải hôm nay mở ngày mai đóng, khiến doanh nghiệp không thể ứng phó được"
Muốn vậy, theo bà Thắng, thì người dân phải "tuyệt đối nâng cao ý thức phòng chống dịch". Song song đó, thành phố tiếp tục ưu tiên tiêm vắc xin và phủ rộng mũi tiêm cho các người lao động tại các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa nhằm không để việc "đóng cửa" tái diễn.
Theo bà Thắng, Chính phủ đang xây dựng nghị định theo hướng giúp cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Cụ thể, nghị định sẽ thực hiện giảm thuế TNDN 30% cho các doanh nghiệp có doanh thu không quá 200 tỉ đồng, giảm 30% thuế GTGT từ ngày 1-10 đến 31-12-2021 ở một số lĩnh vực, miễn tiền chậm nộp phát sinh năm 2020-2021 cho doanh nghiệp phát sinh lỗ trong năm 2020.
Riêng các hộ cá nhân kinh doanh cũng được miễn toàn bộ số thuế phải nộp của quý 3 và 4-2021 cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
TP.HCM đã thí điểm các tuyến du lịch tại Cần Giờ, Củ Chi. Trong ảnh: các lực lượng tuyến đầu du lịch tại Cần Giờ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bà Thắng nhìn nhận trong thời gian vừa qua, chỉ có cơ sở lưu trú như khách sạn mới được sử dụng để cách ly F0, vì thế, trong tháng 10 này thành phố tính toán, làm việc với các tỉnh về chuyện mở cửa du lịch.
Hiện tại, thành phố chỉ mở cửa du lịch với Cần Giờ và Củ Chi. Từ tháng 11 trở đi, thành phố định hướng sẽ cho người dân đi du lịch các tỉnh khác.
Chẳng hạn, vừa qua thành phố đã trao đổi qua điện thoại với chủ tịch Hà Giang và thống nhất những khách ở thành phố đã tiêm 2 mũi có thể tới Hà Giang du lịch mà không cần cách ly. Từ đây đến cuối năm, thành phố cũng tính toán đưa khách đi các tỉnh khác, từng bước.
Tuy nhiên, khách du lịch đến thành phố thì vẫn còn e ngại. Để hoạt động du lịch được hồi phục, thành phố cũng đề xuất nhận các chuyến bay hồi hương.
Về nhu cầu lao động, bà Thắng cho biết nhiều doanh nghiệp và hiệp hội đã tập hợp danh sách những người ở các tỉnh có nhu cầu trở lại thành phố làm việc. Người muốn tìm việc làm, có trung tâm giải quyết việc làm, Đoàn thanh niên để hỗ trợ tìm việc miễn phí, đồng thời thành phố sẽ tạo điều kiện, dành vắc xin để tiêm cho công nhân ở các tỉnh muốn trở lại làm việc.
"Qua 8 ngày hoạt động vừa qua, lãnh đạo thành phố mong muốn bà con cô bác, doanh nghiệp giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng thành phố khôi phục, nhanh chóng tiệm cận vị trí trước đây. Từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói "bình thường mới" mà là bình thường", bà Thắng nói khi kết buổi tường thuật trực tuyến "Dân hỏi? Thành phố trả lời".
Nhà 9 F0, đứa trẻ mồ côi vì Covid-19 và ước mơ làm nhà khoa học diệt virus "Con muốn trở thành nhà khoa học để tiêu diệt hết virus cứu tất cả mọi người" - cậu bé 10 tuổi vừa mất cha vì Covid-19 nói. Buổi chiều ngày cận Tết Trung thu - trời âm u, báo hiệu cơn mưa lớn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (Quận 3, TPHCM)...