Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người, chực chờ lây lan
Một nghiên cứu mới đây trên chuột và mô người cho thấy virus HIV có thể ẩn náu trong não ngay cả khi người bệnh đang điều trị bằng liệu pháp kháng virus.
Nếu quá trình điều trị dừng lại, virus ẩn nấp trong não sẽ lây nhiễm sang các cơ quan khác, sau đó lây nhiễm các cơ quan khác trong cơ thể nếu việc điều trị đó bị dừng lại.
Virus HIV gây bệnh AIDS, làm tê liệt hệ thống miễn dịch và đe dọa tính mạng người bệnh. Điều trị bằng thuốc kháng virus kết hợp (cART) có thể làm giảm đáng kể nồng độ virus trong cơ thể, triệt tiêu các triệu chứng và người được điều trị không còn lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, quá trình điều trị bằng cART phải thực hiện hàng ngày. Nếu tạm dừng, virus có thể sẽ “bùng phát” từ các “căn cứ” mà nó ẩn náu trong cơ thể.
Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người. (Ảnh: iStock)
Video đang HOT
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLOS Pathogens cho thấy một trong những “căn cứ” này nằm trong các tế bào não – gọi là tế bào hình sao.
Tế bào hình sao chiếm khoảng 60% tổng số tế bào trong não người. Các nhà khoa học trong nghiên cứu ước tính 1-3% các tế bào này có thể chứa HIV.
“Thậm chí 1% có thể đóng vai trò như một “ổ chữ”, một “khu bảo tồn”. Nếu chúng ta cố tìm ra phương pháp chữa trị HIV thì không thể bỏ qua điều này”, Giáo sư Lena Al-Harthi tới từ Khoa Vi khuẩn và Miễn dịch Vi khuẩn tại Trung tâm Y tế Đại học Rush, Chicago – tác giả của nghiên cứu cho hay.
Al-Harthi và các đồng nghiệp rút ra kết luận này sau khi thực hiện thí nghiệm tiêm tế bào người vào chuột cũng như kiểm tra mô não người sau khi chết.
Mặc dù cả 2 thí nghiệm đều cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò của tế nào hình sao trong việc nhiễm virus HIV, một tác giả của nghiên cứu khẳng định cần phải làm nhiều hơn để tìm hiểu chính xác cách thức virus gây bệnh ở người.
“Các mô hình động vật có thể cho chúng ta biết khá nhiều. Chúng không phải là con người, nhưng chúng có thể thông báo cho chúng ta khá nhiều. Nếu tế bào hình sao hoạt động như một “ổ chứa” HIV trong nhiễm trùng ở người và virus có thể thoát khỏi não, kích hoạt nhiễm trùng ở những nơi khác, chúng ta cần tìm ra cách chữa bệnh”, Tiến sĩ Lishomwa Ndhlovu, Giáo sư về miễn dịch học tại Y học Weill Cornell cho hay.
nCoV làm suy giảm miễn dịch giống HIV
Virus HIV và nCoV đều tấn công cơ thể bằng cách loại bỏ phân tử đánh dấu bề mặt tế bào bị tổn hại, được hệ miễn dịch sử dụng để định vị và tiêu diệt mầm bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia Đại học Sun Yat-sen, xuất bản trên trang web khoa học bioRxiv.org ngày 24/3. Các nhà khoa học cho rằng nCoV sử dụng cơ chế tương tự HIV nhằm "trốn tránh" các phòng tuyến của cơ thể người.
Để tiến hành nghiên cứu, chuyên gia virus Zhang Hui và các đồng nghiệp thu thập nhiều tế bào T (có nhiệm vụ phối hợp bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh lạ) từ 5 bệnh nhân khỏi Covid-19. Họ chỉ ra rằng những tế bào này không còn khả năng phát hiện và ngăn ngừa virus bởi thiếu đi phân tử định vị, còn gọi là MHC. nCoV đã loại bỏ phân tử bằng cách tạo ra protein ORF8, liên kết và kéo chúng vào tế bào bị bệnh, tiêu diệt từ bên trong. Như vậy, sau khi mắc Covid-19, chức năng miễn dịch ở người bị suy giảm.
HIV hoạt động theo cơ chế tương tự. Tuy nhiên, căn bệnh "họ hàng" của Covid-19 là SARS lại không tấn công tế bào bằng hình thức trên.
nCoV đang tấn công bề mặt một tế bào khỏe mạnh. Ảnh: Shutterstock
Phát hiện mới củng cố lập luận trước đây, cho rằng Covid-19 có thể trở thành nhiễm trùng mạn tính. Các nhà khoa học cảnh báo điểm tương đồng này là bằng chứng cho thấy khả năng virus đã tồn tại một thời gian trước khi đại dịch bùng phát.
ORF8 đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của virus. Hầu hết các kit xét nghiệm thông qua dịch mũi hoặc ngoáy họng đều nhắm vào protein này để phát hiện mầm bệnh. Nhóm của ông Zhang cho biết họ muốn lợi dụng điều đó, phát triển loại thuốc bù đắp lượng MHC bị ORF8 mất, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
Zhang Shuye, giám sát viên chính của Trung tâm Y tế lâm sàng Công cộng Thượng Hải, Đại học Fudan, cho biết kết quả nghiên cứu mới "không quá bất ngờ". Ông cho rằng các loại virus không liên quan vẫn có thể mang đặc điểm giống nhau khi chịu áp lực trong môi trường tương tự. Quá trình loại bỏ phân tử MHC cũng xảy ra ở một số mầm bệnh như herpes.
Tuy nhiên ông cũng lưu ý nCoV không điều khiển tế bào T, biến chúng thành phương tiện để nhân lên như HIV. Bên cạnh đó, virus biến đổi chậm, tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn nhiều so với AIDS.
AIDS từng bị gọi là 'ung thư đồng tính nam' Đầu thập niên 80, khi không đủ cơ sở khoa học, AIDS bị coi là bệnh "ung thư đồng tính nam" bởi phần lớn ca mắc là nam giới đồng tính luyến ái. "Căn bệnh đến hoàn toàn bất ngờ, ai nấy đều bối rối", Guy Vandenberg, y tá chăm sóc bệnh nhân AIDS trong đại dịch AIDS những năm 1980, kể lại....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Chạy online: Lợi ích và nguy cơ

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

Ca phẫu thuật 'cân não' cứu sống người phụ nữ có huyết khối lan vào hai động mạch thận
Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận: Khám phá vẻ đẹp quần thể san hô hóa thạch ở Hòn Đỏ
Du lịch
12:21:24 23/04/2025
Đối tượng buôn ma tuý ém súng đạn tại nhà riêng
Pháp luật
12:18:47 23/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ giảm thời gian làm việc cho Chính phủ Mỹ
Thế giới
12:13:44 23/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/04: Song Tử nóng vội, Sư Tử may mắn
Trắc nghiệm
12:11:17 23/04/2025
Loại hoa tận trên rừng mới có, nấu lên còn ngọt hơn nước ninh xương, nhiều tiền chưa chắc đã mua được, đem đồ xôi cực ngon
Ẩm thực
11:08:43 23/04/2025
Thị trường mai mối Trung Quốc hỗn loạn vì nạn lừa đảo
Netizen
11:08:40 23/04/2025
Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng
Lạ vui
11:00:03 23/04/2025
Nhiều mẫu xe ô tô Trung Quốc giảm giá 'khủng' hàng trăm triệu đồng
Ôtô
10:51:48 23/04/2025
'Tiểu SH' ra mắt tại Nhật Bản, giá từ 46 triệu đồng
Xe máy
10:49:13 23/04/2025
Lý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhất
Hậu trường phim
10:38:01 23/04/2025