Virus cảm cúm làm tê liệt đôi chân thiếu niên
Tony, 17 tuổi, chơi đá bóng bị chấn thương cột sống, đôi chân mất khả năng vận động. 9 tháng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân, đến khi nghiên cứu cơn cảm cúm.
Chàng trai bị chấn thương cột sống vào tháng 9/2019, đi lại khó khăn. Sau trận cảm cúm, đôi chân Tony yếu hẳn, không thể bước đi, cũng không thể đứng vững.
Tony khám nhiều bệnh viện, không hiệu quả. Có bác sĩ tư vấn “nếu phẫu thuật cũng chưa chắc chữa khỏi”.
“Thời điểm ấy tôi đang hoàn tất hồ sơ, chuẩn bị cho chuyến du học Mỹ vào năm sau nên khi nhìn đôi chân, tôi rất hoang mang, tuyệt vọng”, Tony chia sẻ.
Tháng 10/2019, bác sĩ Paul D’Alfonso ở Phòng khám Maple Healthcare cho biết khó chẩn đoán cho Tony vì biểu hiện của bệnh quá chung chung, nguyên nhân bệnh không rõ ràng. Sau đó nghiên cứu kỹ, trao đổi cùng nhiều đồng nghiệp, bác sĩ mới phát hiện được nguyên nhân.
“Sau chấn thương lưng không lâu, bệnh nhân bị cảm cúm. Khi đó virus cúm xâm nhập vào hệ thần kinh tự chủ dưới và hệ miễn dịch của cơ thể, tấn công và làm tê liệt các dây thần kinh tại chân”, bác sĩ Paul D’Alfonso giải thích. Chấn thương cột sống kết hợp biến chứng cảm cúm nghiêm trọng, khiến đôi chân chàng trai mất khả năng vận động.
Theo bác sĩ Paul, nếu không chữa trị chính xác và kịp thời, có thể Tony phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại. Bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm lưng kết hợp hội chứng mệt mỏi hậu nhiễm virus. Bác sĩ lên phác đồ điều trị kết hợp nắn chỉnh cột sống cùng uống thuốc để ngăn chặn virus tiếp tục tấn công.
Bác sĩ Paul D’Alfonso nắn chỉnh cột sống cho Tony. Ảnh: Jenny.
Ban đầu Tony dùng liệu pháp miễn dịch, sử dụng hỗn hợp các kháng thể trong thuốc để giảm sự phản ứng của cơ thể đối với virus tấn công hệ thần kinh ở chân. Sau đó bác sĩ đánh giá khả năng chịu lực của cơ thể rồi đưa ra phương pháp nắn chỉnh cột sống phù hợp. Cách này nhằm kích thích hệ thần kinh dưới thông suốt, phục hồi chức năng cơ xương khớp, tái lập khả năng vận động đôi chân.
Bên cạnh đó, Tony được châm cứu giúp tăng tốc quá trình hồi phục. Đây là quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì bởi kết quả ở giai đoạn này tiến triển rất chậm, dễ làm nản lòng người bệnh.
“Bản chất của bệnh này là khi thương tổn đang dần lành lại thì không được gây thêm sức ép lên các cơ, mà phải để đôi chân phục hồi dần theo từng giai đoạn nên không thể nóng vội”, bác sĩ Paul chia sẻ.
Video đang HOT
Sau tháng đầu điều trị, Tony có thể tập đi từng bước mà không cần nạng. Sau hai tháng, chàng trai bước đi chậm trên đoạn đường ngắn. 5 tháng sau, bệnh nhân phục hồi 90%, đi lại dễ dàng và hoạt động thể thao thoải mái như trước.
Hiện chàng trai tiếp tục nỗ lực điều trị để bình phục hoàn toàn cũng như tránh các di chứng.
Bác sĩ Paul D’Alfonso khuyến cáo, nhiều người xem bệnh cúm là chuyện nhỏ, nhưng khi kết hợp tình trạng chấn thương có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Nếu cơ thể có triệu chứng đau nhức bất thường, cần đi khám sớm để chẩn đoán và chữa trị kịp thời, hạn chế tối đa tổn thương cột sống và hệ thần kinh.
Chỉ một vài bước nhỏ, phát hiện ra ngay "án tử" ung thư vòm họng
Tại Việt Nam độ tuổi thường mắc phải ung thư vòm họng nhất là từ 30 đến 50 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Ung thư vòm họng xuất phát từ chính các tế bào ở vùng vòm họng. Đây là loại ung thư phổ biến nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt. Tại Việt Nam, độ tuổi thường mắc phải nhất là từ 30 đến 50 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa hơn.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư vòm họng không nổi bật, không có tính đặc thù, dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu của các bệnh lý thông thường khác như: Viêm họng hạt, viêm amidan, cảm cúm,vv....
Tại Việt Nam độ tuổi thường mắc phải nhất là từ 30 đến 50 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa hơn.
Dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng
Làm cách nào để phát hiện ung thư vòm họng sớm?
Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên, cần đến các bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ:
- Đau rát họng, khó nuốt.
- Đau đầu, đau nửa đầu: Những cơn đau âm ỉ, có lúc lại đau thành từng cơn.
- Ù tai, tiếng ve kêu trong tai, nghe kém: Xuất hiện khi khối u đã xâm lấn đến vòi nhĩ gây tắc.
- Nghẹt mũi, khó thở: Càng về sau dấu hiệu càng rõ hơn. Ban đầu ban có thể chỉ bị ngạt một bên mũi, từng lúc một. Nhưng sau đã sang cả 2 bên và kem theo triệu chứng xi mui ra mau, chảy máu cam.
- Nổi hạch ở cổ, hạch góc hàm: Kích thước hạch nhỏ đây là đặc điểm nổi bật, chắc và không có cảm giác đau.
- Cơ thể gầy, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân, da xanh, chán ăn, mệt mỏi, ho ra máu, giọng nói thay đổi,...
Cách phòng ngừa ung thư vòm họng
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Ảnh Internet.
Đây chính là điều cần thiết mà chúng ta cần bổ sung vào bộ nhớ của mình. Hãy tập thói quen rèn luyện cho bản thân chế độ ăn uống và lao động phù hợp, khoa học.
Không nên ăn các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, thịt nguội, thịt nướng, sản phẩm chế biến sẵn,...
Cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả sẽ giúp bổ sung các chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất.
Tránh xa chất kích thích và uống đồ quá nóng
Ảnh Internet.
Nước nóng dễ làm tổn thương đến các tế bào ở vòm họng. Vì vậy khi bạn uống trà, cà phê, uống canh, súp lúc vẫn còn nóng, bốc khói có thể làm tăng nguy cơ gây mắc bệnh ung thư vòm họng.
Thuốc lá, bia rượu, là các loại chất làm tăng nguy cơ ung thư họng. Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn thì các tế bào vòm họng là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Vì vậy, nguy cơ mắc ung thư vòm họng ở những người nghiện bia rượu, hút thuốc lá là rất cao.
Luyện tập thể dục thể thao
Ảnh Internet.
Luyện tập thể dục, thể thao điều độ và thường xuyên giúp nâng cao cả tính thần và sức khỏe. Mọi người nên vận động thể thao mỗi ngày, thời gian khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp cho cơ thể thoải mái, giải tỏa stress, đặc biệt giúp các cơ vận động để đốt cháy lượng mỡ thừa, có tác dụng tăng khả năng miễn dịch với nhiều loại bệnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Ảnh Internet.
Đối với riêng căn bệnh ung thư vòm họng, việc chẩn đoán thường bị chậm do đặc điểm về vị trí giải phẫu khó khám, các triệu chứng vay mượn của các bộ phận quanh vòm họng dẫn tới kéo dài làm bệnh thêm nặng.
Bởi vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc cần thiết đối với mỗi cá nhân, bởi điều này có thể giúp phòng tránh, cũng như phát hiện các loại bệnh sớm để có thể điều trị kịp thời.
Mùa hè có 2 loại cảm ai cũng dễ mắc, bác sỹ chỉ cách thoát khỏi sự khó chịu dai dẳng khi bị cảm Thời điểm này đã có rất nhiều người bị mắc bệnh cảm. Theo các bác sĩ, cảm lạnh có thể chữa theo cách dân gian, nhưng cảm nóng thì chống chỉ định với xông, dùng thuốc gì cũng cần có y lệnh. Nếu không chữa sẽ mệt mỏi, đau nhức khắp người, và có thể sốt, suy nhược cơ thể... Theo PGS -...