VioEdu Trợ lý học tập thông minh ứng dụng AI đầu tiên tại Việt Nam
Hệ thống học tập trực tuyến VioEdu (https://vio.edu.vn) – Trợ lý giáo dục thông minh ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên tại Việt Nam, do FPT nghiên cứu và phát triển đã chính thức ra mắt ngày 27/8 tại Hà Nội.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, giáo dục là lĩnh vực đầu tiên cần tập trung phát triển nếu muốn Việt Nam tận dụng cơ hội bứt phá. “Nếu ví học tập giống như cuộc tìm kiếm kho báu trong khu rừng, thì cách học trước nay của chúng ta là thầy cô trở thành người dẫn đường, dắt học sinh đi trên một con đường chung, với cùng tốc độ, theo cùng một cách như nhau với tất cả các em. Tuy nhiên, cách học này còn nhiều hạn chế. Mỗi em học sinh cũng không thể có một người thầy riêng. Công nghệ 4.0 đã phá vỡ giới hạn đó. Học tập trở thành cuộc tìm kiếm kho báu của mỗi cá nhân, với sự truyền cảm hứng, dẫn dắt của thầy cô và chia sẻ kiến thức chung với đồng đội. Công nghệ cho phép làm được điều đó. VioEdu bắt đầu dạy và học theo đúng cách này” – ông Bình nói.
Ông Trương Gia Bình: “Học ít, hiểu nhiều” là điều hiển nhiên nhưng học những thứ chính mình cần thì việc học trở nên hấp dẫn hơn. Với sự hỗ trợ của công nghệ, học sinh có thể học tập, tìm tòi sáng tạo không giới hạn.
Theo đội ngũ nghiên cứu và phát triển FPT, VioEdu là một hệ thống đào tạo trực tuyến dành cho học sinh phổ thông, giúp cá nhân hóa việc học của mỗi học sinh, tiết kiệm 30-50% thời gian và tăng hiệu quả học tập nhờ ứng dụng các công nghệ mới nhất như: trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, mô hình hóa kiến thức theo đồ thị và phương pháp học tập tương thích.
Theo đó, quá trình rèn luyện, dữ liệu về hành vi học tập và kiến thức của học sinh sẽ được AI tổng hợp, phân tích, từ đó tìm ra được điểm mạnh cũng như lỗ hổng kiến thức của học sinh để đề xuất lộ trình học tập phù hợp với năng lực của mỗi em. Nhờ vậy, từng kỹ năng tùy theo tính chất sẽ được trau dồi hoặc phát huy một cách riêng biệt, thông minh, giúp các em học tập đúng trọng tâm, không dàn trải.
“Qua quá trình thử nghiệm với 2,000 học sinh tại một số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, theo đánh giá khách quan độc lập của giáo viên trực tiếp giảng dạy, đã có 73,8% học sinh tiến bộ rõ rệt sau khoảng 3-6 tháng học tập trên VioEdu” – ông Nguyễn Ngọc Minh – Phó giám đốc Công nghệ FPT cho biết.
Nội dung các bài học trên VioEdu được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ những nhà giáo ưu tú và chuyên gia giáo dục đến từ các Sở Giáo dục và các trường đại học, bám sát chương trình học của sách giáo khoa Việt Nam. Đồng thời, hình thức thể hiện bài giảng trực quan sinh động, được xây dựng như trò chơi với các phần thưởng mang tính khích lệ, tạo niềm ham thích học tập cho các em. Chỉ cần có thiết bị di động kết nối internet, học sinh khắp mọi miền đất nước đều có cơ hội tiếp cận nền giáo dục hiện đại, rút ngắn khoảng cách tri thức giữa các vùng miền nhờ hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu.
Video đang HOT
Nhấn nút ra mắt Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu
Hiện hệ thống đã có hơn 400 video bài giảng sinh động, hơn 100,000 nội dung kiến thức giảng dạy môn Toán dành cho học sinh tiểu học. Trong lộ trình phát triển sản phẩm, VioEdu sẽ phủ toàn bộ nội dung kiến thức các cấp môn Toán Tiếng Việt, tiếp đó mở rộng sang Toán Tiếng Anh, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, và STEM.
Dự kiến từ 5/9, FPT sẽ bắt đầu đưa ra thị trường, phụ huynh có thể mua gói để sử dụng với mức giá hợp lý. Hệ thống được khuyến cáo nên đưa vào sử dụng trong nhà trường, tích hợp giữa học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhà trường.
Thu Hằng
Theo congthuong.vn
Làm sao kiếm nhiều tiền nếu giỏi môn nghệ thuật mà dở toán, lý, ngoại ngữ...?
Bài viết sau đây của một học sinh THPT tại TP.HCM sẽ khiến những nhà giáo dục giật mình tự hỏi chúng ta đã dạy học sinh những gì để hình thành nên nhân cách khi tâm lý xem các môn nghệ thuật vẫn chỉ là môn phụ trong nhà trường.
Một giờ học môn âm nhạc của học sinh THCS - Đào Ngọc Thạch
Các trường học ngày nay thường có thái độ xem nhẹ các môn nghệ thuật như âm nhạc hay mỹ thuật.
Nghệ thuật không phải để duy trì sự sống
Bộ phim Dead Poets Society (tên tiếng Việt là Hội cổ thi nhân) kể về một giáo viên dạy tiếng Anh đã truyền cảm hứng cho học sinh thông qua việc dạy thơ ca. Thầy giáo này có câu nói rất đáng suy nghĩ về vai trò của nghệ thuật: " Medicine, law, business, engineering, these are noble pursuits, and necessary to sustain life. But poetry, beauty, romance, love, these are what we stay alive for" (tạm dịch: Y khoa, luật, thương mại, khoa học kỹ thuật, chúng đều là những nhu cầu cao cả và cần thiết để duy trì sự sống. Nhưng thơ ca, cái đẹp, sự lãng mạn, tình yêu, đó mới là những thứ khiến ta sống vì nó).
Lần đầu xuất hiện trên màn ảnh vào năm 1989, câu nói này đã trở thành một trong những lời thoại kinh điển nhất của điện ảnh. Hướng con người đến những giá trị nghệ thuật mà đôi khi ta đã vô tình bỏ quên trong đời mình.
Triết lý trong bộ phim này không mới, nếu ta so sánh với thời điểm hiện đại như ngày nay, nhưng không phải ai cũng hiểu và thấm nhuần tư tưởng ấy.
Thí sinh thi năng khiếu vào trường sư phạm - Đào Ngọc Thạch
Mọi người dễ bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh đạt điểm cao ngất ngưởng trong các kỳ thi hay đơn thuần chỉ là bài kiểm tra một tiết trong lớp, nhưng lại không thể nói được tên của một bản nhạc dương cầm của thế kỷ, không biết rõ bức họa danh tiếng Mona Lisa do ai thực hiện và hoàn thành vào năm nào. Phải chăng chúng ta đã quá quan tâm đến những kiến thức phổ thông phức tạp như toán, lý, hóa, mà lại vô tình quên đi các môn nghệ thuật cũng có những đóng góp to lớn trong việc hình thành một nhân cách, một con người?
Khi học nghệ thuật chỉ để đủ điểm cho qua
Các trường học ngày nay thường có thái độ xem nhẹ các môn nghệ thuật như âm nhạc hay mỹ thuật.
Văn học vốn dĩ cũng là một môn nghệ thuật dễ đi vào lòng người. Đọc một bài thơ hay đem lại cho ta một cảm xúc bồi hồi, hoài niệm khó tả. Nhưng vì đâu mà học sinh thời nay lại không mấy hứng thú với văn học? Có thể là ảnh hưởng từ cách dạy khô khan của một số giáo viên, có thể là những liên hệ không thực tế đến từ mạng xã hội, hoặc cũng có thể là sự áp đặt cảm nghĩ của tác giả lên người học, khiến cho chúng ta cảm thấy rằng văn học chỉ có một khuôn mẫu nhất định, không thể kích thích sự say mê và sáng tạo cho người học.
Âm nhạc và hội họa được dạy cho trẻ em xuyên suốt từ tiểu học đến THCS. Nhưng không phải học sinh nào cũng có thể đọc chính xác vị trí các nốt nhạc đơn giản, không phải học sinh nào cũng có thể cảm thụ cái đẹp của các bức hội họa. Hai môn học này từ lâu đã được xếp vào danh sách những môn phụ, là không cần thiết, là chỉ cần học qua loa đủ điểm, hay thậm chí là vô bổ vì "Làm sao làm ra nhiều tiền nếu giỏi ba cái môn này mà dở toán, lý, Anh...?".
Suốt những năm tháng THCS, tôi đã chứng kiến các bạn tôi lấy các môn chính ra học trong giờ nhạc, giờ vẽ và mặc kệ lời giáo viên nói. Chúng ta sau này có thể trở thành những người thành công, tài giỏi ở nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhưng những giá trị tinh thần của âm nhạc, hội họa, thơ văn mới là bất biến theo thời gian. Ta chưa từng nghĩ rằng hóa ra những môn "phụ" đó lại quan trọng đến vậy. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, với những xu hướng âm nhạc mới mẻ đến từ Hàn Quốc, mấy ai còn nhớ đến những bản tình ca của những năm 60-70!
Giáo dục học sinh thấu hiểu và tôn trọng nghệ thuật là một bài học mà bất cứ ai cũng nên học, đó là nền tảng để hình thành một con người. Và không bao giờ quá trễ để học cách cảm nhận nghệ thuật của nhân loại.
Theo Thanh niên
Global Ecokids và Samsung đưa công nghệ thông minh vào giáo dục mầm non Hệ thống mầm non quốc tế Global Ecokids và Công ty điện tử Samsung Vina vừa ky kêt hơp tac chiến lược về việc trang bị công nghệ 4.0 vào chương trình giảng dạy mầm non tại Việt Nam. Ngay 5/7/2019, Hệ thống Mầm non quốc tế Global Ecokids trực thuộc Global Education Group (GEG) đa ký kết hợp tác chiến lược toàn...