VinUni: “Ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai
Cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Kỹ thuật và Khoa học Máy tính đang trở thành một trong những ngành học quan trọng thu hút sự quan tâm của giới trẻ để đón bắt xu hướng phát triển của thế giới.
Đây cũng chính là một trong 3 khối ngành học trụ cột đầu tiên của trường ĐH VinUni, nơi có nền tảng “DNA” của ĐH Cornell để trở thành địa chỉ “ươm mầm” những tài năng công nghệ tương lai theo tiêu chuẩn quốc tế.
Báo cáo “Tương lai của các ngành nghề”của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, đứng đầu bảng ngành nghề học xong có cơ hội lớn trong xã hội là kỹ sư, tiếp đến là toán học và khoa học máy tính.
Một khảo sát khác của Linkedln (mạng xã hội tuyển dụng lớn nhất thế giới) thì nhấn mạnh, ngành mà các Giám đốc điều hành (CEO) học nhiều nhất là khoa học máy tính, tiếp đến là kỹ thuật điện tử đứng thứ 5. Khảo sát này có 12.000 CEOs từ 20 nước trên thế giới tham gia.
Nhiều CEO của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia đều có xuất thân từ ngành học kỹ thuật, như Dara Khosrowshahi – CEO của Uber; Satya Nadella – CEO của Microsoft; Ginni Rometty – CEO của Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM; Jeff Bezos – nhà sáng lập và điều hành của Amazon; hay Steve Wozniak – đồng sáng lập hãng công nghệ Apple…
Có thể thấy, chuyên môn về chuyên ngành kỹ thuật đã góp phần không nhỏ khi xây dựng cho các nhân vật này một lối tư duy khoa học, logic và hiệu quả, là nền tảng vững chắc để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Lựa “ngọc thô” cần “con mắt tinh đời”
Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính, một trong 3 khối ngành trụ cột đầu tiên của trường Đại học VinUni, cũng hướng tới việc tuyển chọn và đào tạo ra những sinh viên tài năng như vậy trong lĩnh vực “khó nhằn” này.
Với chương trình đào tạo tại Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, sinh viên sẽ có đủ tố chất trở thành những doanh nhân công nghệ thành đạt, nhà khoa học hay là chuyên gia giỏi trong tương lai
Theo GS Rohit Verma, Hiệu trưởng trường ĐH VinUni, quy trình thông thường chỉ đánh giá xét tuyển dựa trên hồ sơ, học bạ. Theo ông, cách tiếp cận này khó lòng đánh giá chính xác và toàn diện năng lực một con người. Nhiều bạn điểm số rất cao nhưng lại có cách học ‘gạo’, học ‘tủ’, thiếu sáng tạo và sẽ khó phát triển trong dài hạn. Vì vậy, sẽ rất cần những “con mắt tinh đời” khi tìm kiếm tài năng.
“Ở VinUni, chúng tôi tiến hành theo một quy trình khác biệt. Tất cả đội ngũ giảng viên sẽ phải tham gia quá trình phỏng vấn từng em đã vượt qua vòng sơ lọc hồ sơ. Chỉ có đánh giá ứng viên bằng xương thịt như vậy, chúng ta mới có thể phát hiện, cảm nhận được những tài năng thực sự. Đó là sức hấp dẫn của việc tìm kiếm “ngọc thô” – GS Verma nhấn mạnh.
Quá trình tìm kiếm “ngọc thô” của Viện Kỹ thuật và KHMT cho khóa đào tạo đầu tiên (2020 – 2021) được xem là một thành công ấn tượng khi các suất học bổng toàn phần được trao cho những ứng viên “xuất sắc và cá tính”.
Video đang HOT
Trần Tuệ Nhi (trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong những ứng viên điển hình như thế. Thành thạo ba ngoại ngữ, Trần Tuệ Nhi làm website dinh dưỡng cho người Việt và đang hoàn thiện dự án chẩn đoán ung thư vú bằng trí tuệ nhân tạo. Nhi đã xuất sắc giành trọn suất học bổng toàn phần của Viện Kỹ thuật và KHMT của trường Đại học VinUni.
Theo PGS. Phạm Ngọc Nam, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính trường ĐH VinUni kể lại, Nhi là một nữ sinh rất có cá tính, phong thái mạnh mẽ, tự tin. Lúc đầu Nhi ứng tuyển vào Viện Kinh doanh – Quản trị vì em muốn trở thành một nữ doanh nhân thành đạt.
“Tuy nhiên, chỉ sau vài phút phỏng vấn, chúng tôi phát hiện ra Nhi đặc biệt xuất sắc về khả năng tư duy logic, lập trình và hiểu thuật toán. Chúng tôi khuyên em đổi sang chọn ngành Khoa học máy tính. Sở hữu sự ‘quý hiếm’ đó, VinUni tin tưởng Nhi có đầy đủ tố chất để trở thành trở thành một Technopreneur (Doanh nhân công nghệ) nổi bật” – PGS. Phạm Ngọc Nam nhấn mạnh.
Xây dựng trên nền “DNA” của ĐH Cornell
Viện Kỹ thuật và KHMT (ĐH VinUni) tập trung đào tạo ba ngành mũi nhọn của công nghiệp 4.0 đó là: Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Cơ khí và Khoa học Máy tính. Các ngành đào tạo này đều xây dựng trên nền “DNA”của ĐH Cornell – một trong 8 trường ĐH trong nhóm Ivy League và xếp hạng 14 trên thế giới.
Cụ thể, chương trình đào tạo được thiết kế đáp ứng chuẩn kiểm định ABET và được xác thực về chất lượng bởi Cornell. Cùng với phương pháp giảng dạy hiện đại (TBL, PBL, VR/AR), sinh viên cũng sẽ được thực hành trong các Super Labs, Techlab, và có cơ hội trải nghiệm 1 học kỳ trao đổi ở nước ngoài (Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Singapore…).
Kỳ thực tập tại các công ty của tập đoàn Vingroup như VinFast sẽ là một lợi thế đặc biệt của sinh viên VinUni.
Ngoài ra, trong chương trình đào tạo còn có các nội dung đào tạo kỹ năng lãnh đạo, tư duy khởi nghiệp, các ngành phụ (minor) liên quan đến khởi nghiệp nhằm giúp sinh viên trở thành các nhà lãnh đạo, khởi nghiệp thành công trong tương lai.
Đặc biệt, 1 kỳ thực tập tại các công ty và viện nghiên cứu trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup như Viện Vinbrain, VinAI, VinSmart, VinFast… là một lợi thế của VinUni so với các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới.
Một khía cạnh quan trọng nữa, là việc VinUni sẽ xây dựng và tạo mối quan hệ mạng lưới với giới học thuật, sinh viên tinh hoa quốc và doanh nghiệp quốc tế. Mạng lưới này sẽ hỗ trợ cơ hội nghề nghiệp và sự thành công của sinh viên VinUni trong tương lai.
GS. Charalabos (Haris) Doumanidis, Viện trưởng Viện Kỹ thuật và KHMT Đại học VinUni là một kĩ sư giàu kinh nghiệm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và một nhà lãnh đạo học thuật có tầm ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, Viện Kỹ thuật và KHMT cũng đã quy tụ một đội ngũ lãnh đạo và giảng viên từ nhiều trường ĐH nổi tiếng thế giới, trong đó có GS. Charalabos (Haris) Doumanidis đang đảm nhiệm vị trí Viện trưởng. GS. Doumanidis là một kĩ sư giàu kinh nghiệm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng, một nhà lãnh đạo học thuật lâu năm.
Ông từng được trao Giải thưởng Marie Curie Chair of Excellence, giải thưởng Nhóm xuất sắc (Excellence Team) của Ủy ban châu Âu, Giải thưởng ASME Blackall, Giải thưởng dành cho học giả (Presidential Faculty Fellow) của Nhà Trắng (Nhiệm kì Tổng thống W.J. Clinton)… cùng nhiều giải thưởng danh giá khác.
Thế giới luôn khan hiếm nhân tài khoa học công nghệ. Vì vậy, sinh viên VinUni, đặc biệt những em xuất sắc như Nhi, sẽ luôn cơ hội làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Với chương trình đào tạo tại Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính của VinUni, các em sẽ có đủ tố chất trở thành những doanh nhân công nghệ thành đạt, nhà khoa học tầm vóc hay là chuyên gia giỏi để góp phần cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước bằng tiến bộ khoa học công nghệ.
Trường Thịnh
Chuyện chưa biết về những 10X giành học bổng "khủng" của Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính VinUni
Quan tâm tới cộng đồng và mong muốn thay đổi xã hội, đó là đánh giá của hội đồng tuyển sinh trường ĐH VinUni về những gương mặt xuất sắc vừa giành học bổng toàn phần của Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính, trường ĐH VinUni.
Điều này cũng phản ánh triết lý đánh giá tài năng rất khác biệt của trường ĐH tinh hoa đầu tiên ở Việt Nam.
Bỏ 7 học bổng Mỹ ở lại Việt Nam, mong muốn thắp cảm hứng cho cộng đồng
"Tan ta cộng với tan mình/ Bằng sin hai đứa chia cos mình cos ta/ Tan ta trừ đi tan mình/ Bằng sin lấy hiệu chia cos ta cos mình,...", Lê Đình Nam lấy hơi hát một đoạn rap dài rồi tủm tỉm bảo, cả nhạc và lời đều do em sáng tác làm "thần chú" cho các bạn khi học lượng giác.
Chàng trai sinh năm 2002 của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu) cứ một chốc lại khiến người đối diện "chết lặng" vì những ý tưởng xuất phát từ sự lo lắng cho người khác như thế.
Lê Đình Nam có thể "sáng tác" rap với lời là các bài học lượng giác để giúp các bạn dễ ôn tập
Rất nhiều người thấy buồn cười khi chứng kiến nhiều học sinh lắc đầu trước câu hỏi "Quang Trung với Nguyễn Huệ có quan hệ gì?", còn Lê Đình Nam thì không. Cậu cho rằng, lỗi một phần do cách trình bày Lịch sử trong sách chưa hay và ấp ủ làm một ứng dụng sinh động, dễ nhớ nhất về lịch sử Việt Nam. Không chỉ vậy, chàng trai 18 tuổi còn lên ý tưởng số hóa sự giao thoa lịch sử các nước để người học nhìn được sự tương quan lịch sử Việt Nam trong dòng chảy lịch sử thế giới. "Đấy là nền tảng để xã hội phát triển", Nam nói về dự án của mình.
Lê Đình Nam tin rằng, từng người tận dụng năng lực tốt nhất của mình để làm những việc làm nhỏ như vậy thôi, nhưng sẽ tạo ra "những đốm lửa, những con sóng" tốt đẹp lan tỏa ra cộng đồng. "Em muốn mọi người nhìn vào đó để có động lực, tự làm ra những điều giúp ích cho xã hội", Nam chia sẻ nhẹ nhàng, không hề có vẻ khiên cưỡng.
Cũng chính vì niềm tin ấy mà chàng trai từng giành Giải Nhì Olympic quốc gia môn Toán đã có một quyết định khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau khi nhận được thông báo cấp học bổng từ 7 trường ĐH của Mỹ, trong đó có ĐH Depauw (Indiana) cam kết mức học bổng lên tới 44.000 USD/năm, Nam lại chọn VinUni. Các giáo sư của trường Đại học tinh hoa này đánh giá Nam ở mức "Rất tài năng" và trao cho cậu học sinh Vũng Tàu học bổng toàn phần khối ngành Kỹ thuật và Khoa học Máy tính trị giá 36.500 đô la/năm (hơn 800 triệu đồng).
"Bố mẹ em và rất nhiều người khuyên em nên tới Mỹ để có điều kiện tốt và đặc biệt là có tầm nhìn mới. Nhưng VinUni chắc chắn không hề thua kém ĐH ở Mỹ với đội ngũ giảng viên được tuyển chọn trong top các trường hàng đầu thế giới", Nam lí giải.
Đặc biệt, ngành Khoa học Máy tính mà Nam sẽ theo học tại đây cũng chính là một trong những thế mạnh của Cornell và Pennsylvania - hai ĐH trong nhóm Ivy League (Mỹ) là các đối tác chiến lược của VinUni.
Điều quan trọng hơn, theo Nam, ở VinUni cậu cảm nhận niềm tin và khát vọng để làm nên những điều khác biệt cho người Việt. Điều đó trùng hợp cũng là những gì cậu mong đợi.
Sống vì cộng đồng - Tố chất của những nhà lãnh đạo tương lai
Cậu học trò tràn đầy năng lượng Lê Đình Nam là một trong những ứng viên được Hội đồng tuyển sinh của VinUni đánh giá rất cao sau 2 vòng phỏng vấn. Điểm nổi trội mà các giáo sư của VinUni nhận ra ở nhưng bạn trẻ như Nam là sự quan tâm tới cộng đồng và mong muốn thay đổi xã hội.
Theo GS. Doumanidis Charalabos Constantinos, Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính, điều này phần nào thể hiện qua những suy nghĩ và hành động của Nam khi sáng lập nên các câu lạc bộ tâm lý nhằm giảm thiểu việc tự tử ở trẻ vị thành niên, hay mục tiêu trở thành một giáo sư AI để tìm ra những điều mới mẻ cho thế giới.
Đó là những điều vô cùng quan trọng với một Đại học tinh hoa như VinUni. "Chúng tôi muốn đào tạo những người có tính tiên phong, những nhà lãnh đạo có thể thay đổi xã hội, tạo được khát vọng cho người khác", GS. Doumanidis Charalabos Constantinos nói.
GS. Doumanidis Charalabos Constantinos nhấn mạnh, VinUni mong muốn đào tạo những người có tính tiên phong, tạo được khát vọng cho người khác
Không chỉ riêng Lê Đình Nam, những sinh viên vừa giành học bổng toàn phần của Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính ở VinUni cũng đang ấp ủ khát vọng ấy.
Đơn cử như Trần Hương Lan, cô học sinh trường PTTH chuyên Bắc Ninh, giành giải trong Olympic Tin học quốc gia, có thể "ôm máy tính" với hàng núi code từ sáng tới tối nhưng vẫn dành thời gian cho một dự án kêu gọi giảm rác thải nhựa mang tên Citsalp (chữ Plastic viết ngược).
Là một trong những sáng lập viên của dự án, cứ mỗi cuối tuần, cô gái nhỏ nhắn lại "mất tích" khỏi ký túc xá để mướt mồ hôi với những hoạt động thu gom rác thải tại các khu vực công cộng. Lan cũng có một chiến dịch bài bản hơn với một loạt các cuộc nói chuyện, chia sẻ kiến thức, các cuộc thi sáng tác tranh, ảnh về bảo vệ môi trường.
Trần Hương Lan cùng nhóm bạn trong dự án kêu gọi giảm rác thải nhựa mang tên Citsalp mà em là sáng lập viên (ảnh giữa, ngồi ghế)
"Nhiều khi em không biết phải thực hiện như thế nào, không kiếm được nguồn lực, muốn bỏ cuộc nhưng sau tất cả, em luôn nhớ động lực khi bắt đầu là vì cộng đồng, vì môi trường sống của chính những người xung quanh. Thế rồi, em lại cố gắng, và hiện dự án đã chạy được hơn một năm với rất nhiều các bạn trong thành phố cùng tham gia", Lan tâm sự.
Đỗ Huy Hoàng, cậu học trò trường THPT Chuyên Khoa học Tự Nhiên (Hà Nội) cũng có những suy nghĩ như thế. Hoàng học cực giỏi với điểm trung bình môn cao đến khó tin: 9,6; giành giải Nhì cuộc thi Vật lý Quốc gia và Huy chương Bạc tại Olympic Vật lý châu Âu 2019. Ngoài thời gian học, cậu lại cần mẫn chỉnh sửa cho Wikipedia phiên bản tiếng Việt để xây dựng một từ điển các thuật ngữ và khái niệm kỹ thuật, giúp cho sinh viên Việt Nam tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn. Hoàng có một quan điểm sống gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh của VinUni: "Hãy theo đuổi sự xuất sắc. Thành công sẽ theo đuổi bạn".
Sự thành công với những sinh viên "tinh hoa" tương lai của VinUni rất đơn giản, nhưng lại rất lớn lao. Đó là hành trình đi trả lời cho câu hỏi: Bạn đã cống hiến được gì cho xã hội. Bạn đã làm được gì cho thế giới này? Đây là những trăn trở của những bạn trẻ "thế hệ Z" (sinh từ 1990 - 2010) - một thế hệ đa năng đa nhiệm, sống thực tế có khả năng xoay xở và sẽ tự mình kiến tạo tương lai. Tất cả, đang đợi những con người trẻ tuổi, giàu khát vọng và tài năng ấy.
PV
Giải pháp nâng cao vai trò của giảng viên ngoại ngữ trong các trường Công an nhân dân Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, giảng viên ngoại ngữ tại các trường Công an nhân dân không chỉ dừng lại ở việc trang bị tri thức, kỹ năng ngoại ngữ cho học viên cần thiết sử dụng trong thời kỳ hội nhập. Giảng viên ngoại ngữ còn phải cần tự trang bị cho mình kiến thức về...