Vinh quy bái tổ

Theo dõi VGT trên

Bài thi đình được vua chấm xong, khoa thi đã chọn được người đỗ tiến sĩ để niêm yết bảng vàng. Triều đình sẽ cử hành nghi lễ trang trọng xướng danh tiến sĩ tân khoa và ban yến. Sau đó, nhà vua sẽ ban ân tứ để tiến sĩ tân khoa vinh quy bái tổ.

Truyền lô và ban yến

Truyền lô là thay mặt nhà vua xướng danh những người đỗ tiến sĩ. Lễ truyền lô khởi đầu từ khoa thi đình đầu tiên của triều Nguyễn (1822), được tổ chức ở điện Thái Hòa rất long trọng (về sau có lúc truyền lô ở Ngọ Môn, là hai nơi trang trọng nhất). Vào lúc canh năm (khoảng rạng sáng), súng lệnh nổ vang rền, một tấm cờ vàng được treo lên, điện Thái Hòa thiết lễ đại triều. Các thân công và quan lại mặc lễ phục đại triều đứng chờ.

Đến giờ lễ, vua ngự ra điện Thái Hòa. Các quan lại triều đình cùng các quan giám thí (coi thi), độc quyển (chấm thi) và các viên chức trông coi việc thi sẽ cùng hành lễ theo đúng nghi thức đại triều, xong trở về quỳ ở gian thứ nhất bên trái điện tâu xin nhà vua cho truyền lô. Sau khi nhận được chỉ thị của vua, quan khâm mạng rập đầu đứng lên, đi đến dưới điện xướng to: truyền lô! Bấy giờ quan truyền lô đến hoàng án mang danh sách trúng tuyển xuống. Trước đó, các quan giám thí, độc quyển đã dẫn các tân tiến sĩ vào Văn Công thự lãnh mỗi một người một bộ áo mũ, rồi đội mũ và mặc áo đứng chờ. Quan bộ lễ dẫn họ đến sân điện, xếp hàng quỳ quay mặt về hướng điện.

Quan truyền lô cầm danh sách tân tiến sĩ rồi lần lượt xướng danh theo thứ tự. Đọc xong giao cho bộ lễ tiếp nhận. Các tân tiến sĩ làm lễ năm lạy. Thị vệ đại thần đến trên thềm điện quỳ tâu xin vua cho niêm yết bảng. Bảng vàng được đặt lên vân bàn (mâm vẽ mây), quan hộ bảng dẫn thị vệ quân lính với đầy đủ nghi trượng tán lọng, cử hành nhã nhạc, rồi mang ra cửa Hữu Đoan, sau đó gánh bảng vàng đến Phu Văn Lâu. Bảng vàng niêm yết ở đây ba ngày, sau đó giao cho Trường Quốc Tử Giám lưu trữ.

Sau lễ truyền lô là đến phần ban yến (đãi tiệc) cho các tân tiến sĩ. Khoa thi tiến sĩ đầu tiên vào năm Minh Mạng thứ ba (1822), yến tiệc được mở tại công đường bộ lễ.

Sau khi dùng tiệc xong, các tân tiến sĩ được nhận phẩm vật ban thưởng, thường là trâm hoa (hoa để cài) nhưng chia loại: vàng, bạc, lụa màu. Yến tiệc cũng như phẩm vật này chỉ mang tính tượng trưng, vì người tài thì cần sự đề cao danh tiếng hơn là vật chất ban cấp.

Vinh quy bái tổ - Hình 1

Video đang HOT

Những người đỗ đạt được dự yến tiệc do vua ban – Ảnh tư liệu

Ân tứ vinh quy

Theo Khâm định Đại Nam Hội điểu sự lệ, từ khoa thi tiến sĩ đầu tiên của triều Nguyễn (1822) đã có lệ định việc vinh quy của tân tiến sĩ, nhằm thể hiện sự trân trọng nhân tài và học vấn của triều đình. Việc vinh danh đầu tiên cho các tân tiến sĩ là cho xem hoa tại vườn ngự uyển và cưỡi ngựa dạo quanh kinh thành.

Xong việc ngắm hoa, các tân tiến sĩ lại được cấp một lọng đen, một hồ lô đen, một con ngựa kèm theo bốn lính hầu quân phục tề chỉnh. Tiếp đó, quan kinh dẫn các tân tiến sĩ cưỡi ngựa ra cửa chính đông đi ngắm phố phường xung quanh kinh thành. Xong việc trở về thì phải trả lại ngựa. Hôm sau, quan kinh lại dẫn các tân tiến sĩ vào Văn Minh điện để dâng biểu tạ ân và để vua hỏi han các tân tiến sĩ. Xong xuôi, quan bộ lễ sẽ chọn ngày tốt để các tân tiến sĩ làm lễ ở Văn Miếu.

Tân tiến sĩ được ban cấp cờ có thêu học vị đã đạt được trong khoa thi và tấm biển màu đỏ một mặt khắc hàng chữ ân tứ vinh quy, mặt kia khắc tên tuổi thứ hạng đỗ đạt. Đồng thời, triều đình lệnh cho các quan địa phương cử mười hay hai mươi quân lính binh phục đầy đủ để hộ tống tân tiến sĩ về quê. Vào năm thi tiến sĩ đầu tiên, triều đình cấp năm người phu để hầu tân tiến sĩ về làng vinh quy bái tổ. Về địa phương thì quan chức sở tại phải tổ chức một đám rước long trọng để đón tân tiến sĩ về làng. Đám rước tân tiến sĩ đi đầu có hai người cầm biển, tiếp đó tân tiến sĩ ngồi trên võng có hai người gánh, sau cùng là một người mang đồ đạc, hai bên có hai hàng lính hộ tống. Về đến làng thì được các vị chức sắc làng và dòng họ cùng dân chúng ra nghênh đón, đưa tiến sĩ về nhà thờ làm lễ bái tạ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Các tiến sĩ được ở địa phương tối đa hai tháng thì phải trở lại kinh đô Huế để chờ bổ dụng.

Người tài ắt phải được sử dụng

Tùy theo phẩm hàm, các tân tiến sĩ sẽ được bổ dụng những chức vụ tương ứng như: tri phủ, thự tri phủ, đồng tri phủ, thự đồng tri phủ… Nhưng quan trọng hơn là việc bổ dụng những người không đỗ kỳ thi hội, đó là những cử nhân với số lượng đông hơn tiến sĩ. Đây là nguồn nhân lực đã đạt chuẩn để bổ dụng vào bộ máy chính quyền cấp địa phương.

Sau khoa thi hội đầu tiên (1822), những thí sinh hỏng nếu xin về đều được chấp thuận, số còn lại nếu có nguyện vọng sẽ được cho vào học ở Trường Quốc Tử Giám để chờ khoa thi sau, hoặc sẽ được bổ dụng sau khi qua được các kỳ sát hạch do triều đình tổ chức. Đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835), vì số đỗ cử nhân còn ít nên cho 20 cử nhân trượt ở thi hội ở lại kinh học chính sự rồi được cử làm chức hành tẩu ở các bộ (giống như công việc chuyên viên ngày nay). Đến năm Tự Đức nguyên niên (1848), một số cử nhân thi trượt tiến sĩ vào học ở Quốc Tử Giám, nếu không muốn thi lại khoa sau thì sau khi học xong ba năm sẽ được cử đi hậu bổ các chức sắc ở các tỉnh (tức chờ bổ dụng, nếu một quan chức nào ngang hàm sắp về hưu hoặc sắp được thăng chức, thì về thực hành chức vụ ấy rồi thay vị trí ấy). Nếu có khuyết chức quan giáo thụ, huấn đạo (các chức quan phụ trách giáo dục của một huyện, châu, phủ…), tri huyện, tri châu… thì sẽ được bổ dụng.

Ngoài ra, từ năm Tự Đức thứ 3 (1850), sau mỗi kỳ thi hội các quan sẽ căn cứ kết quả thi của các cử nhân không đỗ tiến sĩ, lập thành danh sách, trong đó ghi rõ được bao nhiêu điểm để làm nguồn dự phòng, khi bộ máy chính quyền địa phương khuyết người thì bổ dụng…

Theo tuổi trẻ

Khoa thi... thất thủ kinh đô

Khoa thi hội năm Ất Dậu 1885 dù đã chấm xong, chọn được người đỗ tiến sĩ, nhưng triều đình chưa kịp truyền lô xướng danh thì xảy ra sự biến thất thủ kinh đô. Sĩ tử người thì theo ngọn cờ Cần Vương, kẻ xiêu tán, người về quê tiếp tục dùi mài kinh sử chờ kỳ thi sau hầu mong đỗ đạt báo đền đất nước.

...Đêm 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tức tháng 7-1885), triều đình Huế do tướng quân Tôn Thất Thuyết chủ chiến đã ra lệnh nổ súng vào tòa khâm sứ Pháp ở bờ nam sông Hương và khu Mang Cá lớn ở góc bắc kinh thành Huế, nhằm đánh úp quân Pháp, giành lại quyền tự chủ đất nước. Đến sáng hôm sau, quân Pháp phản công dữ dội. Vua quan nhà Nguyễn không kháng cự nổi, kinh đô thất thủ, quân lính và dân Huế chết la liệt. Vua Hàm Nghi rời kinh thành, xuất bôn hạ chiếu Cần Vương để kháng chiến chống Pháp.

Tiến sĩ thời loạn lạc

137 năm đã trôi qua nhưng câu chuyện vẫn như mới hôm qua. Lời kể của ông Trần Đạo Thảo, cháu nội cụ Trần Đạo Tiềm, người lẽ ra đã được xướng danh đỗ đầu tại khoa thi hội năm đó. "Nghe kể ngày xưa cụ rất hay chữ, sáng dạ và chăm học, từng ba lần thi tiến sĩ. Ở kỳ thi năm Ất Dậu 1885, cụ đỗ cao nhất nhưng kinh thành thất thủ chưa kịp tổ chức truyền lô để vinh quy bái tổ. Cụ đành bỏ về quê (ở làng Đông Lâm, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế)" - ông Thảo kể.

Theo quy định của triều Nguyễn, khoa thi cho dù đã chấm xong, xác định người đỗ đầu, đỗ thứ (đều tương đương học vị tiến sĩ) nhưng chưa tổ chức truyền lô xướng danh tiến sĩ thì vẫn chưa được công nhận đỗ đạt.

Cụ Trần Đạo Tiềm trước đó đã đỗ cử nhân tại khoa thi năm Mậu Dần (1878) dưới thời Tự Đức, lúc ông tròn 18 tuổi. Hai năm sau, tại khoa thi hội Canh Tý (1880), ông đã đậu phó bảng, được vào thi đình nhưng lại viết sót chữ nên bị truất xuống còn học vị cử nhân. Đến thời Hàm Nghi, triều đình mở khoa thi hội vào ngày 15 tháng 5 năm Ất Dậu 1885, ông lại lên kinh ứng thí. Kết quả tưởng đã nắm chắc trong tay bởi trong danh sách 13 vị đỗ năm ấy, thí sinh Trần Đạo Tiềm đỗ đầu, tức trúng cách, tương đương tiến sĩ, chỉ chờ truyền lô. Chẳng ngờ xảy ra sự biến.

Là một trong số 12 người đỗ phó trúng cách năm ấy, phó bảng thượng thư Nguyễn Văn Mại (tác giả sách VN phong sử) đã thuật lại cái ngày loạn lạc cũng đồng thời lúc công bố kết quả trong Lô Giang tiểu sử - cuốn sách chưa chính thức xuất bản của ông. Sáng 22 tháng 5 (âm lịch), Nguyễn Văn Mại cùng đồng môn Trần Đạo Tiềm đến Bộ Lễ chờ xem kết quả thi. Kinh thành hôm đó ban lệnh giới nghiêm, người qua đường chỉ lặng lẽ nhìn nhau không dám nói điều gì. Ở khắp kinh thành, từ đồn Mang Cá cho đến khu Lục bộ (khu nhà của sáu bộ thuộc nội các triều Nguyễn), hai bên các tuyến đường đều được đào hào công sự. Quân lính của triều đình trang bị gươm đao, súng ống trong thế sẵn sàng chiến đấu. Trước các trại lính, người ta chất đầy những thùng chứa cột cây chuối để phòng bị. Những đống trái bàng và mù u chất đầy khu vực quanh đồn Mang Cá nhằm bẫy quân Pháp trượt chân té ngã. Người dân lẫn các quan viên trong Thành nội lục tục di dời vợ con, di chuyển của cải về quê.

Nguyễn Văn Mại viết: "Anh Trần Ðạo Tiềm nói với ta rằng: "Xưa ông Văn Thiên Tường bái tướng (một anh hùng khí phách đời Tống trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông của Trung Hoa - PV), khi thế nước đã nguy vong mà thân gánh nặng 300 năm cơ nghiệp nhà Tống. Chúng ta đăng khoa ngày nay cũng là một sự bất hạnh vậy". Nói rồi dắt tay nhau về quê. Vào khoảng 8 giờ đêm hôm ấy bỗng nghe tiếng súng như sấm, ngó qua phía đông kinh thành lửa sáng ngập trời, đến 4 giờ sáng chỉ nghe súng tay liên tiếp như pháo nổ. Vua Hàm Nghi xuất bôn!".

Mãi cho đến bốn năm sau, khoa thi hội dưới triều đình Thành Thái đã chọn được 15 người cho vào thi đình. Tám trong số 13 người đỗ trong năm Ất Dậu chưa kịp truyền lô được triều đình "đặc cách" cho dự thi đình. Trần Đạo Tiềm có trong danh sách ấy. Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ. Có bằng tiến sĩ, ông được bổ nhiệm làm quan tri phủ Hoài Nhơn (Bình Định) trong một thời gian ngắn, rồi chuyển về kinh đô làm việc tại trường Quốc Tử Giám. Sau khi vua Thành Thái bị truất phế năm 1907, ông rất phẫn nộ và xin rút khỏi quan trường, bỏ về quê uống rượu giải sầu cho đến cuối đời. Trong thời gian dạy học của mình, Trần Đạo Tiềm để lại rất nhiều câu chuyện thể hiện sự tận tâm, tận lực với học trò, xem học trò như con cháu trong nhà. Sau này khi qua đời, 22 học trò đã cúng ba sào đất để xây mộ, lập bia cụ ở quê nhà Đông Lâm.

Khoa thi... thất thủ kinh đô - Hình 1

Ông Trần Đạo Thảo và Trần Đạo Phong, cháu cụ Trần Đạo Tiềm, bên tấm bia ghi danh tiến sĩ khoa thi năm 1889 tại Văn Miếu (Huế)

Chính sách thi thời loạn

Sau sự biến kinh đô thất thủ, nhiều địa phương trong cả nước nổi dậy đấu tranh, sĩ tử các vùng miền hưởng ứng phong trào Cần Vương chống đối triều đình Đồng Khánh cũng như quân Pháp. Tháng 8 - 1886, vua Đồng Khánh cho phép gộp chung hai trường thi Hà Nội và Nam Định thành một ở Nam Định. Kinh lược sứ Nguyễn Trọng Hợp đã đề nghị và được triều đình chuẩn y cấm toàn bộ cử nhân và tiến sĩ ở khu vực Bắc kỳ không được tập trung hoặc lai vãng khu vực trường thi, vừa nhằm đảm bảo an ninh, tránh tình trạng gạ bài thí sinh, làm loạn hoặc nhiều việc phức tạp khác.

Dù thi tại một trường nhưng thí sinh và tổ chức trường thi vẫn được phân thành hai bộ phận riêng biệt, kể cả khuôn dấu lẫn các học quan. Quyển thi của thí sinh trường Hà Nội được đóng dấu son, còn của thí sinh trường Nam Định đóng dấu chàm. Hai hội đồng chấm thi riêng và không được giao thiệp với nhau. Các quan viên cấp nhỏ lo từ phúc khảo, sơ khảo trở xuống thì chọn những người có học ở Bắc kỳ. Các quan viên từ phân khảo trở lên do Bộ Lễ chọn từ kinh đô Huế rồi triều đình phái ra. Hồi đó đường bộ từ Quảng Bình trở ra Nghệ An chưa thông do loạn lạc, triều đình cho đi bằng tàu thủy. Khoa thi hương này sau đó được tổ chức thi gộp sĩ tử Hà Nội, Nam Định và cả Ninh Bình lấy đậu 74 người.

Tình trạng tẩy chay kỳ thi lan truyền trong giới nho học, nhiều trường thi vì quá ít thí sinh không thể tổ chức được phải liên tục đình hoãn. Để tạo điều kiện dễ dàng cho thí sinh, vào tháng 10-1886 triều đình Đồng Khánh đã đề ra chính sách khá đặc biệt: cho phép thí sinh tất cả các tỉnh, kể cả kinh kỳ, đến đăng ký dự phiên sát hạch tại các vị học quan của trường thi ở nơi họ tạm trú, thay cho quy định chỉ sát hạch tại nơi ở chính của mình. Sách Đại Nam thực lục ghi lý do: "Lại năm gần đây có loạn, học trò phần nhiều tản đi ngụ ở các nơi, nếu đến kỳ khoa thi trở về không tiện, nghĩ xin như có người nào tình nguyện đi thi, đến nộp đơn ở học thần sở tại để vừa rộng cách gia ân, học trò lại được yên định"...

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc quyết tâm mở khoa thi trong thời kỳ loạn lạc cũng nhằm tạo tâm lý ổn định xã hội, góp phần thu phục lòng người vốn bất an.

Theo tuổi trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Quyền đột ngột qua đời ở tuổi 36, đồng nghiệp tiết lộ nguyên nhânĐạo diễn Nguyễn Ngọc Quyền đột ngột qua đời ở tuổi 36, đồng nghiệp tiết lộ nguyên nhân
17:58:47 02/02/2025
Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?Trấn Thành phản ứng ra sao giữa lúc Lê Giang "làm loạn"?
15:42:41 02/02/2025
Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?
17:48:21 02/02/2025
Vợ NSND Công Lý thân thiết với con trai riêng của chồngVợ NSND Công Lý thân thiết với con trai riêng của chồng
15:39:16 02/02/2025
Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi
15:20:56 02/02/2025
Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?Văn Toàn bất ngờ gọi Hoà Minzy là vợ trên mạng, có chuyện gì đây?
17:00:33 02/02/2025
"Chủ tịch showbiz" bị 4 triệu người tẩy chay vì dối trá, tặng fan ô tô rồi... đòi lại"Chủ tịch showbiz" bị 4 triệu người tẩy chay vì dối trá, tặng fan ô tô rồi... đòi lại
16:02:31 02/02/2025
Vụ ngoại tình mất mặt nhất showbiz: Nam diễn viên bị kiện ra toà còn lộ đối xử tệ với vợVụ ngoại tình mất mặt nhất showbiz: Nam diễn viên bị kiện ra toà còn lộ đối xử tệ với vợ
15:33:22 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt gặp Minh Triệu và Kỳ Duyên hẹn hò trên phố hậu đường ai nấy đi?

Bắt gặp Minh Triệu và Kỳ Duyên hẹn hò trên phố hậu đường ai nấy đi?

Sao việt

21:02:37 02/02/2025
Mới đây, cư dân mạng xôn xao lan truyền chóng mặt khoảnh khắc Kỳ Duyên và Minh Triệu cùng ngồi uống nước trên phố ở Hà Nội.
Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

Nhạc việt

20:58:37 02/02/2025
Sân khấu kết hợp của dàn nghệ sĩ Gen Z với Cái Đẹp và I m Thinking About You tại WeChoice đã chính thức lên sóng.
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột

Thế giới

20:58:20 02/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nên tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
Nỗi tiếc nuối mang tên Neymar

Nỗi tiếc nuối mang tên Neymar

Sao thể thao

20:44:24 02/02/2025
Neymar trở về Santos sau cơn ác mộng 322 triệu bảng tại Saudi Arabia. Đây phải chăng chặng cuối của một giấc mơ dang dở?
Âm mưu triệu USD của trùm giang hồ Bình 'Kiểm'

Âm mưu triệu USD của trùm giang hồ Bình 'Kiểm'

Pháp luật

20:38:32 02/02/2025
Khi đang thực hiện âm mưu bắt cóc ca sĩ, người mẫu nổi tiếng rồi khống chế cưỡng ép quan hệ tình dục và quay video bán cho các trang web khiêu dâm để thu về triệu USD thì trùm giang hồ Bình Kiểm và đàn em bị bắt.
Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải

Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải

Tin nổi bật

20:31:27 02/02/2025
Ngày 2-2, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Nam Định, chủ trì cuộc họp về kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông làm bảy người tử vong, hai người bị thương tại phường Nam Vân, TP Nam Định...
Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

Nhạc quốc tế

20:30:28 02/02/2025
Lời thú nhận vừa ngây ngô, vừa hài hước của Jennie khiến fan lấy làm thích thú. Quả thật Jennie chưa bao giờ tham gia quay dance challenge.
Nữ diễn viên Squid Game qua đời vì ung thư

Nữ diễn viên Squid Game qua đời vì ung thư

Sao châu á

20:12:34 02/02/2025
Chiều 2/2, tờ Sports Chosun đưa tin, nữ diễn viên gạo cội nổi tiếng xứ Hàn Lee Joo Sil (Squid Game) đã qua đời sau khoảng 3 tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư dạ dày.
Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng

Sức khỏe

18:35:43 02/02/2025
Sau khi chia nhau uống lọ nước màu hồng nghi là thuốc diệt chuột ngoài ruộng, 2 chị em ở Nghệ An rơi vào tình trạng nôn ói, co giật.
Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sốc: Kanye West "chỉ follow mình em" Taylor Swift, đến vợ hiện tại cũng không có đặc quyền này!

Sao âu mỹ

18:04:35 02/02/2025
Kanye West và Taylor Swift là kẻ thù không đội trời chung , nhưng nam rapper lại có hành động đặc biệt vốn trước đây chỉ dành cho vợ cũ Kim Kardashian.
Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Chuyện tình cặp đôi kết hôn với nhau lâu nhất thế giới, gần 87 năm

Lạ vui

16:47:15 02/02/2025
Herbert và Zelmyra Fisher (sống ở bang Bắc Carolina, Mỹ) là cặp đôi chung sống với nhau lâu nhất thế giới, họ làm vợ chồng trong 86 năm 290 ngày.