Vĩnh Phúc tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu
Ngày 27/11, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Lễ tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm học 2018 – 2019.
HSSV dự Lễ tuyên dương
Những năm qua, Vĩnh Phúc thực hiện nhiều chính sách quan tâm đầu tư đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào DTTS. Đến nay, các xã vùng DTTS, miền núi đều có trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS; các huyện miền núi đều có trường THPT.
Cơ sở vật chất của các trường học từng bước được đảm bảo, ngày càng khang trang, các phòng học cơ bản được kiên cố hóa, trang thiết bị dạy học được đầu tư đầy đủ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm.
Video đang HOT
Các trường học vùng DTTS và miền núi đẩy mạnh các phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt; tích cực đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, công tác giáo dục trên địa bàn vùng DTTS có chuyển biến tích cực; nhiều học sinh DTTS nỗ lực vượt khó, đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, nhiều em đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, nhiều em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
Năm học 2018-2019, Vĩnh Phúc có em 192 HSSV là người DTTS có thành tích xuất sắc trong học tập. Trong đó, có 52 học sinh thi đỗ các trường đại học đạt 20,5 điểm trở lên; 128 em đạt giải trong các kỳ thi HSG các cấp; 12 em vượt khó đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện. Tại Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của học sinh DTTS đạt cao.
Tại buổi lễ, 29 giáo viên và 192 học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm học 2018 – 2019 của tỉnh Vĩnh Phúc đã được tuyên dương, khen thưởng.
An Nhiên
Theo GDTĐ
Muốn có hạt giống đỏ cần có những vườn ươm
Trong số 120 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS tiêu biểu, xuất sắc vừa được tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, có hơn 80% các em là học sinh của khối các trường chuyên, trường nội trú và trường vùng cao Việt Bắc. Con số này đang phản ánh, môi trường giáo dục tốt là điều kiện cơ bản để các em học sinh DTTS có cơ hội phát triển và tỏa sáng.
Trưởng thành từ "ngôi nhà thứ 2"
Lên với các ngôi trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT), cảm nhận đầu tiên đó là môi trường học tập chỉnh chu, quy củ. Nơi ấy, thầy cô vừa làm công tác giảng dạy, vừa là người cha, người mẹ, người anh quan tâm, chăm sóc học sinh. Mỗi học sinh cũng xem ngôi trường như "ngôi nhà thứ 2" của mình - nơi các em học tập, sinh hoạt suốt cả tháng, thậm chí cả học kỳ - mới đến lịch về thăm bố mẹ.
Giờ học võ thuật của học sinh người DTTS Trường Phổ thông dân tộc nội trú Di Linh
Đặc biệt hơn, trái với suy nghĩ: Học sinh người DTTS thường nhút nhát, e thẹn... học sinh ở những trường nội trú, trường chuyên, dù là con em đồng bào Thái, Mông, Dao, Ơ Đu hay Cờ Ho đều rất vui vẻ, tự tin, hòa đồng với bạn bè, thầy cô. Từ bản làng heo hút, khó khăn, được xuống học tập trung ở những ngôi trường xây cất khang trang, trang thiết bị học tập đầy đủ, các em không chỉ rèn giũa tính tự lập, tinh thần chủ động mà còn có nền tảng để xây đắp ước mơ, hoài bão.
Chuyện của thầy K' Bras - giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Di Linh (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) mà tôi từng tiếp xúc là một minh chứng. Khi còn nhỏ, cậu bé người dân tộc Cờ Ho nhỏ thó, nhút nhát K' Bras chưa từng nghĩ có ngày lại đi ra khỏi thôn Ka La (xã Bảo Thuận, huyện Di Linh). Thật may mắn, năm học lớp 6, K'Bras được lên học ở Trường PTDTNT Di Linh. Đây chính là cơ hội để cậu bé K'Bras được tiếp xúc với môi trường học tập mới và mạnh dạn có những mơ ước lớn cho cuộc đời.
"Ban đầu tôi cũng rất e ngại, vì đang quen ở cùng gia đình dưới thôn làng. Nhờ có các thầy cô quan tâm, chỉ bảo; điều kiện học tập, sinh hoạt ở trường cũng rất tốt...nên tôi đã nhanh chóng thích nghi. Dần dần tôi trở lên tự tin, bạo dạn và yêu thích việc học tập hơn rất nhiều" - thầy K'Bras nhớ lại. Cũng bởi yêu ngôi trường, biết ơn những năm tháng thầy cô đã nâng cánh ước mơ cho mình nên chàng thanh niên K' Bras đã chọn thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và trở về giảng dạy, truyền cảm hứng cho các học sinh người DTTS ở chính ngôi trường mà thầy đã từng theo học.
Ươm hạt giống đỏ
Đến nay, tại 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có Trường PTDTNT. Tất cả 53 DTTS đều có con em theo học tại các ngôi trường này. Với số lượng tuyển có hạn, tiêu chuẩn lựa chọn là thanh niên, thiếu niên là người DTTS có hộ khẩu thường trú và định cư từ 3 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có học lực trung bình trở lên... không phải học sinh nào cũng có thể theo học ở những ngôi trường này. Bù lại, nếu được học tại các trường PTDTNT, các em không chỉ được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Nhà nước; mà còn được học tập ở các phòng học kiên cố, với các thầy cô giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Đây cũng là lý do khiến nhiều phụ huynh người DTTS rất tự hào khi có con em theo học ở các ngôi trường này. Với nhiều em học sinh, trường PTDTNT cũng chính là cái nôi để các em có điều kiện phát huy năng lực, kiến thức; trở thành những hạt giống đỏ đóng góp trí tuệ xây dựng bản, làng.
Thực tế cũng đã cho thấy, kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia những năm gần đây không ít giải Nhất, Nhì học sinh DTTS tại các ngôi trường PTDTNT ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc. Cùng với đó, số lượng học sinh là con em đồng bào DTTS học giỏi 3 năm liền, thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng trên cả nước cũng ngày càng nhiều. Ngoài các em trưởng thành từ những trường chuyên, trường năng khiếu; còn lại đa phần là học sinh đến từ trường PTDTNT các tỉnh. Thậm chí, nếu không có trường PTDTNT, nhiều em có lẽ đã không thể theo học lên cao. "Nhà em là hộ nghèo, có 3 anh em cùng đi học, bố mẹ cố lắm mới cho các con theo học được hết lớp 9. Năm lớp 10, nhờ được vào trường nội trú em mới có điều kiện để học hết cấp 3, rồi thi đỗ vào Trường Đại học Biên phòng. Không có sự ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước, học sinh nghèo ở vùng sâu, xa như chúng em, không biết sẽ ra sao?" - em Giàng A Thắng (làng Vùa 2, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) chia sẻ.
Phương Tú
Theo congthuong.vn
Những bông hoa ngát hương Những ngày này, cả nước tưng bừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hơn một triệu giáo viên, nhà giáo của cả nước đã được đón nhận sự tri ân của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên và toàn xã hội đối với sự nghiệp trồng người cao quý và vẻ vang. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế...