Vĩnh Phúc công bố 5 môn thi vào lớp 10
Vĩnh Phúc vừa công bố 3 môn thi trong bài tổ hợp của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021. Thí sinh thi vào trường THPT không chuyên phải thực hiện 3 bài thi với 5 môn gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Địa lý.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định về phương thức tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2020-2021.
Theo đó, đối tượng tuyển sinh vào lớp 10 là học sinh đã tốt nghiệp THCS, trong độ tuổi quy định và có nguyện vọng học chương trình THPT tại các trường THPT công lập, chương trình GDTX cấp THPT tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Đối với tuyển sinh vào các trường THPT không chuyên, thí sinh sẽ thi 3 bài: Toán (120 phút), Ngữ văn (120 phút), Tổ hợp (90 phút). Mỗi trường THPT tổ chức 1 Hội đồng coi thi. Đối với tuyển sinh vào trường THPT chuyên, ngoài 3 bài thi như học sinh THPT không chuyên, thí sinh đồng thời làm thêm bài thi môn chuyên trong thời gian 150 phút. Thí sinh dự thi 3 bài như học sinh THPT tại Hội đồng THPT nơi đăng ký học THPT (trong trường hợp học sinh không trúng tuyển vào trường THPT chuyên thì được xét tuyển là nguyện vọng 1 vào trường THPT đăng ký học), đồng thời làm thêm bài thi môn chuyên tại Hội đồng THPT Chuyên.
Cùng ngày 13/5, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã thông báo các môn thi còn lại của môn thi tổ hợp gồm 3 môn: Tiếng Anh, Vật lí, Địa lí. Đề thi của bài thi tổ hợp gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm (Tiếng Anh 30 câu, Vật lí 15 câu, Địa lý 15 câu) với thời gian làm bài 90 phút. Như vậy, các thí sinh thi lớp 10 THPT không chuyên phải thực hiện 3 bài thi với tổng số 5 môn thi gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý và Địa lý.
Lịch thi từ ngày 18-20/7. Học sinh dự tuyển vào trường THPT ngoài công lập hoặc dự tuyển vào học chương trình GDTX cấp THPT phải dự thi tại một Hội đồng thi do trường THPT tổ chức để lấy kết quả thi xét tuyển sinh.
Ngoài Toán và Ngữ văn, các thí sinh dự thi lớp 10 THPT của Vĩnh Phúc năm học 2020-2021 sẽ thi thêm các môn Tiếng Anh, Địa lý, Vật lý. Ảnh minh họa.
Để đảm bảo chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 THPT và thực hiện tốt kế hoạch phân luồng học sinh sau THCS, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng giao sở GD-ĐT quy định điểm sàn tuyển sinh vào lớp 10 chương trình giáo dục THPT và điểm sàn chương trình GDTX cấp THPT.
Tỉnh Vĩnh Phúc xét tuyển thẳng vào học THPT, GDTX cấp THPT đối với các học sinh đã tốt nghiệp THCS, trong độ tuổi quy định, thuộc một trong các trường hợp sau: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh là người dân tộc rất ít người; Học sinh khuyết tật; Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
Tỉnh cũng xét tuyển vào học THPT, GDTX cấp THPT bằng kết quả học tập ở cấp THCS đối với các học sinh đã tốt nghiệp THCS, trong độ tuổi quy định của Bộ GD-ĐT, thuộc các đội tuyển của tỉnh tham gia các cuộc thi, kỳ thi, hội thi do Bộ tổ chức hoặc Bộ phối hợp với các bộ, ngành trung ương tổ chức trong học kỳ II lớp 9 năm học 2019-2020.
Video đang HOT
Dạy, học online 'cười ra nước mắt': Khi nhan sắc cô bị đưa ra đàm tiếu
Cô giáo hết sức ngượng ngùng khi nhan sắc của mình bị bố mẹ ngồi bên máy tính của con đem ra đàm tiếu.
Cô Vương Huyền, giáo viên lớp 4 một trường tiểu học ở Hà Nội nhớ lại buổi học trực tuyến đầu tiên. 7h30 bắt đầu học môn Toán, nhưng học sinh đã vào nhóm học trước 30 phút và rôm rả trò chuyện. Có lẽ vì thời gian dài các em mới thấy nhau mà lại đông đủ các bạn như vậy.
Tò mò về hình thức học này, nên nhiều phụ huynh luôn đứng cạnh màn hình của con xì xào, cười nói, thậm chí "chen vào ngồi cùng" các con để hỏi thăm, trò chuyện như một cuộc hội ngộ lâu ngày gặp lại.
Có phụ huynh nữ vừa nói vừa cười: "Cô giáo trông béo lên thì phải, trông trẻ ra, xinh quá". Lại có phụ huynh nam chưa từng gặp cô giáo có lẽ vì nghĩ con đã tắt micro nên cũng ngó ra xem màn hình học online thế nào, và vô tư buông ra lời nhận xét: " Cô giáo con trẻ thế" rồi nhìn ra hướng của mẹ học sinh như kiểu so sánh nhan sắc giữa hai người.
Nữ phụ huynh thấy vậy tỏ thái độ không hài lòng, mỉa mai: " Thế mà ngày xưa say như điếu đổ, hay giờ có được lại chê. Chắc muốn đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà".
Trong hoàn cảnh đó, cô Huyền ngượng chín mặt nhưng không biết nói gì. Cô vờ như không nghe thấy. Qủa thực lúc cô Huyền đang rất lúng túng một phần vì phụ huynh, phần khác vì cô chưa thành thạo sử dụng công nghệ dạy học trực tuyến. Thấy phụ huynh và học sinh trò chuyện rôm rả khắp lớp học cũng không biết nên xử trí ra sao.
Giáo viên trường Dự bị đại học dân tộc trung ương tích cực tham gia dạy trực tuyến, không để học sinh bị gián đoạn việc học. (Ảnh minh họa)
Rối tung lần đầu
Gần 20 năm đứng lớp, nhưng đây là lần đầu cô Vũ Thị Hồng Nhung, giáo viên môn tiếng Việt lớp 5 ở Hà Nội dạy học qua màn hình điện thoại và máy tính.
Mặc dù đã được đi tập huấn, dùng thử các công nghệ dạy học nhưng khi bước vào buổi học đầu tiên, mọi thứ khiến cô rối tung lên. Có những tiết học cô Nhung phải mất hơn 40 phút để ổn định lớp, nhắc học sinh tắt mic không làm ồn và bật camera để cô theo dõi.
Khi tiết học bắt đầu thì phụ huynh lại liên tục nhắn " Cô ơi, tại sao con bị văng ra rồi"; "Cô ơi lớp học không vào được nữa"; "Cô ơi mạng bên cô kém quá, màn hình mờ chúng con không nhìn thấy gì"; "Cô ơi loa nói của cô rè quá, cô để gần mic vào"...
" Đến khi ổn định lớp học xong thì còn khoảng 30 phút là sẽ hết tiết, các em học sinh lại chuẩn bị rời sang lớp học trực tuyến khác. Nhiều khi cứ muốn dạy cố cho hết bài cũng không được vì cứ hết giờ là phụ huynh sẽ xin phép cô giáo cho out nhóm để kịp tiết học tiếp theo", cô Nhung kể.
Tương tự, cô Lê Bích Lan, giáo viên trường Tiểu học Tiền Châu (Vĩnh Phúc) kể, trước khi triển khai lớp học online, cô được đồng nghiệp chỉ dẫn kỹ càng, cô thấy cũng không có gì khó lắm. Nhưng tối hôm trước bắt đầu buổi học đầu tiên, cô Lan ngồi chuẩn bị các phương tiện máy tính để ngày hôm sau dạy học thì quên chỗ nọ, quên chỗ kia.
" Tôi phải cắt cử cậu con trai út học lớp 10 ngồi cạnh mẹ để chỉ dẫn cho mẹ nhớ lại các bước từ bật micro, bật camera, jack cắm chuột... Khi chuẩn bị xong các thiết bị kết nối thì tôi lại quên cách đăng nhập, tiếp tục tìm sự trợ giúp từ cô con gái lớn đang học đại học năm thứ 3", cô Lan nói.
Sau một hồi, cả ba mẹ con loay hoay mãi mới xong, cô Lan lo sốt vó đến mất ngủ vì mai họp trực tuyến và có tiết dạy đầu tiên. Đến lúc cài đặt xong thì ánh sáng trong nhà tối quá không nhìn rõ, một bóng đèn điện không đủ để chiếu sáng.
Lúc này, ông xã cô Lan xung phong cầm bóng điện chiếu sáng cho vợ "lên sóng" được rõ nét. Cả nhà nháo nhác đứng sau lưng giúp cô Lan hoàn thành buổi dạy theo mong muốn.
Các cô giáo miệt mài dạy học trực tuyến cho học sinh mỗi ngày.
Bắt đầu vào học, nhìn thấy học sinh của mình, cô Lan vui lắm nhưng cũng chỉ kịp hỏi thăm vài câu để bắt đầu tiết dạy luôn. Mọi chuyện lúc đầu quả thật vô vàn khó khăn, cứ tưởng qua được ải kỹ thuật công nghệ thông tin là xong, ai ngờ đến khi vào tiết học cả cô và trò đều "dở khóc, dở cười".
Chưa hết, khi mẹ đang giảng bài, con gái lớn phải bịt tai vì mẹ nói quá to, đến hàng xóm xung quanh nhà ai cũng nghe rõ giọng cô đang giảng bài cho học sinh.
"Khi ấy mọi người bảo tôi mới biết mình nói to như vậy. Tôi phải giải thích rằng, vì đeo tai nghe và cũng sợ nói bé học sinh sẽ không nghe rõ nên cứ cố gắng nói to rõ nhất", cô nói.
Cô Trịnh Hường, giáo viên dạy Hóa một trường THCS ở Thanh Hóa kể gặp nhiều tình huống cười ra nước mắt. Do ở vùng nông thôn nên cơ sở vật chất còn yếu kém, phương pháp học trực tuyến gặp những khó khăn nhất định, không phải nhà nào cũng có phòng riêng cho con học tập. Bố mẹ cũng không có smartphone, tiền mua máy tính cho con học.
Với cô Hường và học sinh thì ngày đầu học trực tuyến là kỷ niệm không thể quên. " Nói là con học nhưng thực tế bố mẹ cũng phải học. Bắt đầu vào lớp, tôi nghe rõ tiếng nói của phụ huynh "mở máy rồi sao không thấy ai"; "tắt cái tiếng này ở chỗ nào"; "cô giáo ơi tôi không mở được hình ảnh"; "cô giáo nói to lên cháu nghe không rõ"...", cô Hường nói.
Cô Lê Hồng Quỳnh, giáo viên trường tiểu học Tân Phượng (Phú Thọ) tâm sự, dạy trẻ lớp 1 đúng là gian nạn. Vì yêu cầu các em tắt micro để đảm bảo trật tự, nhưng đến khi cô gọi một bạn trả lời thì bạn đó lại chạy ra sân gọi mẹ vào bật micro.
Có phụ huynh đang bận việc luống cuống mãi mới vào mở micro cho con. Điều đó khiến thời gian học ngưng trệ.
Lớp học trực tuyến mùa dịch COVID-19.
Cô Quỳnh chia sẻ, nhiều lần mới mở máy tính bắt đầu buổi học online, cô giật mình vì nghe tiếng gà gáy, chó sủa inh ỏi, hóa ra nhà học sinh đó có hàng xóm đến chơi. Rồi có hôm tiếng gà kêu, tiếng trẻ con khóc ầm ĩ, cảm giác như "đang ở chợ".
Không ít phụ huynh có thời gian ngồi học cùng con nhưng liên tục giục trẻ, "kìa cô giáo gọi kìa", "trả lời đi", "kém thế", "bài này phải làm như này chứ"...
"Nghe những âm thanh như vậy tôi phì cười, nhưng cố gắng nghiêm túc trở lại để giữ lớp được ổn định. Cũng may mà tình trạng lộn xộn trong giờ học trực tuyến của các con chỉ kéo dài khoảng vài ngày, sau đó, cô giáo hướng dẫn cha mẹ, phụ huynh cần nhắc nhở nhau khi con học nên mọi thứ dần ổn định hơn", chị Hồng Quỳnh tâm sự.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Chỉ 2/3 học sinh Vĩnh Phúc được 'có mặt cùng lúc' tại trường Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc thông báo, học sinh trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ 4.5 nhưng yêu cầu mỗi buổi học không quá 2/3 số học sinh có mặt tại trường. Học sinh một trường học ở Vĩnh Phúc được đo thân nhiệt trước khi vào cổng trường trước đợt nghỉ giãn cách xã hội - ẢNH HÀ MINH...