Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch điều động, biệt phái CBQL, giáo viên
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch điều động, biệt phái cán bộ quản lý ( CBQL), giáo viên từ năm học 2017-2018.
ảnh minh họa
Theo đó, về nguyên tắc, điều động CBQL có thời gian giữ chức vụ từ 5 năm trở lên. Đối với giáo viên, điều động, biệt phái từ đơn vị có số lượng vượt quá định mức theo cơ cấu việc làm và cơ cấu bộ môn về nơi thiếu.
Việc điều động, biệt phái phải khách quan, khoa học, hợp lý, phù hợp với năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện hoàn cảnh của cá nhân, đảm ảo sự ổn định, phát triển chung của Ngành. Ngăn ngừa những biểu hiện không lành mạnh, lợi dụng việc điều động, biệt phái nhằm phục vụ mục đích cá nhân.
Về thời gian: điều động, biệt phái thực hiện trong tháng 7, 8 hàng năm. Riêng với năm học 2017-2018, công tác biệt phái thực hiện từ kết thúc học kỳ I (tháng
1/2018). Không quy định về thời gian điều động; thời hạn biệt phái không quá 3 năm.
Video đang HOT
Nếu CBQL, giáo viên có nguyện vọng chuyển công tác về đơn vị khác còn thiếu định mức CBQL, giáo viên cùng bộ môn, cần có hồ sơ xin chuyển công tác nộp về Sở (qua phòng Tổ chức cán bộ).
Theo Giaoducthoidai.vn
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nói gì về điều động giáo viên cho giải vật dân tộc?
"Xét thấy giáo viên có thể tham gia lễ hội nên chúng tôi đã trao đổi, phân công họ vào hoạt động phù hợp", ông Hoàng Minh Quân cho hay.
Vừa qua, ông Hoàng Trung - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) - đã ký văn bản số 224/PGD&ĐT ngày 11/8 về việc triệu tập giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn các đoàn về dự Giải vật dân tộc trẻ và thiếu niên toàn quốc lần thứ XIX năm 2017 được tổ chức tại huyện Tam Dương từ ngày 14-20/8.
Văn bản điều động giáo viên làm tiếp tân cho lễ hội vật tại Vĩnh Phúc.
Ngay sau khi công văn được lan truyền đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người cho rằng việc điều động giáo viên làm lễ tân cho giải vật dân tộc là bất hợp lý.
Nhiệm vụ chủ yếu của họ là đứng lớp, truyền tải kiến thức cho học sinh chứ không phải thích là điều động họ làm lễ tân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng đó là việc làm cần thiết để thể hiện trách nhiệm của công chức nhà nước.
Liên quan đến sự việc này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam - chia sẻ: "Việc điều động giáo viên làm lễ tân cho giải vật dân tộc không có gì là xấu. Đây là lễ hội thể hiện nền văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên, điều chúng ta cần lưu ý là công việc phải phù hợp với năng lực của giáo viên, tránh gây cho họ sự ức chế và luôn luôn đảm bảo phải tôn trọng họ. Quan điểm của cá nhân tôi thì việc điều động giáo viên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của địa phương như vậy là cần thiết.
Bên cạnh đó, về phía địa phương phòng GD&ĐT khi ra công văn cũng cần giải thích rõ ràng cho giáo viên để tránh những hiểu lầm. Nhất là vừa qua xảy ra vụ việc giáo viên 'tiếp rượu' ở Hà Tình khiến nhiều người bức xúc.
Về phía giáo viên, nếu thấy không hợp lý, năng lực chưa đáp ứng có thể thẳng thắn chia sẻ cùng các cấp lãnh đạo".
Cũng liên quan đến sự việc đang gây tranh cãi này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - cho biết: "Theo quan điểm của cá nhân tôi, nếu chỉ điều động làm nhân viên đón tiếp, hướng dẫn khách mời tham dự lễ hội thì là bình thường. Không chỉ giáo viên mà bất cứ công dân nào cũng nên làm việc đó. Bởi lẽ, nó thể hiện tinh thần gắn kết và trách nhiệm của công dân.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nhân viên lễ tân phải đúng là nhân viên lễ tân, tránh để xảy ra sự việc giáo viên "tiếp rượu" cho quan khách tại Hà Tĩnh vừa qua gây bức xúc dư luận".
Nói về sự việc, ông Hoàng Minh Quân - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc - cho hay: "Giải vật dân tộc trẻ và thiếu niên toàn quốc 2017 được tổ chức và do Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì.
Vì năm học mới chưa bắt đầu, xét thấy giáo viên có thể tham gia để tỉnh nhà tổ chức lễ hội một cách trọn vẹn nên Ban tổ chức có trao đổi cùng lãnh đạo các cơ sở giáo dục trong địa bàn phân công các giáo viên tham gia các hoạt động phù hợp.
Việc điều động của Phòng GD&ĐT huyện Tam Dương lần này khác hẳn vụ việc xảy ra ở Hà Tĩnh vào tháng 11/2016 vừa qua. Tôi khẳng định giáo viên chỉ điều động làm lễ tân, đón tiếp khách mời cho lễ hội".
Trước đó, xảy ra sự việc một số giáo viên tại thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) bị điều động tham gia phục vụ lễ tân cho Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh.
Ngay sau khi liên hoan, các giáo viên này phải đến nhà hàng để ăn uống, tiếp bia rượu và hát hò cùng khách mời khiến nhiều người bức xúc.
Theo Hoàng Thanh / Infonet