Vĩnh biệt thầy của những bậc thầy
Gần trưa 3/2, mấy đồng nghiệp đã liên tiếp gọi điện thoại bằng một giọng thảng thốt, buồn thương, báo cho tôi biết tin giáo sư – nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn vừa mới từ trần.
Tôi thật sự bàng hoàng, vì mới đây – những ngày giáp Tết Nhâm Thìn, tôi và hai bạn văn Vu Gia – Nguyễn Thanh Văn còn đến thăm, chúc tết thầy. Chúng tôi mừng vì thầy tuy ngồi xe lăn nhưng hồng hào, tỉnh táo. Càng mừng hơn vì thầy được vợ chồng cháu Hoa Qui – con trai và con dâu thầy, chăm sóc chu đáo, chí tình. Thầy trò chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Xin phép thầy để ra về, thầy còn lưu giữ để tiếp tục câu chuyện – chuyện thơ, chuyện đời, chuyện dạy học… Mới đấy, có hơn mười ngày, vậy mà hôm nay chúng tôi phải vĩnh biệt thầy.
(trái) tại lễ thượng thọ 90 tuổi của giáo sư được tổ chức ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
73 năm dạy học
Dù biết ở tuổi 95 (1918-2012) thầy thuộc thế giới những người đại thọ, nhưng với quan hệ thầy trò gắn bó đã 56 năm, lòng riêng tôi không tránh được nỗi đau xót. Tâm trạng ấy chắc chắn không phải chỉ của riêng tôi, mà là của hàng trăm ngàn người đã được học thầy suốt 73 năm qua, từ năm 1939, lúc thầy dạy Trường tiểu học Bảo An – rất gần nơi chôn nhau cắt rốn của thầy (thôn Bào Đông, xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Trong lịch sử giáo dục của dân tộc ta, có ai đạt đến tuổi nghề cao như thế không?
Từ điểm xuất phát ban đầu khiêm tốn ấy, thầy lần lượt được tổ chức tín nhiệm giao cho những nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn: dạy trung học trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954), biên soạn sách giáo khoa (1955-1957), dạy đại học (từ năm 1958) và trên đại học (từ năm 1973). Thầy đã lãnh đạo khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong 15 năm liền (1963-1978), nhưng rồi thầy đã từ chối chức vụ hiệu trưởng nhà trường và chuyển vào giảng dạy tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Đến tuổi hưu, thầy vẫn tiếp tục nhận lại lời mời của trường, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, đồng thời làm hiệu trưởng một trường tư thục nổi tiếng có tới hơn 6.000 học sinh – Trường trung học phổ thông Nguyễn Khuyến. Càng gần gũi, hiểu thầy, chúng tôi càng quý trọng thầy về nhiều phương diện.
Thầy đã nêu gương sáng về công phu học tập – tự học thật lặng lẽ, kiên trì và quyết liệt. Tự học để đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài triết học năm 1945. Tự học để chiếm lĩnh những tri thức khoa học liên ngành, cần thiết cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học. Tự học để từ cái vốn chữ Nho ít ỏi được người cha truyền dạy thuở ấu thơ và trình độ tiếng Pháp còn hạn chế của bậc cao đẳng tiểu học để rồi nắm vững hai ngôn ngữ quan trọng bậc nhất ấy, tạo đà cho việc nghiên cứu văn học cổ, soạn hàng ngàn trang giáo trình Hán Nôm và chuyển ngữ (hoặc góp phần chuyển ngữ) hàng chục tác phẩm kinh điển của V.Hugo, H.Balzac, A.Dante, Lỗ Tấn.
Người thầy tinh tế và tài hoa
Cũng như nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng khác, từ lâu thầy đã hình thành cho mình sự gắn kết cần thiết giữa giảng dạy và nghiên cứu. Tính đến nay thầy đã cho công bố 46 công trình. Thầy tinh tế và tài hoa trong bình và giảng văn (Những bài giảng văn ở đại học – 1982, Bình thơ xuân – 1986, Đến với thơ hay – 1997…). Thầy là đồng tác giả của bộ Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam dày hơn 1.000 trang, gồm ba tập (1958). Thời kỳ làm chuyên gia ở ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), thầy viết và cho xuất bản tại chỗ bộ sách Một số vấn đề về lịch sử văn học Việt Nam (1961). Các tác gia lớn của văn học cổ điển như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến… được thầy quan tâm đặc biệt trong nhiều công trình dày dặn.
Video đang HOT
Lễ viếng giáo sư – nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn bắt đầu từ chiều 3-2 tại tư gia ở địa chỉ nhà 68 đường A4, khu K300, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM. Lễ động quan sẽ được tổ chức lúc 7g30 ngày 6-2, sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trên cơ sở “thâm canh” ấy, thầy đã có hai chuyên luận mang tính khái quát cao: Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam (1996), Quy luật phát triển của lịch sử văn học Việt Nam (1998). Bộ Lê Trí Viễn toàn tập (2006) gồm bảy cuốn, non 6.000 trang khổ lớn là tập đại thành của những ngày thầy miệt mài bên bàn viết, kể cả 15 năm làm chủ nhiệm khoa văn – một khoa lớn, đông hàng ngàn sinh viên – trong đó có non 10 năm sơ tán hết lên núi rừng Việt Bắc lại về với đồng ruộng Hưng Yên.
Se la môt thiêu sot nêu không đê câp những thanh công cua thây trong lĩnh vực sang tac. Hang chuc truyên ngăn đăng trên cac tap chi văn nghê cua Liên khu 4 (Thương nư, Nui che măt trơi, Trương hoc Lương Sơn Bac…), qua đo có thể thây niêm vui va long tin cua tac gia trước “chât lang man va khi phach Việt Nam khang chiên”. La môt người thiên vê sông nôi tâm, thây thường tim đên vơi thơ ca. Nhưng câu thơ co khi rât tai hoa:
Đêm Thuy Kiêu sang nha Kim Trong
Nguyên Du tăt bơt trăng va văn thâp ngon đen
Anh đên vơi em đêm thân tiên ây
Trăng vơi đen chênh choang hơi men.
Không it bai thơ lai co y vi khac – chân môc, lăng đong lai ngân vang rât sâu. Chăng han, trong dip thây đưa ca đai gia đình tư TP.HCM va Hà Nội vê thăm quê hương. Quê đây, nhưng nha đâu, me gia tân tao nơi đâu… ơ tuôi 86, thây đã nghen ngao xuc đông:
Co quê ma chăng co nha
Đanh đem giâc ngu gửi ba con thôi
Nưa đêm sưc tinh bôi hôi
Me ơi, con chêt nưa người, me ơi!
Tac gia cua những câu thơ thâm đâm nghia tinh ây, nha nghiên cứu uyên bac va cân trong ây, nha giao hêt long vi hoc tro ây – giáo sư – nhà giáo nhân dân Lê Tri Viên, giơ đây đã thanh người thiên cô. Binh tinh nghi lai, đung như Nguyên Công Trư đã viêt, đo la “Nhân sinh tư cô thuy vô tư” (Ngươi đơi tư xưa ai ma không chêt). Nhưng điêu quan trọng hơn, có thể tin thây tôi cũng như cac hoc gia kha kinh tiên bôi đã qua đơi se tiêp tuc hiên diên trong cuôc sông hôm nay, ân cân nhăc nhơ chi dân cac thê hê tri thưc lôi sông, cach sông va ly tương sông, bơi vi thầy đã “lưu đăc đan tâm chiêu han thanh” (côt được tâm long son lưu truyên sư xanh).
Theo Trần Hữu Tá
Tuổi Trẻ
Cán sự lớp môn Toán, vào chung kết Olympic tiếng Anh
Cùng nghe học sinh chuyên Anh, Amsterdam lọt vào top 24 kỳ thi Olympic tiếng Anh THPT Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh "đỉnh".
Ngày 25/12 cuộc thi Olympic tiếng Anh khối THPT toàn thành phố Hà Nội do Apollo English phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội tổ chức diễn ra khá căng thẳng với 4020 thí sinh đến từ 100 trường THPT trên địa bàn thành phố.
Khi nhận được thông báo là một trong 24 gương mặt xuất sắc lọt vào thi chung kết, bạn Đàm Ngọc Kim Anh, lớp 11 Anh 1 và Phạm Hoàng Sơn, lớp 10 Anh 2 tỏ ra khá bất ngờ vì trước khi đi thi Kim Anh và Sơn đều không đặt quá kỳ vọng vào kỳ thi này, đi để thử sức mình.
"Cán sự môn Toán" nhưng vẫn học giỏi Anh
Sáng nay khi nhận được thông báo được vào vòng chung kết với tổng điểm 96/100, Phạm Hồng Sơn khá bất ngờ và vui mừng bởi trước khi đi thi Sơn khá thoải mái và không đặt bất cứ mục tiêu nào mà chỉ định thi cho biết. So với các kỳ thi trước đó, Sơn thấy lần này thoải mái hơn rất nhiều.
Phạm Hồng Sơn (10 Anh 2, chuyên Amsterdam) bất ngờ khi nhận được thông báo là một trong 24 thí sinh lọt vào vòng chung kết Olympic tiếng Anh 2011
Nói về đề thi vòng sơ loại vừa rồi, Sơn cho biết: "Có nhiều câu dễ, nhưng cũng có một vài câu khó. Lúc thi xong mình không nghĩ được điểm cao như thế vì cả lớp có đến 20 - 30 bạn thi chưa kể lớp Anh 1 và các anh chị khóa trên cùng trường".
Sơn khiêm tốn nói rằng trong 4 kỹ năng, khả năng nói của Sơn là khá nhất bởi hàng ngày Sơn vẫn thường xem các kênh nước ngoài đặc biệt là chương trình Discovery bởi có nhiều hay và bổ ích về khoa học mà Sơn chưa biết. Mặc dù môn chuyên là tiếng Anh nhưng Sơn lại có sở trường học Lý, Hóa và ước mơ sau này trở thành một nhà nghiên cứu khoa học.
"Mình chỉ dành một tiếng đồng hồ mỗi ngày để học tiếng Anh, còn lại là dành cho các môn tự nhiên, bởi mình có tình yêu đặc biệt với nó mà" - Sơn chia sẻ.
Được biết, trong lớp Sơn là người khá trầm tính. Nhận xét về người bạn học đều tất cả các môn này, Hương (bạn cùng lớp) nói: "Trong lớp bạn Sơn là người khá lặng lẽ, ít nói, nhưng rất hòa đồng với mọi người. Bạn ấy là "cán sự lớp" môn Toán đấy ạ!". Sơn là người học giỏi môn Toán nhất lớp.
Sơn nói sẽ không chuẩn bị nhiều cho kỳ thi chung kết vào ngày 8/1 sắp tới, nhưng bạn quyết tâm sẽ thi hết sức của mình để đạt kết quả cao nhất.
Vừa thi Quốc gia, vừa thi Olympic tiếng Anh
Đàm Ngọc Kim Anh (11 Anh 1, trường THPT Amsterdam) biết đến cuộc thi Olympic toàn thành phố khi có thông báo đến từng lớp. Vì trường không tổ chức thi Olympic và ngay từ lớp 5 Kim Anh có thi Olympic của Apollo tổ chức nên năm nay muốn thử sức xem thế nào.
Vào thi với tâm lý khá thoải mái vì Kim Anh cũng đã tham gia khá nhiều cuộc thi trước đó, nên sau khi thi Kim Anh tự đánh giá được 80/100 điểm không nghĩ là mình sẽ được vào vòng tiếp theo. Nhưng cuối cùng đạt kết quả 97/100 đứng đầu danh sách top 24.
Cuộc thi Olympic tiếng Anh do Apollo tổ chức thu hút 4020 học sinh ở 100 trường THPT trên địa bàn Hà Nội.
Hỏi về sự chuẩn bị cho cuộc thi chung kết sắp tới, Vân cười tươi trả lời: "Mình cũng không chuẩn bị gì nhiều, chắc là sẽ bỏ thời gian để luyện nghe hơn bởi nghe của mình cũng không tốt lắm. Và không hy vọng quá nhiều vào kết quả, chỉ cố gắng hết sức mình thôi".
Trong các phần thi tiếng Anh vừa rồi, Kim Anh mặc dù lợi thế phần viết nhưng cũng thấy "mắc" bài điền từ. Được biết, tuần sau Kim Anh là một trong 2 học sinh lớp 11 Anh 1 thi Quốc gia tiếng Anh, nên hiện giờ Kim Anh cũng đang gấp rút tập trung ôn thi tiếng Anh nhiều hơn bình thường.
Bật mí về kỹ năng học tiếng Anh, Kim Anh khiêm tốn nói: "Mình có thói quen đọc nhiều sách tiếng Anh, chủ yếu là sách Văn học. Qua những lần đọc đó, mình tìm ra các cấu trúc, đoán từ và nhớ nghĩa từ thông qua ngữ cảnh để lần sau đọc sẽ nhớ hơn". Gần như đọc sách và học tiếng Anh hàng ngày trở thành thói quen của cô bạn này chứ không phải là bắt buộc như một môn học nữa.
Theo PLXH
Gương mặt teen giành giải "Quả cầu vàng" 2011 Nguyễn Vương Linh sinh năm 1993 là gương mặt trẻ tuổi nhất vừa được Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trao giải thưởng "Quả cầu vàng" năm 2011. Ngày 29/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao giải thưởng "Quả cầu Vàng 2011" cho 10 cá nhân trẻ có thành tích trong học tập, công tác, nghiên cứu mang lại...