Vĩnh biệt biểu tượng của tự do và chống phân biệt chủng tộc tại Nam Phi
Ngày 22/7, Tổng thống Nam Phi thông báo ông Andrew Mlangeni, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc, biểu tượng của đấu tranh giành tự do và là bạn vong niên từng ngồi tù với cựu Tổng thống nước này Nelson Mandela, đã qua đời ở tuổi 95.
Nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc Nam Phi Andrew Mlangeni đã qua đời ở tuổi 95. Ảnh: AFP
Ông Mlangeni là người cuối cùng trong số các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc bị xét xử trong phiên tòa Rinovia năm 1963-1964. Ông qua đời tại một bệnh viện quân y ở thủ đô Pretoria ngày 21/7.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của ông Mlangeni.
Video đang HOT
Sinh ra tại thị trấn Soweto, thành phố Johannesburg, ông Mlangeni gia nhập lực lượng trẻ tuổi của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Khoảng 10 năm sau đó, ông nằm trong những nhóm đầu tiên của lực lượng chiến sĩ giải phóng được AND cử ra nước ngoài để huấn luyện quân sự. Hai năm sau đó, ông về nước và đã bị bắt.
Trong phiên tòa nổi tiếng Rivonia kéo dài tới 8 tháng – vốn được coi là sự tàn bạo của hệ thống pháp luật của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi, ông Mlangeni bị xét xử cùng với nhà lãnh đạo lỗi lạc Mandela và một số nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc khác.
Tại phiên tòa lịch sử này, ông Mlangeni đã bị kết án 26 năm tù giam và nhiều năm bị giam cầm cùng với cựu Tổng thống Mandela và hai nhà hoạt động nổi tiếng khác là ông Ahmed Kathrada và ông Dennis Goldberg trên đảo Robben, thành phố Cape Town.
Ông được trả tự do vào năm 1989.
Sau khi chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, ông Mlangeni là nghị sĩ giai đoạn 1994-1999.
Đảng ANC mô tả ông Mlangeni là một trong những chiến sĩ đấu tranh kiệt xuất của Nam Phi, luôn kiên định trong cuộc tranh đấu đòi tự do. Tuyên bố của ANC nhấn mạnh: “Tử thần đã cướp đi của người dân Nam Phi một trong những người con lỗi lạc nhất, người luôn đặt tự do của người dân lên trên cuộc sống và sự an vui của bản thân”.
Phương Oanh (TTXVN)
Thái Lan phân loại đối tượng người nước ngoài dự kiến được nhập cảnh
Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, Thái Lan hy vọng sẽ nới lỏng một số hạn chế phòng dịch đối với người nước ngoài nhập cảnh vào nước này.
Hôm nay (22/6), Người phát ngôn Trung tâm Quản lý tình hình Covid-19 của Chính phủ Thái Lan, ông Taweesilp Visanuyothin cho biết, quốc gia Đông Nam Á này có kế hoạch cho phép phân loại 7 đối tượng người nước ngoài vào nước này, trong đó có 2 nhóm chính.
Thái Lan có kế hoạch cho phép phân loại 7 đối tượng người nước ngoài vào nước này. Ảnh minh họa: Bangkok Post.
Nhóm đầu tiên gồm 4 đối tượng đã khảo sát nhu cầu, phải cách ly khi nhập cảnh, đó là: Doanh nhân và nhà đầu tư (đã có khoảng 700 người đăng ký); lao động tay nghề và người làm xuất nhập khẩu cần kiểm tra các nhà máy hoặc vì các mục đích kinh doanh cụ thể (khoảng 22.000 người đã đăng ký); người nước ngoài kết hôn với người Thái, hoặc người có thẻ thường trú tại Thái Lan (khoảng 2.000 người đã đăng ký); và khách nhập cảnh vì mục đích y tế và chăm sóc sức khỏe (khoảng 30.000 người đã đăng ký).
Nhóm còn lại gồm 3 loại đối tượng sẽ không cần phải cách ly khi nhập cảnh, gồm: Doanh nhân tới Thái Lan trong thời gian ngắn, sẽ được bố trí khu cách ly riêng và sàng lọc chi tiết trước và khi đến sân bay tại Thái Lan; Khách do Chính phủ Thái Lan mời dự các nghi lễ hoặc hội thảo cụ thể; Khách tới từ các quốc gia đã kiểm soát được dịch Covid-19 để thúc đẩy, tạo "bong bóng" khách du lịch nước ngoài.
Theo Người phát ngôn Trung tâm Quản lý tình hình Covid-19 của Chính phủ Thái Lan, các quốc gia Thái Lan có thể mở cửa du lịch trong thời gian tới là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung tâm Quản lý tình hình Covid-19 sẽ thảo luận chi tiết và sẽ trình lên Nội các nước này quyết định. Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, Thái Lan hy vọng sẽ nới lỏng một số hạn chế phòng dịch đối với người nước ngoài nhập cảnh vào nước này.
Về tình hình dịch bệnh Covid-19, hôm nay (22/6), Thái Lan ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới là công dân hồi hương từ Ấn Độ, đánh dấu ngày thứ 28 liên tiếp không ghi nhận thêm trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Cột mốc 28 ngày đối với lây nhiễm trong cộng đồng là khá quan trọng do 4 tuần được cho là khoảng thời gian tối đa để virus gây bệnh Covid-19 có thể tồn tại trong cơ thể một người mà không biểu hiện triệu chứng.
Thái Lan thông qua bốn gói hỗ trợ người dân khó khăn do dịch Covid-19 Chiều 16-6, Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt bốn gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Gần 8,4 triệu người dân Thái đủ điều kiện hưởng hỗ trợ từ bốn gói tài chính này. Người dân Thái xếp hàng nhận trợ cấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông thôn. (Ảnh: Bangkok...