VinBrain lọt chung kết cuộc thi ‘Thử thách ứng phó với đại dịch’
Đội ngũ VinBrain tại Mỹ đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi toàn cầu “ Thử thách ứng phó với đại dịch” do XPRIZE và Cognizant tổ chức, với giải thưởng lên đến 500.000 USD.
Được phát động vào tháng 11/2020, cuộc thi “Thử thách ứng phó với đại dịch” hướng đến khai thác sức mạnh của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để dự đoán tỷ lệ lây nhiễm Covid-19. Thông qua trí tuệ nhân tạo, các đội đề xuất kế hoạch can thiệp dành cho các chính phủ, cộng đồng và tổ chức khu vực với mục tiêu khống chế dịch khi mở cửa lại nền kinh tế.
Các đội tham gia cần đưa ra những khuyến nghị nhằm đạt mục tiêu “kép”: Mở cửa lại xã hội một cách an toàn, hạn chế tác động tiêu cực đến kinh tế, đồng thời giảm thiểu khả năng bùng phát của virus SARS-CoV-2.
Trong tổng số 104 đội đến từ 28 quốc gia ở vòng bán kết, chỉ có 48 đội của 17 quốc gia được chọn vào chung kết. Quá trình tuyển chọn dựa trên đánh giá của ban giám khảo độc lập về mô hình AI – dự đoán tốc độ và mô hình lây nhiễm Covid-19 của các đội.
Được dẫn dắt bởi ông Mudit Jain – Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Phát triển Sản phẩm của VinBrain tại Mỹ, Vinteam đã sáng tạo giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo chẩn đoán các trường hợp nhiễm Covid-19 và đưa ra phương án can thiệp.
Ông Mudit Jain – Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Phát triển Sản phẩm của VinBrain tại Mỹ.
Video đang HOT
Trên thực tế, các quốc gia và lãnh thổ khác nhau có mô hình lây nhiễm khác nhau, dẫn đến phương án can thiệp có hiệu quả ở khu vực này có thể kém hiệu quả ở chỗ khác. Đội ngũ VinBrain đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề bằng cách xây dựng mô hình AI riêng biệt cho từng khu vực, thông qua đó dự đoán chuỗi thời gian lây nhiễm Covid-19 tại nơi đó.
Đội Vinteam đã phát triển giải pháp này dựa trên kỹ thuật dịch tễ học truyền thống được gọi là mô hình SEIR. Kỹ thuật này được mở rộng, tích hợp với trí tuệ nhân tạo thành một mô hình động thay vì cách tiếp cận tĩnh truyền thống.
Để đào tạo các mô hình AI của mình, đội sử dụng các tính năng/dữ liệu có sẵn về nhân khẩu học, cơ sở hạ tầng y tế và các chỉ số kinh tế. Một tính năng đặc biệt mà Vinteam sử dụng là chỉ số di động của Google Maps được thu thập từ điện thoại Android trên toàn thế giới theo cách ẩn danh và bảo mật. Thông qua đó, mô hình có thể đo lường dịch chuyển của dân cư ở những khu vực công cộng như công viên, bệnh viện, nơi làm việc, cửa hàng tạp hóa, nhà ga, sân bay… Một tính năng khác là dữ liệu xu hướng tìm kiếm triệu chứng nhiễm Covid-19 được tổng hợp ẩn danh và truy vấn tìm kiếm phổ biến trên Google liên quan đến triệu chứng nhiễm bệnh.
Vinteam xây dựng các mô hình AI riêng biệt cho từng khu vực để dự đoán chuỗi thời gian lây nhiễm Covid-19.
Ban giám khảo độc lập của cuộc thi đã chọn Vinteam vào vòng chung kết dựa trên sự chính xác của các mô hình AI và khả năng diễn giải dự đoán của giải pháp. Ngoài ra, cách tiếp cận giải pháp này có thể sử dụng cho nhiều mô hình ứng phó với đại dịch khác trong tương lai.
Ông Amir Banifatemi – Giám đốc Tăng trưởng và Đổi mới của XPRIZE cho biết: “Chúng tôi đặt mục tiêu tối đa hóa sức mạnh của sự hợp tác, cạnh tranh và đổi mới, để đẩy nhanh những giải pháp có thể được áp dụng cho Covid-19 và các đại dịch trong tương lai. Trong một khoảng thời gian ngắn, cuộc thi đã có những kết quả đáng khích lệ, phản ánh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ xã hội”.
Đơn vị tổ chức “Thử thách ứng phó với đại dịch” là XPRIZE – tổ chức phi lợi nhuận thế giới về thiết kế và phát động các cuộc thi nhằm giải quyết những thách thức lớn của nhân loại. Bên cạnh đó là Cognizant, được xem là một trong 15 công ty biểu tượng của Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng quy trình kinh doanh và tư vấn hợp tác cho một số đơn vị thành công trên thế giới. Các nhà tổ chức hy vọng cuộc thi sẽ thúc đẩy việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu trong giải quyết những thách thức nhân đạo khác. Cuộc thi sẽ công bố kết quả vào cuối tháng 2/2021.
VinBrain là công ty công nghệ thuộc Tập đoàn VinGroup, với tầm nhìn trở thành công ty AI nổi tiếng thế giới trong ngành y tế và mang AI, IoT vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Công ty thu hút đội ngũ chuyên gia AI có chuyên môn về học máy, thị giác máy tính, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phát triển sản phẩm và dịch vụ ở quy mô lớn. Các chuyên gia AI của VinBrain đến từ nhiều nước như Việt Nam, Australia, Hàn Quốc và Mỹ.
Học lái xe trong mô hình AI 'nở rộ' ở Trung Quốc
Đối với một số học viên tại các trường dạy lái xe áp dụng công nghệ đặc biệt ở Trung Quốc, việc học lái xe giờ đây tương tự như chơi một trò chơi điện tử.
Trình mô phỏng lái xe hỗ trợ AI của dự án Lazy Cat
Tại Guangshen Driving Training Group, một trong những trường đào tạo lái xe lớn nhất ở trung tâm công nghệ Thâm Quyến, học viên đăng ký các buổi học rất đơn giản bằng cách quét mã QR. Trong quá trình học, học viên không cần phải đi ra ngoài thực hành với phương tiện thật, mà chỉ cần ngồi trong trình mô phỏng giống như trò chơi đua xe thời xưa, sau đó điều hướng các mô phỏng 3D thực tế về con đường, đèn giao thông, vạch qua đường cho người đi bộ và thậm chí cả cây cối, tòa nhà trên màn hình cong lớn. Ngoài ra, học viên cũng có thể được mô phỏng việc lái xe dọc theo các tuyến đường khác nhau, trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
Lazy Cat, dự án trí tuệ nhân tạo (AI) tự phát triển nói trên, được khởi động từ tháng 6.2020, theo South China Morning Post . Dựa trên dữ liệu thu thập được từ những chiếc xe thử nghiệm thực tế, mô phỏng AI sẽ tùy chỉnh kế hoạch đào tạo dựa trên hiệu suất của người dùng tại mỗi phiên. "Chúng tôi đang sử dụng công nghệ để chuyển đổi phương pháp đào tạo truyền thống, tiết kiệm năng lượng, cắt giảm chi phí nhiên liệu, nhân công và các loại chi phí thuê khác", Li Zhen, Tổng giám đốc Guangshen, nói.
Ding Haifeng, một trong số hàng ngàn học viên của Lazy Cat, cho biết anh đã dành hai giờ đào tạo với thiết bị mô phỏng và 10 giờ nữa trên ô tô thật trước khi vượt qua bài kiểm tra kỹ năng cơ bản. "Tôi cảm thấy nó giống hệt một chiếc ô tô thật. Không có gì khác biệt, ly hợp, ga, phanh, mọi thứ vẫn như cũ. Điều khó chịu duy nhất là khi nhìn chằm chằm vào màn hình trong một thời gian dài, đôi mắt của tôi sẽ hơi mỏi", Ding Haifeng nói.
Guangshen là một trong số các trường trong ngành đào tạo lái xe của Trung Quốc tiên phong đón nhận và áp dụng AI. Theo Hiệp hội Giao thông và Xa lộ Trung Quốc, trung tâm đào tạo này trị giá 140 tỉ nhân dân tệ (khoảng 21,7 tỉ USD) vào năm 2019. Guangshen hiện điều hành 3 trường đào tạo lái xe truyền thống và đã mở 8 trung tâm đào tạo AI với gần 300 mô phỏng đào tạo lái xe tại trung tâm các thành phố lớn của Trung Quốc vào cuối năm ngoái. "Đào tạo lái xe từng là một ngành rất truyền thống, không có nhiều công nghệ liên quan. Nhưng hiện nay, đào tạo lái xe bằng AI về cơ bản đã là xu hướng trên toàn quốc", Liu Chuchua, giám đốc marketing của Guangshen, nói.
Carshow Drriving Training School, một trường đào tạo lái xe khác có 9 trung tâm hỗ trợ AI ở các khu vực khác nhau tại Thâm Quyến, đã đưa ra một phiên bản cập nhật mô phỏng những chiếc ô tô và giáo viên hướng dẫn lái xe bằng robot. Theo tờ Nanfang Daily , đến nay đã có hơn 5.000 người tốt nghiệp các lớp học lái xe AI của trường. Trong khi đó, Eastern Pioneer Driving School cũng tiến hành đào tạo lái xe thông minh tại tỉnh Vân Nam, kết hợp thêm tai nghe VR để mang lại trải nghiệm phong phú cho người học.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều trung tâm đào tạo lái xe AI này lại nằm ở các trung tâm thành phố có mật độ dân số cao. "Hiện tại, thật sự không thể mở các địa điểm đào tạo truyền thống ở trung tâm thành phố vì không còn đất trống với diện tích lớn như vậy. Ngay cả khi có thì tiền thuê cũng sẽ rất cao", Li Zhen, Tổng giám đốc Guangshen, cho hay. Theo bà Li Zhen, chỉ có khoảng 20 ô tô đào tạo có thể thực hành trong một trung tâm dạy lái xe truyền thống rộng 3.000 mét vuông, trong khi Guangshen có thể lắp hơn 60 thiết bị mô phỏng lái xe AI trong không gian nhỏ hơn rất nhiều, khoảng vài trăm mét vuông. Điều này khiến công nghệ cao trở thành lựa chọn có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn.
Tiết kiệm chi phí lao động và thiết bị cũng là lý do đằng sau việc tập trung vào các dự án dạy lái xe thông minh kể trên. Các mô phỏng AI có giá khoảng 30.000 - 40.000 nhân dân tệ mỗi chiếc, trong khi đó giá một ô tô huấn luyện truyền thống vào khoảng 120.000 nhân dân tệ, chưa tính chi phí nhiên liệu. Ngoài ra, chỉ cần hai hoặc ba nhân viên là có thể hướng dẫn cho 14 mô phỏng cùng một lúc, nhưng trường dạy lái xe truyền thống sẽ cần phải có số lượng giáo viên phù hợp với từng nhu cầu, loại xe cụ thể.
Song, mặc dù có nhiều ưu điểm cho các nhà điều hành trung tâm dạy lái xe, nhưng tác động của mô hình mô phỏng AI đối với người làm nghề đào tạo có thể sẽ không tích cực như vậy. "Phần mềm và thiết bị được hỗ trợ bởi AI sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, và cũng là công cụ tiếp thị tốt cho các công ty đào tạo lái xe. Nhưng điều này có thể đe dọa sinh kế của những người hướng dẫn lái xe. Tất cả giáo viên hướng dẫn lái xe đều phản đối dự án AI vì nó sẽ thay thế họ", Sun Mingchun, nhà kinh tế trưởng của Haitong International Securities Group, nói.
Đối diện với vấn đề này, Tổng giám đốc Guangshen Li Zhen trả lời rằng đây là thách thức lớn nhất trong ngành, "nhưng sự tiến bộ của công nghệ là điều không ai có thể ngăn cản và không chỉ có chúng tôi là người duy nhất đang làm điều này".
Khi công nghệ phát triển, tác động đối với các trường đào tạo lái xe truyền thống là rất lớn. "Các công ty dạy lái xe truyền thống có lợi thế riêng của họ, nhưng họ cũng có thể dễ dàng bị thay thế bởi công nghệ mới. Nếu không sẵn sàng tiếp nhận các công nghệ mới như AI, họ có khả năng sẽ bị đào thải trong tương lai", Sun Mingchun nói.
AI của Microsoft hoạt động tốt hơn con người Sau những đầu tư mạnh vào các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) với chuyên môn về hiểu ngôn ngữ tự nhiên (NLU), Microsoft cho biết mô hình AI của họ đã vượt trội hơn con người trong các điểm chuẩn SuperGLUE. Các dịch vụ như Bing hay Office sẽ hưởng lợi từ mô hình AI của Microsoft Theo Neowin , SuperGLUE...