Vinatex: Xuất khẩu dệt may có thể giảm 20% do ảnh hưởng bởi COVID-19
Tập đoàn Dệt may Việt Nam dự báo quý 2 sẽ là giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19, sau đó giảm dần từ quý 3 và sớm nhất có thể trở lại giao dịch bình thường vào quý 4.
Ngành dệt may chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành dệt may của Việt Nam trong quý đầu năm. Không chỉ đơn hàng sụt giảm mà hệ lụy kéo theo là doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, từ đó kéo giảm hiệu quả kinh doanh.
Thương hiệu càng cao tỷ lệ cắt giảm càng lớn
Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex) cho biết xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý 1/2020 đạt 8,4 tỷ USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ 2019. Riêng tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã chứng kiến mức sụt giảm 7,42%.
[Vinatex: Gói hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp vượt khó trước dịch COVID-19]
Lo ngại hơn, dịch bệnh nếu kéo dài sẽ kéo theo khó khăn của ngành trong nhiều tháng tới, trong đó Vinatex dự kiến quý 2 sẽ là giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, sau đó giảm dần từ quý 3 và sớm nhất có thể trở lại giao dịch bình thường vào quý 4.
Thông tin thêm, theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện tại tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu và Mỹ dù đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng nhất, song các nước này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, các cửa hàng bán lẻ chưa được mở cửa cho đến đầu tháng 5, dẫn đến các đơn hàng tiếp tục bị hoãn, trong khi đơn hàng mới giảm mạnh, gần như không có.
“Những đơn hàng bị hoãn phần lớn là cho dịp Xuân-Hè, đúng thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, dự kiến hết dịch thì thời tiết đã sang Thu nên khả năng cao đơn hàng dừng hoãn sẽ trở thành hủy, thời gian hoãn hợp đồng cũng cũng kéo dài lên đến 3-6 tháng,” ông Hiếu nói.
Theo khảo sát mới nhất của Liên minh các nhà sản xuất dệt may quốc tế, các đơn hàng dệt may trên thế giới ước tính doanh số năm 2020 có thể giảm 29% so với trung bình của năm trước.
Video đang HOT
Đáng lưu ý, chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu bị gián đoạn dẫn đến doanh nghiệp không thể tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, chi phí gia tăng.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến, đánh giá do tình hình dịch bệnh còn diễn biến khó lường, các đối tác nhập khẩu tại các nước như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản…đã giảm lượng lớn các đơn hàng.
Đặc biệt tại 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản (chiếm khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may) do dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, nhiều chỉ tiêu tài chính được dự báo sẽ không được khả quan. Đơn cử, tổng doanh thu đặt ra cho năm nay chỉ đạt 6.300 tỷ đồng (bằng 70% so với thực hiện năm 2019), còn lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng, bằng 39% so với năm 2019.
- Kim ngạch xuất khẩu dệt may quý 1 giai đoạn 2018-2020:
Đánh giá của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy gần như 100% các đơn vị trong tập đoàn đã thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5 với tỷ lệ từ 30-70% công suất cũng như phụ thuộc đang làm cho khách hàng nào. Đặc biệt, thương hiệu càng cao tỷ lệ cắt giảm càng lớn.
“Với tình hình này, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 thấp hơn năm 2019 khoảng 20%, doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ hoạt động cả năm chỉ ở mức 70-75% công suất với giả thiết sản xuất bình thường từ tháng 6, áp lực thiếu hụt đơn hàng quy về tương ứng 2-3 tháng sản xuất,” đại diện Vinatex thông tin thêm.
Chuyển hướng bù đắp phần thiếu hụt
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vì vậy để giảm bớt những tác động xấu từ các thị trường lớn thì việc linh hoạt trong các phương án sản xuất kinh doanh là giải pháp và hướng đi hiệu quả nhất.
Nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy một số cơ hội ở các thị trường ngách như khẩu trang, quần áo bảo hộ chuyên dụng, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu phục vụ xuất khẩu đi thị trường quốc tế.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, cho biết do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên trong tháng 4/2020, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, việc may khẩu trang hy vọng sẽ bù đắp phần nào.
Vì thế, song song với may khẩu trang vải, May 10 đã quyết định sản xuất khẩu trang y tế và hiện đã nhập máy sản xuất về để lắp đặt.
Hiện có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu May 10 trong năm 2020). Mặt khác, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Còn theo ông Trần Việt, Tổng Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Xuân, do sở hữu chuỗi sản xuất khép kín, tự sản xuất được vải nguyên liệu (vải kháng khuẩn đang xuất sang Nhật Bản), nên công ty chớp cơ hội tăng doanh số từ việc may khẩu trang và tăng sản lượng vải cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành để cùng sản xuất mặt hàng này.
Sản xuất các đơn hàng dệt may phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Tính đến giữa tháng 4/2020, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam là gần 416 triệu chiếc, trị giá hơn 63 triệu USD.
Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã cung ứng ra thị trường trong nước khoảng 80 triệu chiếc khẩu trang và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước. Việc sản xuất khẩu trang hiện tại đang giúp Tập đoàn giải quyết việc làm cho 20% số lao động bị thiếu việc.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp dệt may đang tìm kiếm giải pháp mới nhằm đẩy nhanh năng suất lao động, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp lại nhân sự cũng như mô hình quản lý, tổ chức sản xuất, cải tiến tiền lương, đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ sản xuất mới…
“Với tinh thần giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, chứ không sa thải lao động, tận dụng thời gian để sáng tạo, tái cấu trúc, tiết kiệm chi phí, thay đổi phương thức làm việc hiệu quả hơn, chúng tôi đã chuẩn bị hành trang để sẵn sàng bắt tay vào lao động sản xuất ngay khi tan dịch,” Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường nhấn mạnh./.
Năm 2019 xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng 7,22% so với 2018. Trong số đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 38,97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là EU đạt 4,4 tỷ USD tăng 2,23%, chiếm 11,28%…
Ngành dệt may ước tính thiệt hại lên đến 3.000 tỷ/tháng trước dịch COVID-19, Vinatex kiến nghị được xuất khẩu khẩu trang, hoãn tiền thuê đất, cho vay trả lương...
Tập đoàn đưa ra giả thiết, nêu dich COVID-19 kêt thuc cuôi thang 5, va kinh tê phuc hôi tư thang 6/2020 thi ươc tinh Nganh DMVN thiêt hai 11.000 ty đông, va Tâp đoan sẽ thiêt hai khoang 1.000 ty đông.
Trươc tinh hinh an ninh đơi sông, kinh tê toan câu anh hương nghiêm trong do đai dich Covid-19, va trưc tiêp anh hương tơi sư sông con cua cac doanh nghiêp trong nganh Dêt May Viêt Nam, ngay 25/3/2020, Tâp đoan Dêt May Viêt Nam (Vinatex) đa tô chưc cuôc hop trưc tuyên 22 đơn vị trong yêu va cơ quan điêu hanh Tâp đoan đê xem xet, nhân đinh tinh hinh khân câp va đê ra giai phap.
Trong thơi gian tư trung tuân thang 3/2020 liên tiêp co nhưng đơn hang bi huy, dưng, tam ngưng, dân đên tinh trang hâu hêt cac đơn vi thiêu viêc lam trong thang 4 và tháng 5/2020. Thương hiêu cang cao thi ty lê căt giam hang cang lơn, va chưa co tin hiêu nao vê thơi gian phuc hôi. Dư đoan tinh hinh thi trương nôi đia cung se sut giam khi kinh tê tăng châm. Trong khi đo, Trung Quôc đa hoat đông trơ lai, va câu thi trương thâp se dân tơi môt đơt giam gia manh toan câu, dư kiên gia giam trên 20%.
Tinh hinh nay dân đên ap lưc lơn lên các doanh nghiệp ngành DMVN ca vê tai chinh và lao đông. Nêu không co sư điêu chinh vê chinh sach, kha năng nhiêu DN se mât kha năng thanh khoan vao cuôi thang 4/2020. Lao đông thiêu viêc lam tư 30% tơi 50% trong thang 4 và tháng 5/2020. Thiêt hai ươc tinh vơi Nganh DMVN lên tơi trên 5 ngan ty đông nêu 30% công nhân thiêu viêc lam trong thang 4/2020 va 50% công nhân thiêu viêc lam trong thang 5/2020 (riêng Vê Tâp đoan DMVN ươc tinh thiêt hai 403 ty đông); va nêu tinh hinh keo dai thêm thi môi thang nganh se thiêt hai tơi 3.000 ty đông.
Bên canh đo, Nganh DMVN nhâp khâu khoang 1,5 ty USD nguyên liêu/thang (Tâp đoan DMVN nhâp khoảng 120 triệu USD nguyên liêu/thang), nêu giả thiết khach huy 20% đơn hang thi se nganh co 300 triêu USD vât tư đã nhâp vê nhưng không đươc sư dung (Tâp đoan la 24 triêu USD), tiêm ân thanh hang tôn kho kho luân chuyên. Ươc đên hêt năm 2020, sô hang tôn kho trong hai thang 4 và tháng 5/2020 cua toan Nganh se mât 50% gia tri, tương ứng khoang 300 triêu USD (Tâp đoan mât khoảng 24 triêu USD).
Tập đoàn đưa ra giả thiết, nêu dich COVID-19 kêt thuc cuôi thang 5, va kinh tê phuc hôi tư thang 6/2020 thi ươc tinh Nganh DMVN thiêt hai 11.000 ty đông, va Tâp đoan sẽ thiêt hai khoang 1.000 ty đông.
Trong cuôc hop trưc tuyên, cac giai phap trong tâm ma Tâp đoan DMVN đăt ra cho 22 đơn vị trọng yếu gôm: Tân dung cơ hôi tim kiêm đơn hang xuât khâu san phâm phong dich như khâu trang, quân ao y tê dung vai khang khuân, quân ao dung môt lân tư vai không dêt; Ap dung chê đô lam viêc linh hoat, giam giơ lam xuông con khoang 32h-40h/tuân, lam việc luân phiên, trên cơ sơ thao luân thông nhât vơi người lao động (NLĐ). Tâp trung tuyên truyên cho NLĐ vê kho khăn bât kha khang, cung chia se vơi DN đê vươt kho; Tiêt giam chi phi, hoan đâu tư, giam lương khôi gian tiêp tương ưng vơi công nhân trưc tiêp; Xin miên, hoan đong BHXH, BH thât nghiêp, phi công đoan...
Vê câp Tâp đoan cân kiên nghi vơi Quôc hôi, Chinh phu va cac Bô, Nganh trong thang 3/2020 cho phep đươc xuât khâu khâu trang, trang phuc phong dich; Miên, giam, hoan cac loai bao hiêm, thuê, tiên thuê đât, chinh sach sư dung quy BH thât nghiêp hô trơ NLĐ thiêu viêc lam; Cac ngân hang nha nươc, ngân hang thương mai cho ân han cac khoan phai tra dai han đên han năm 2020, keo dai thơi gian khoan nơ ngăn han lên 11 thang, không giam han mưc, không chuyên loai nơ, cho vay tra lương cho đôi tương bi thiêu viêc; Lam đâu môi tiêp nhân đơn hang tư Chinh phu Viêt Nam va cac nươc vê san phâm phong dich, tô chưc phân phôi cho cac đơn vi co nhu câu may; Quan ly, điêu phôi tôi đa công suât vai khang khuân dêt kim cua 5 công ty (Dêt Kim Đông Xuân, Dệt Kim Hanosimex, Dệt May Nha Trang, Dệt May Huê, Dêt Kim Đông Phương); vai dêt thoi khang nươc, khang khuân cua Dêt Kim Đông Phương, Đầu tư Phát triển Vinatex và Viêt Thăng; Thưc hiên cac thu tuc đăng ky hơp chuân san phâm y tê bao gôm ca trang phuc y tê.
Tai cuôc hop, Ban Lanh đao Tâp đoan cung đa phân công nhiêm vu cu thê cho Ngươi Đai diên vôn Tập đoàn tại 22 đơn vị trọng yếu va thanh lâp 5 nhom công tac đê nhanh chong triên khai cac giai phap đươc Tâp đoan đưa ra, vơi tinh thân tâp trung cao, xư ly quyêt liêt, đông viên va thông tin kip thơi cho đôi ngu CBCNV đam bao giư ôn đinh Tâp đoan trong thơi điêm vô cung kho khăn, chưa tưng co tiên lê nay.
Bảo An
Khởi động lại nền kinh tế Sau gần ba tháng kiên trì áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt được thắng lợi bước đầu để chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi, căn cơ hơn. ó là từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tìm cách sống chung an toàn với dịch bệnh và khôi phục...